Soạn văn lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phan Thị Minh Quý

Sự đối lập gợi cho người đọc cảm xúc gì về nhân vật ông đồ và tâm tư của nhà thơ?

Bùi Thị Thu Hồng
16 tháng 1 2018 lúc 21:26

- Hai khổ thơ đầu là hình ảnh ông đồ thời Hán học hưng thịnh. Thời Hán học còn hưng thịnh là thời vàng son của chữ nho, thời đắc ý của ông đồ. Mỗi khi hoa đào nở, báo hiệu Tết đến, xuân về, người ta lại thấy trên hè phô ông đồ ngồi cùng mực tàu, giấy dỏ viết chữ, viết câu đối đỏ cho những người xin chữ, mua câu đối về treo Tết. Xin chữ, chơi câu đối Tết là thú vui tao nhã của nhiều người. Đây là nét sinh hoạt văn hóa của người Việt từ ngàn xưa. Màu đỏ của giấy hòa vào màu đỏ của hoa đào nở. Hình ảnh ông đồ viết chữ nho bên hè phố như góp thêm vào nhịp sống đông vui, náo nức của phố phường, vào không khí tưng bừng, rộn rã của ngày xuân : Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua Thời ấy, ông đồ rất “đắt hàng” (Bao nhiêu người thuê viết), ông đồ được xã hội kính trọng, chữ nho được tôn vinh, coi trọng. Nhiều người xúm quanh ông thuê viết, xin chữ, mua câu đối, tấm tắc khen ông tài hoa, khen chữ ông đẹp (Như phượng múa rồng bay). Ông đồ là tâm điểm của sự chú ý, chữ nho là đối tượng ngưỡng mộ của mọi người: Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng hay” - Hai khổ thơ 3 và 4 là hình ảnh ông đồ thời Hán học suy tàn. Vẫn là ông đồ với mực tàu, giấy đỏ ngồi bên hè phố ngày Tết, nhưng tất cả đã khác xưa. Một cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương : Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay dâu ? Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu... Thời Tây học đang dần thay thế cho thời Hán học. Chữ nho nhường chỗ cho chữ Pháp, chữ quốc ngữ. Người thuê viết chữ nho mỗi năm mỗi vắng, giấy đỏ, mực tàu không được ông đồ dùng đến vì thế mà trở nên vô duyên, bẽ bàng phơi trên hè phố. Phép nhân hóa đã làm cho câu thơ trở nên sinh động, có hồn : “Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu”. Giấy đỏ bày mãi ra không dùng đến cũng phai màu dần. Mực đă mài trong nghiên không được ông đồ đụng tới nên cũng khô dần. Nỗi sầu buồn của những vật vô tri chính là tâm trạng ảm đạm, buồn bã của ông dồ thời nho học lụi tàn. Ông đồ vẫn ngồi đấy như xưa nhưng không còn ai chú ý đến ông nữa. Ông đồ hị mọi người bỏ rơi, lạc lõng, lẻ loi giữa phố phường đông đúc : Ông đồ vẫn ngồi dấy, Qua đường không ai hay, Hai câu thơ tả cảnh mà ngụ tình. Lá vàng rơi gợi nên sự buồn bã, tàn tạ. Cảnh giấy đỏ cứ phơi ra đấy hứng lá vàng rơi càng thêm ảm đạm. Ngoài trời mưa bụi ẩm ướt, nào nề : Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời mưa hụi hay. Rõ ràng đó là những câu thơ biểu cảm, diễn tả tâm trạng sự xót xa, sầu não của ông đồ.

Đạt Trần
18 tháng 1 2018 lúc 21:44

- Hai khổ thơ đầu là hình ảnh ông đồ thời Hán học hưng thịnh. Thời Hán học còn hưng thịnh là thời vàng son của chữ nho, thời đắc ý của ông đồ. Mỗi khi hoa đào nở, báo hiệu Tết đến, xuân về, người ta lại thấy trên hè phô ông đồ ngồi cùng mực tàu, giấy dỏ viết chữ, viết câu đối đỏ cho những người xin chữ, mua câu đối về treo Tết. Xin chữ, chơi câu đối Tết là thú vui tao nhã của nhiều người. Đây là nét sinh hoạt văn hóa của người Việt từ ngàn xưa. Màu đỏ của giấy hòa vào màu đỏ của hoa đào nở. Hình ảnh ông đồ viết chữ nho bên hè phố như góp thêm vào nhịp sống đông vui, náo nức của phố phường, vào không khí tưng bừng, rộn rã của ngày xuân : Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua Thời ấy, ông đồ rất “đắt hàng” (Bao nhiêu người thuê viết), ông đồ được xã hội kính trọng, chữ nho được tôn vinh, coi trọng. Nhiều người xúm quanh ông thuê viết, xin chữ, mua câu đối, tấm tắc khen ông tài hoa, khen chữ ông đẹp (Như phượng múa rồng bay). Ông đồ là tâm điểm của sự chú ý, chữ nho là đối tượng ngưỡng mộ của mọi người: Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng hay” - Hai khổ thơ 3 và 4 là hình ảnh ông đồ thời Hán học suy tàn. Vẫn là ông đồ với mực tàu, giấy đỏ ngồi bên hè phố ngày Tết, nhưng tất cả đã khác xưa. Một cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương : Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay dâu ? Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu... Thời Tây học đang dần thay thế cho thời Hán học. Chữ nho nhường chỗ cho chữ Pháp, chữ quốc ngữ. Người thuê viết chữ nho mỗi năm mỗi vắng, giấy đỏ, mực tàu không được ông đồ dùng đến vì thế mà trở nên vô duyên, bẽ bàng phơi trên hè phố. Phép nhân hóa đã làm cho câu thơ trở nên sinh động, có hồn : “Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu”. Giấy đỏ bày mãi ra không dùng đến cũng phai màu dần. Mực đă mài trong nghiên không được ông đồ đụng tới nên cũng khô dần. Nỗi sầu buồn của những vật vô tri chính là tâm trạng ảm đạm, buồn bã của ông dồ thời nho học lụi tàn. Ông đồ vẫn ngồi đấy như xưa nhưng không còn ai chú ý đến ông nữa. Ông đồ hị mọi người bỏ rơi, lạc lõng, lẻ loi giữa phố phường đông đúc : Ông đồ vẫn ngồi dấy, Qua đường không ai hay, Hai câu thơ tả cảnh mà ngụ tình. Lá vàng rơi gợi nên sự buồn bã, tàn tạ. Cảnh giấy đỏ cứ phơi ra đấy hứng lá vàng rơi càng thêm ảm đạm. Ngoài trời mưa bụi ẩm ướt, nào nề : Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời mưa hụi hay. Rõ ràng đó là những câu thơ biểu cảm, diễn tả tâm trạng sự xót xa, sầu não của ông đồ.

Bài viết : http://loptruong.com/soan-bai-ong-do-36-2199.html

Đạt Trần
18 tháng 1 2018 lúc 21:45

,Hình ảnh ông đồ viết chữ nho ngày tết là một hình ảnh đẹp. Đấy là cái thời đắc ý của ông.
Ông xuất hiện cùng hoa đào, với mực tàu giấy đỏ. Ông đem lại niềm vui cho mọi người khi viết câu đối tết. Bao nhiêu người nhờ đến ông. Bao nhiêu người tấm tắc khen ngợi ông. Ông viết câu đối mà như người biểu diễn thư pháp :
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
Khổ thơ thứ ba và thứ tư vẫn diễn tả không gian ấy, thời gian ấy. Song là một không khí khác. Nhưng mỗi năm mỗi vắng. Không phải là vắng ngắt ngay lập tức, mà theo thời gian. Người cần đến ông cứ giảm dần. Và bây giờ thì hầu như không thấy họ : Người thuê viết nay đâu ? Giấy cũng buồn vì cảnh này, mực cũng sầu vì không được dùng vào việc viết. Ông đồ vẫn có mặt, nhưng người ta đã không nhận ra ông. Người ta chẳng còn chú ý đến ông nữa. Bởi thế mà ông như nhoà lẫn trong lá vàng và mưa bụi. Sự khác nhau của hai hình ảnh ông đồ chủ yếu ở vị trí của ông với công chúng. Trước ông ở trung tâm của sự chú ý. Nay ông ra ngoài rìa của sự chú ý, gần như bị lãng quên.
Sự khác nhau này gợi cho người đọc cảm xúc thương cảm cho ông đồ, ông đang bị gạt ra rìa cuộc sống, ông đang bị lãng quên cùng với những gì gắn với chữ Hán, với tâm lí chuộng thú chơi câu đối một thời. Hai câu thơ:
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay
không chỉ là hai câu thơ tả cảnh, đó là hai câu thơ tả tâm trạng, tả cảnh ngộ của ông đồ. Lá vàng rơi, một biểu hiện của sự tàn úa. Lại kèm với mưa bụi bay. Lạnh lẽo và buồn thảm.
Tâm tư của nhà thơ thể hiện qua bài thơ một cách kín đáo. Tác giả đã mô tả hai cảnh đối lập và gợi niềm thương cảm ông đồ một cách gián tiếp. Chỉ đến phần cuối bài thơ, khi không còn thấy ông đồ, tác giả mới thốt lên :
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ
Không chỉ cảm thương cho ông đồ, mà còn là cảm thương một lớp người đã trở thành quá khứ. Hơn thế nữa, sự hoài cổ còn là hoài niệm một vẻ đẹp văn hoá gắn với những giá trị tinh thần truyền thống. Chính vì thế mà bài thơ có sức lay động sâu xa.

Phan Nguyễn Ngọc Linh
1 tháng 1 2019 lúc 20:39

Làm cho người đọc cảm thấy thương xót và thương tiếc cho 1 thời đại văn hóa đi qua, 1 nét đẹp văn hóa truyền thống bị mai một mất dần.

Thời Sênh
8 tháng 1 2019 lúc 21:35
Hai câu cuối của bài thơ “Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ?” đã bộc lộ trực tiếp niềm xót xa, thương cảm của nhà thơ khi nghĩ đến “người xưa”. Câu hỏi không có câu trả lời, như là lời tự vấn của nhà thơ, là nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ trước sự vắng bóng của “ông đồ xưa”. Câu hỏi gieo vào lòng người đọc nỗi thương cảm, tiếc nuối khôn nguôi. Hình ảnh mở đầu bài thơ “Mỗi năm hoa đào nở – Lại thấy ông đồ già” và hình ảnh cuối bài thơ “Năm nay đào lại nở – Không thấy ông đồ xưa” là những hình ảnh được kết cấu theo kiểu đầu cuối tương ứng trong thơ xưa không chỉ làm nổi bật chủ đề của bài thơ mà còn tạo nên một nỗi hoài cảm nhớ nhung đầy xúc động, cảnh vẫn là cảnh xưa nhưng người thì vắng bóng. Thông qua các chi tiết miêu tả, qua giọng điệu của bài thơ, nhà thơ đã bộc lộ một cách kín đáo tâm sự của mình. Đó là niềm cảm thương chân thành đối với tình cảnh những ông đồ đang tàn tạ trước những đổi thay của cuộc đời; đó còn là niềm nhớ nhung luyến tiếc cảnh cũ người xưa nay đã vắng bóng. Nhà thơ ngậm ngùi nhớ tiếc một vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc đã từng một thời gắn bó thân thuộc với mình. Đó là niềm hoài cổ mang giá trị nhân văn cao cả, một tinh thần dân tộc đáng trân trọng.

Các câu hỏi tương tự
bi bo
Xem chi tiết
Trần Huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Tô Cẩm Giang
Xem chi tiết
Hmmm
Xem chi tiết
Ngọc Ngọc
Xem chi tiết
trần lê anh thi
Xem chi tiết
I❤u
Xem chi tiết
Huỳnh Trung Nguyêna6
Xem chi tiết
Ngô Thị Nhài
Xem chi tiết