* Anh:
- Kinh tế:
+ Cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp ở Anh đứng ở vị trí thứ 3 thế giới, sau Mĩ và Đức do:
~ Anh tiến hành Cách mạng công nghiệp sớm ➝ máy móc, trang thiết bị trở nên cũ kĩ, lạc hậu
~ Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa chứ ko đổi mới công nghiệp trong nước
+ Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp nhưng Anh vẫn có thế mạnh ở các lĩnh vực: xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa
+ Đầu thế kỉ XX, xuất hiện các công ti độc quyền về công nghiệp, tài chính chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của đất nước, có thế lực nhất là 5 ngân hàng ở Luân Đôn, chiếm 40% số vốn đầu tư của nước Anh
- Chính trị: Anh theo chế độ quân chủ lập hiến với 2 đảng: Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ.
* Pháp
- Kinh tế:
+ Trước năm 1870, sản xuất công nghiệp Pháp đứng thứ 2 thế giới
+ Sau năm 1870, sản xuất công nghiệp Pháp tụt xuống vị trí thứ 4 do:
~ Sản xuất công nghiệp Pháp phát triển tương đối sớm
~ Hậu quả của cuộc chiến tranh Pháp - Phổ
+ Tuy nhiên, 1 số ngành công nghiệp phát triển như: luyện kim, đường sắt, thương mại... và 1 số ngành công nghiệp mới ra đời như: điện khí, hóa chất, chế tạo ô tô...
+ Đầu thế kỉ XX, các công ti đọc quyền ra đời trong lĩnh vực ngân hàng
- Chính trị: Sau cách mạng 4-9-1870, nền cộng hòa thứ 3 ở Pháp được thành lập
* Đức
- Kinh tế:
+ Trước năm 1870, sản xuất công nghiệp Đức đứng ở vị trí thứ 4
+ Sau năm 1870, sản xuất công nghiệp vươn lên vị trí thứ 2, sau Mĩ do:
~ Thống nhất được thị trường dân tộc
~ Giành được nhiều quyền lợi từ cuộc chiến tranh Pháp - Phổ
~ Ứng dụng các thành tựu kinh tế vào sản xuất
+ Cuối thế kỉ XIX, Đức hình thành các công ti độc quyền về lĩnh vực: luyện kim, than đá, điện, hóa chất... chi phối nền kinh tế Đức
- Chính trị: Đức theo thể chế liên bang nhưng vai trò quan trọng của quý tộc, địa chủ và tư sản
* Mĩ
- Kinh tế:
+ Cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp Mĩ vươn lên vị trí thứ 1 thế giới do:
~ Tài nguyên phong phú
~ Thị trường trong nước ko ngừng mở rộng
~ Nguồn nhân lực khá dồi dào
~ Ứng dụng khoa học - kĩ thuật và hợp lí hóa sản xuất
~ Thu hút nguồn đầu tư của châu Âu
+ Nông nghiệp rất phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn
+ Cuối thế kỉ XIX, ở Mĩ hình thành các công ti độc quyền khổng lồ, ảnh hưởng lớn đến kinh tế, chính trị, các ông vua công nghiệp như '' vua dầu mỏ '', '' vua thép '', '' vua ô tô ''...
- Chính trị: Mĩ theo thể chế liên bang với 2 Đảng là: Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, đề cao vai trò của Tổng thống