Câu nào sau đây không đúng khi nói về sự bay hơi của các chất lỏng?
A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở bề mặt chất lỏng.
B. Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí sang thể lỏng là sự ngưng tụ. Sự ngưng tụ luôn xảy ra kèm theo sự bay hơi.
C. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.
D. Sự bay hơi của chất lỏng xảy ra ở nhiệt độ bất kì.
Sự nóng chảy là gì? Tên gọi của quá trình ngược với sự nóng chảy là gì? Nêu các đặc điểm của sự nóng chảy?
Sự sôi là gì? Nêu đặc điểm của sự sôi. Phân biệt sự sôi và sự bay hơi?
Nhiệt hóa hơi của nước là 2,3.106J/kg. Câu nào dưới đây đúng?
A. Một lượng nước bất kì cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106J để bay hơi hoàn toàn.
B. Mỗi kilôgam mước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106J để bay hơi hoàn toàn.
C. Mỗi kilôgam mước sẽ tỏa ra một lượng nhiệt là 2,3.106J khi bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi.
D. Mỗi kilôgam mước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106J để bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi và áp suất chuẩn.
để làm muối người ta cho nước biển vảo ruộng muối nước trong biển bay hơi còn muối đọng lại theo các bạn thời tiết như thế nào thì nhanh thu hoạch được muối? Vì sao?
Phân biệt hơi bão hòa với hơi khô. So sánh áp suất hơi bão hòa với áp suất hơi khô của chất lỏng ở cùng nhiệt độ?
Lấy 0,01kg hơi nước ở \(100^0C\) cho ngưng tụ trong bình nhiệt lượng kế chứa 0,2kg ở \(9,5^0C\). Nhiệt độ cuối cùng là \(40^0C\), cho nhiệt dung riêng của nước là 4180J/kg.K. Tính nhiệt hóa hơi của nước.
Viết công thức tính nhiệt hóa hơi của chất lỏng. Nêu tên và đơn vị đo của các đại lượng trong công thức này?
Nhiệt nóng chảy là gì? Viết công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn. Nêu tên và đơn vị đo của các đại lượng trong công thức này?