Bài 4. Trung Quốc thời phong kiến

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đỗ Minh Anh

sự phát triển của trung quốc ở thời phong kiến như thế nào?

giúp mình nha đang cần gấp.

Cầm Đức Anh
30 tháng 8 2017 lúc 16:22

Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường :

Những biểu hiện sự phát triển thịnh vượng của nhà Đường về : tổ chức nhà nước, kinh tế, đối ngoại. Đồng thời, giải thích được vì sao đến thời Đường, xã hội Trung Quốc phát triển thịnh vượng (đất nước thống nhất, chính quyền vững mạnh, là cơ sở để đẩy mạnh phát triển kinh tế,...).

mình làm thế này đc chưa

Phạm Thị Thạch Thảo
30 tháng 8 2017 lúc 17:34

Biểu hiện sự thịnh trị của chế độ phong kiến thời Đường cần xét theo nhiều phương diện.

-Trước tiên về chính sách của vua Đường:

+Chế độ quân điền: đem ruộng đất bỏ hoang, ruộng đất công chia cho dân đinh, họ có trách nhiệm cày cấy trên mảnh ruộng đó và nộp tô thuế cho nhà nước

+Thi hành chính sách xâm lược mở rộng lãnh thổ


-Về tổ chức nhà nước:

+Bỏ chức Tể tướng, thay vào đó là các chức Thượng thư đứng đầu 6 bộ (Lại, Lễ, Binh, Hình, Công, Hộ), nhằm hạn chế quyền lực tập trung vào một người
+Tập trung mọi quyền lực vào tay vua, vua trực tiếp chỉ huy quân đội nhà nước


- Về Kinh tế- Văn hóa- Xã hội

+Nhờ những chính sách Quân điền, xâm lược mà đất đai TQ được mở rộng, không có ruộng đất bị bỏ hoang, kinh tế phát triển đa dạng ngành nghề.

+Thời gian này, Nho giáo và Phật giáo song song phát triển.

+Văn học phát triển rực rỡ, đặc biệt là thơ Đường với các nhà thơ nổi tiếng (Lí Bạch, Bạch Cư Dị,...) và tiểu thuyết chương hồi (với tác phẩm tiêu biểu: Tây Du Kí - Ngô Thừa Ân; Hồng lâu mộng; Tam quốc diễn nghĩa...)

Cầm Đức Anh
30 tháng 8 2017 lúc 16:15

Thời nhà Đường là thời kỳ hoàng kim của văn học và nghệ thuật Trung Quốc (xem thêm Nghệ thuật thời Đường). Hệ thống chính quyền được duy trì nhờ giai cấp trí thức Nho học, được chọn lựa thông qua các hệ thống khoa cử đã được hoàn thiện hơn dưới thời nhà Đường. Các thủ tục mang tính cạnh tranh này đã được thiết lập nhằm lựa chọn những người có tài năng nhất để phục vụ cho chính quyền. Nhưng có lẽ mối quan tâm lớn nhất của các vị vua nhà Đường là sự phụ thuộc của đế chế vào các gia đình quý tộc có quyền lực cũng như các lãnh chúa có thể để lại những hậu quả gây mất ổn định, do vậy họ đã tạo ra một hệ thống quan lại không có lãnh thổ tự trị cũng như không có các cơ sở quyền lực quân sự. Các quan chức này thông thường là có quan hệ họ hàng thân thích với hoàng tộc. Từ thời nhà Đường cho đến tận thời gian gần đây của nhà Thanh năm 1911, các quan chức hoạt động như là tầng lớp trung gian giữa người dân thường và chính quyền nhà nước.

Cầm Đức Anh
30 tháng 8 2017 lúc 16:16

Cuối triều Hán, Trung Quốc lại rơi vào tình trạng rối loạn. Nông dân nổi dậy chống chính quyền phong kiến, còn bọn quý tộc quan lại thì chia sẻ đất nước thành nhiều quốc gia nhỏ, hỗn chiến liên miên. Cuối thế kỉ VI, Trung Quốc thống nhất trở lại dưới triều nhà Tuỳ (581 – 618). Sau đó Lý Uyên cướp ngôi nhà Tuỳ, lập ra nhà Đường (năm 618 – 907).
Nhà Đường tiếp tục tăng cường bộ máy cai trị, Hoàng đế có uy quyền vô biên. Cùng với việc củng cố bộ máy triều đình, các hoàng đế nhà Đường đã thi hành hai việc đáng chú ý: một là cử người thân tín cai quản các địa phương, đặc biệt là cử những người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ, cai trị các vùng biên cương (đây là chức quan chỉ huy, cai quản cả dân sự và quân sự); hai là đặt các khoa thi để tuyển chọn người làm quan. Không phải chỉ có dòng dõi quý tộc, mà con em địa chủ, nếu học giỏi có tài, thi đỗ cũng có thể ra làm quan, được phong tước vị. Như thế, chế độ phong kiến đã tạo điều kiện cho các tầng lớp phong kiến được tham gia bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương. Chính quyền phong kiến đến thời Đường đã được tăng cường nhằm nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.
Với sức mạnh và quyền lực to lớn của mình, các vua nhà Đường tiếp tục đi xâm chiếm đất đai. Nhà Đường đã đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông ở phía bắc, chinh phục Tây Vực ở phía tây (nay là Tân Cương), xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ thống trị ở “An Nam” (lãnh thổ nước ta thời ấy), ép nước Tây Tạng phải thần phục. Trải qua các thời Tần, Hán, nhất là thời Đường, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.
Sự phát triển đỉnh cao của chế độ phông kiến Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện:
*Về kinh tế:
Thời nhà Đường, nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện:
- Về nông nghiệp: Thực hiện chích sách quân điền, với nội dung:
+ Nhà nước đem ruộng đất của mình trực tiếp quản lí chia cho nông dân cày cây
+ Các quan lại tùy theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đát làm bổng lộc
+ Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước. Ruộng trồng dâu đước cha truyền con nối
- Về thủ công nghiệp: Các nghề dệt, in gốm, sứ phát triển. Phường hội xuất hiện
- Về ngoại thương được mở rộng: “Con đường tơ lụa” hình thành.
*Về chính trị
- Sự hoàn thiện bộ máy từ trung ương đến địa phương
+ Cử người thân tín cai quản các địa phương, cử người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương.
+ Đặt các khoa thi để tuyển chon người làm quan
+ Nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.
- Dưới thời Đường tiếp tực chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc mở rộng

ko biết đúng hay sai đâu đấy

Phạm Phú Hoàng Long
6 tháng 10 2017 lúc 20:35

?????

vũ tiến đạt
24 tháng 10 2019 lúc 15:51

* Về chính trị:

- Từ thời cổ đại, trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc.

- Giữa các nước này thường xuyên xảy ra các cuộc chiến tranh xâu xé thôn tính lẫn nhau, làm thành cục diện Xuân Thu - Chiến Quốc.

- Đầu thế kỉ IV TCN, Tần trở thành nước có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh hơn cả.

- Năm 221 TCN, Tần thống nhất Trung Quốc.

* Về kinh tế: Công cụ bằng sắt được sử dụng làm cho nông nghiệp và thủ công nghiệp có điều kiện phát triển mạnh. Xuất hiện của cải dư thừa.

* Về xã hội:

- Dưới thời Tần các giai cấp mới được hình thành:

+ Quan lại là người có nhiều ruộng đất tư trở thành địa chủ.

+ Nông dân cũng bị phân hóa: Một bộ phận giàu có trở thành địa chủ. Nông dân giữ được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh. Số còn lại là nông dân công xã rất nghèo, nhận ruộng đất để cày cấy gọi là nông dân lĩnh canh.

- Nông dân nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy và nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là tô ruộng đất. Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đã thay thế cho quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.

=> Chế độ phong kiến được xác lập.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Đào Ngọc Thư
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Nguyen  thuy kieu
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
Friend
Xem chi tiết
Gấu Bông Xanh
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
nguyenviethung
Xem chi tiết
Trương Hoàng Châu Linh
Xem chi tiết