Violympic Vật lý 7

Linh Ánh

Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế? Viết công thức cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp và trong đoạn mạch song song?

︵✰Ah
8 tháng 6 2020 lúc 21:32

Mỗi một học sinh làm thí nghiệm sẽ thu được một bảng số liệu khác nhau. Dưới đây là bảng số liệu để các em tham khảo:

Kết quả thí nghiệm cho thấy khi tăng (hoặc giảm) hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.

=> Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.

Công thức tính cường độ dòng điện của dòng điện không đổi

I = q / t (A)

I là cường độ dòng điện không đổi (A) q là điện lượng dịch chuyển qua tiết diện phẳng vật dẫn ( C) t thời gian điện lượng chuyển qua tiết diện phẳng vật dẫn (s) Công thức tính cường độ dòng điện hiệu dụng:

I=\frac{Io}{\sqrt{2}}

Trong đó:

I là cường độ dòng điện hiệu dụng I0 là cường độ dòng điện cực đại Công thức tính cường độ dòng điện theo định luật ôm

I = U / R

Trong đó:

I: Cường độ dòng điện (đơn vị A)

U: Hiệu điện thế (đơn vị V)

R: Điện trở (đơn vị Ω)

Cường độ dòng điện trong đoạn mạch theo định luật ôm

Nối tiếp: I = I1 = I2 = … = In

Song song: I = I1 + I2 + … + In

Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ ( U=0, I=0)

Cường độ dòng điện

Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần

Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây đẫn đó.




Các câu hỏi tương tự
Shinichi love Ran
Xem chi tiết
Mai Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Rein Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Khánh Ngọc
Xem chi tiết
hello hello
Xem chi tiết
nguyễn triệu minh
Xem chi tiết
HEV_Asmobile
Xem chi tiết
Phin Nguyễn
Xem chi tiết
-.-Nha Đầu Ngốc -.-
Xem chi tiết