Sóng (Xuân Quỳnh )
- Khổ 5.
1. Sóng Xuân Quỳnh khổ thơ khổ 5 đề cập đến một tín hiệu rất cơ bản của tình yêu,nhất là đối với những tâm hồn yêu nhau mà phải xa cách nhau. Theo em tín hiệu cơ bản ấy là gì và được thể hiện thông qua những hiện tượng nào?
2. Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật độc đáo được sử dụng trong khổ thơ 5 và nêu tác dụng của nó?
3. Có ý kiến cho rằng hai câu thơ cuối của khổ 5 đã thể hiện rõ cảm xúc vẻ đẹp tâm trạng của cả tôi trữ tình của nhà thơ. Em có đồng ý với ý kiến đó không ?Vì sao?
[ Xin cảm ơn . Mình đang rất gấp . Xin thông cảm ]
2. Biện pháp nghệ thuật tu từ nhân hoá kết hợp với điệp từ, điệp ngữ, điệp cú pháp đã diễn tả nỗi nhớ mãnh liệt của một trái tim đang yêu, nỗi nhớ thường trực cả khi thức, khi ngủ, bao trùm cả không gian và thời gian.
- Thán từ “ôi” được sử dụng như nỗi nhớ được gọi thành tên. Nỗi nhớ nôn nao, cồn cào, da diết.
1. Xuân Quỳnh đã vô cùng tinh tế khi mượn một hình tượng rất động để diễn ta nỗi niềm của người con gái khi yêu. Sóng muôn đời vẫn thế, có bao giờ thôi vỗ, có khi nào chẳng cồn cào, có khi nào thôi ngừng hành trình đến với bờ dù muôn vời cách trở.
- Thông qua hình tượng sóng để bộc lộ nỗi nhớ dường như chưa thỏa, nhà thơ đã bộc lộ một cách trực tiếp.
3. Đồng ý.
- Xuân Quỳnh dùng chữ “lòng” rất tinh tế, bởi đó là nơi sâu kín nhất của tâm hồn con người, nơi bí mật thẳm sâu của tình yêu và nỗi nhớ. Khi Xuân Quỳnh nói “lòng em nhớ” nghĩa là chị đã phơi bày tất cả tấm chân tình của mình để dốc hết yêu thương mà gửi về người mình yêu. Nỗi nhớ không chỉ có mặt trong thời gian được ý thức mà còn gắn với tiềm thức - thời gian trong mơ.