Sự kết hợp giữa Hóa học và Lịch sử <3
HÓA HỌC VÀ CUỘC SỐNG
Võ Tắc Thiên – nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa được các sử gia nhận xét là một người tài giỏi trong việc trị quốc nhưng cũng vô cùng khét tiếng về sự độc ác của mình.
Trước khi trở thành hoàng đế, Võ Tắc Thiên vốn là phi tần của Đường Cao Tông, có tước vị Võ chiêu nghi. Lúc này Đường Cao Tông đã có chính thất là Vương hoàng hậu. Khi nghe tin Võ chiêu nghi hạ sinh An Định công chúa, Vương hoàng hậu có ý tốt đến thăm, khi đến tẩm điện của Võ Tắc Thiên thì thấy công chúa đang nằm trong nôi nhưng kì lạ là trong tẩm điện không có một ai. Vương hoàng hậu bế công chúa lên thì phát hiện công chúa đã tắt thở, đúng lúc Đường Cao Tông đi vào tẩm điện thì thấy công chúa đã chết trên tay Vương hoàng hậu. Cho rằng hoàng hậu vì thù oán Võ Tắc Thiên đã giết công chúa, ông nổi giận đùng đùng lập tức tống giam Vương hoàng hậu, không lâu sau đó thì phế truất bà, lập Võ Tắc Thiên lên làm Hoàng hậu mới. Nhiều người cho rằng chính Võ Tắc Thiên tự tay bóp chết con gái mình rồi giá hóa họa cho Vương hoàng hậu.
Thật ra đó chỉ là câu chuyện được lưu truyền trong dân gian Trung Hoa nhiều năm. Gần đây các nhà sử học lại chỉ ra rằng có lẽ An Định công chúa chết vì lúc đó trong tẩm điện do đốt than để sưởi ấm vào mùa đông, cộng thêm việc đóng kín cửa làm cho hỗn hợp khí sinh ra có một khí X (không màu, rất độc), An Định công chúa hít vào bị ngạt thở rồi chết. Võ Tắc Thiên chỉ nhân cơ hội này để vu oan cho Vương hoàng hậu. Thực hư thế nào, có lẽ chỉ đến khi các nhà khoa học chế tạo được “cỗ máy thời gian” thì mới chắc chắn được.
1. Viết công thức hóa học và gọi tên X.
2. Viết các phương trình hóa học để giải thích sự tạo thành khí X.
3. Tại sao khí X lại gây ngộ độc với người?
4. Mặc dù là một khí độc nhưng trong cuộc sống hiện đại, người ta lại sử dụng X làm nhiên liệu và trong cả công nghiệp luyện kim. Hãy viết các phương trình hóa học minh họa cho những ứng dụng đó của khí X.
*buồn cho câu trả lời đầu*
1. Trong than củi thì có thành phần chính là cacbon, cacbon với hơi nước trong không khí tạo ra khí cacbon monoxit:
\(C+H_2O\underrightarrow{t^o}CO+H_2\)
2. Trong phòng thí nghiệm:
\(HCOOH\xrightarrow[H_2SO_4đ,n]{t^o}CO+H_2O\)
Trong công nghiệp:
\(C+H_2O\underrightarrow{t^o}CO+H_2\)
\(CO_2+C\underrightarrow{t^o}2CO\)
3. Cacbon monoxit có tính liên kết với Hêmôglôbin (Hb) trong hồng cầu mạnh hơn rất rất nhiều so với oxi nên khi đã hít phải khí CO vào phổi, chúng sẽ gắn chặt với Hb tạo thành HbCO và khiến cho máu không thể vận chuyện oxi đến các tế bào. Ngoài ra, CO còn có khả năng gây tổn thương tim do gắn chặt với myôglôbin trong cơ tim.
4. Cacbon monoxit là một chất khử mạnh. Cacbon monoxit đẩy oxy ra khỏi oxit kim loại khiến chúng thành kim loại tinh khiết ở nhiệt độ cao, tạo thành cacbon điôxit.
Ví dụ: \(CO+3Fe_2O_3\underrightarrow{t^o}CO_2+2Fe_3O_4\)
1. Trong than tổ ong thường có lưu huỳnh. Lưu huỳnh tác dụng với oxi trong không khí ở nhiệt độ cao tạo ra khí sunfurơ.
\(S+O_2\underrightarrow{t^o}SO_2\)
2. Trong phòng thí nghiệm:
\(Na_2SO_3+H_2SO_4\rightarrow Na_2SO_4+H_2O+SO_2\uparrow\)
Trong công nghiệp:
\(S+O_2\underrightarrow{t^o}SO_2\)
\(4FeS_2+11O_2\underrightarrow{t^o}2Fe_2O_3+8SO_2\)
3. Khí \(SO_2\) là một trong những nguyên nhân chính gây nên mưa axit, gây ăn mòn các công trình, phá hoại cây cối, biến đất đai thành hoang mạc nên nó có khả năng gây độc cho con người một cách dễ dàng.
4. Dùng để điều chế axit sunfuric:
\(2SO_2+O_2\xrightarrow[V_2O_5]{t^o}2SO_3\)
\(SO_3+H_2O\underrightarrow{t^o}H_2SO_4\)