Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Mikun Tham Tu

su giong ngau va khac nhau giua quyen khieu nai vaquyen to cao? giup minh voi.

Mai Thu Hằng
4 tháng 3 2017 lúc 19:49

Trả lời:
1. Khái niệm KN:
Khiếu nại được hiểu là: “việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật khiếu nại, tố cáo quy định đề nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.(Khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo).
2. Khái niệm Tố Cáo:
“là việc công dân theo thủ tục do Luật khiếu nại, tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.(Khoản 2, Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo).
3. Giống nhau:
Quyền khiếu nại và quyền tố cáo là những quyền chính trị cơ bản của công dân, là phương tiện bảo đảm cho việc thực hiện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội. Đồng thời đó cũng là nguồn thông tin quan trọng về tình trạng pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước, nó góp phần củng cố mối liên hệ giữa nhà nước và công dân.
4. Khác nhau:
- Trước hết, về chủ thể: chủ thể của hành vi khiếu nại phải là người bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Trong khi đó, chủ thể của hành vi tố cáo chỉ có thể là cá nhân, tức là chỉ bao gồm công dân và người nước ngoài. Cá nhân thực hiện hành vi tố cáo có thể chịu tác động trực tiếp hoặc không chịu tác động của hành vi vi phạm pháp luật. Bởi vậy, khi tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo thì pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của chủ thể khiếu nại, tố cáo cũng khác nhau. Nếu chủ thể khiếu nại thực hiện không đúng pháp luật quyền khiếu nại của mình thì họ sẽ mất cơ hội được yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Còn nếu chủ thể tố cáo thực hiện quyền của mình không đúng quy định của pháp luật như tố cáo nặc danh, mạo danh thì tố cáo của họ không được giải quyết.

- Thứ hai, về đối tượng: Trong khi đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống, những quyết định và hành vi này phải có tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Thì đối tượng của tố cáo rộng hơn rất nhiều, công dân có quyền tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Có nghĩa là hành vi vi phạm pháp luật là đối tượng của tố cáo có thể tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo có thể không. Chính sự khác nhau này đã dẫn đến sự khác nhau về thẩm quyền, thủ tục giải quyết, về quyền và nghĩa vụ của chủ thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo…Cụ thể:

+ Về thẩm quyền

+ Về trình tự giải quyết.

- Thứ ba, về mục đích: Nếu như mục đích của khiếu nại là nhằm bảo vệ và khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hoặc người có thẩm quyền. Thì mục đích của tố cáo không chỉ dừng ở việc bảo vệ và khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo mà cao hơn thế nữa là nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước.

Khánh Hà
7 tháng 3 2017 lúc 20:31

* Giống nhau:

- Đều là quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong hiến pháp , thể hiện bản chất của dân , do dân , vì dân của nhà nước ta .

- Quyền khiếu nại và tố cáo tạo cơ sở pháp lý đấu tranh chống mọi hành vi vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích cho bản thân mình và lợi ích chung cho toàn xã hội .

- Thông qua quyền khiếu nại và quyền tô cáo , công dân có thể góp phần dám sát các hoạt động của cán bộ , cơ quan nhà nước , góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước , phục vụ tốt hơn lợi ích của nhân dân.

* Khác nhau :

Đặc điểm phân biệt Quyền khiếu nại Quyền tố cáo

Người thực hiện

( ai có quyền thực hiện )

Công dân , cơ quan , tổ chức có quyền và lợi ích liên quan ( Nếu là công dân thì phải đủ 18 tuổi , nếu chưa đủ 18 tuổi thì phải có người đại diện ). Tất cả mọi công dân.
Đối tượng Các quyết định hành chính hoặc việc làm hành chính. Các việc làm vi phạm pháp luật.

Cơ sở

( Vì sao lại khiếu nại , tố các ?)

Gây thiệt hại cho bản thân , cơ quan tổ chức. Gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích nhà nước , tập thể hoặc công dân .
Mục đích Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm . Bảo vệ, ngăn chặn mọi sự xâm phạm đến lợi ích của nhà nước , tập thể , công dân .


Các câu hỏi tương tự
Mikun Tham Tu
Xem chi tiết
Trần Thị Phương Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Lê Phương Huệ
Xem chi tiết
Phuong Thao Nguyen Thi
Xem chi tiết
Lí hong phúc
Xem chi tiết
Lí hong phúc
Xem chi tiết
Hươngg Trịnh
Xem chi tiết
Quách Trần Gia Lạc
Xem chi tiết