Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Hướng dẫn soạn bài Bánh trôi nước

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Quỳnh Hoa

Soạn Văn online : Phạm Quỳnh Hoa-7A

BÁNH TRÔI NƯỚC

Hồ Xuân Hương

Bánh Trôi Nước         

Tác giả: Hồ Xuân Hương

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.(1)
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son(2)

(1) Bánh trôi khi luộc trải qua chìm nổi mấy lần trong nước mới chín.
(2) Tấm lòng son: Bánh trôi khi luộc chín thì nhân đường bánh trôi ở giữa đỏ thắm như son: ví với người con gái dù có long đong ba chìm bảy nổi, vẫn giữ tấm lòng thành thực trong tình yêu.



I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

 

1.   Tác giả             

www.Quỳnh Hoa 7a THCS Thiệu Đô.com

 

Hồ Xuân Hương (? - ?), hiện chưa rõ về lai lịch. Nhiều tài liệu cho rằng, bà là con Hồ Phi Diễn (1704 - ?), người làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông thân sinh ra Bắc dạy học, lấy vợ lẽ và sinh ra Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương từng sống ở Hà Nội. Bà gặp nhiều trắc trở về chuyện tình duyên.

              www.Quỳnh Hoa 7a THCS Thiệu Đô.com

 

2. Thể loại

Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.

II. Kiến thức cơ bản

1. Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường):

- Bài thơ gồm bốn câu.

- Mỗi câu có 7 chữ

- Mỗi câu ngắt nhịp 4/3.

- Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4.

2. a) Với nghĩa thứ nhất, Hồ Xuân Hương đã miêu tả lại hình dáng của chiếc bánh cũng như các công đoạn làm ra chúng. Bánh có màu trắng của bột, bánh được nặn thành những viên tròn, bánh rắn hay nát đúng là phụ thuộc và tay người nặn (cho nước nhiều hay ít). Bánhluộc bằng cách đun sôi nước. Khi chín, bánh sẽ nổi lên.

b) Với nghĩa thứ hai, hình ảnh bánh trôi nước trở thành biểu tượng, biểu trưng cho người phụ nữ xưa, với những khía cạnh như:

- Hình thức: xinh đẹp

- Phẩm chất: trong trắng, dù gặp cảnh ngộ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung, tình nghĩa.

- Thân phận: nổi trôi, bấp bênh giữa cuộc đời.

c) Trong hai nghĩa này, nghĩa thứ hai là nghĩa chính. Nghĩa trước là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai. Nhờ có nghĩa thứ hai mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng.

              www.Quỳnh Hoa 7a THCS Thiệu Đô.com

 

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Cách đọc.

-Bài thơ này tương đối khó đọc bởi tác giả không biểu lộ trực tiếp cảm xúc, thái độ của mình.

-Nghe rất bình dị, mềm mỏng (Thân em...) nhưng lại đầy gai góc, kiên định. Cần đọc nhẹ nhàng nhưng rành mạch, dứt khoát, chú ý những tính từ chỉ phẩm chất: trắng, tròn, rắn nát, tấm lòng son,...

              www.Quỳnh Hoa 7a THCS Thiệu Đô.com

2. Các câu hát than thân đã được học ở bài 4 (kể cả phần đọc thêm) và bài thơ Bánh trôi nước có nhiều nét tương đồng về cảm xúc. Hay nói đúng hơn Bánh trôi nước đã tiếp nối và phát huy nguồn cảm hứng nhân văn về người phụ nữ đã có trong ca dao. 

Chi tiết cho các bạn học VNEN: (ý kiến của mình)

-        Đều đề cập đến nỗi khổ đau của người phụ nữ phong kiến

-        Nói lên thân phận chìm nổi, bị phụ thuộc của ng phụ nữ phong kiến

-        -Lên án xã hội cũ

              www.Quỳnh Hoa 7a THCS Thiệu Đô.com

 

 

Nhận xét của riêng tôi: Đọc bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, ta thấy quả không sai khi người đời mệnh danh bà là Bà chúa thơ Nôm. Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, vẻn vẹn hai bốn chữ mà cuộc đời, bóng dáng một con người cứ hiện lên, lung linh, lung linh... Đẹp đẽ, trong sáng và mãnh liệt, phải chăng đó là hiện thân nữ sĩ Hồ Xuân Hương?

Mở đầu bài thơ là vẻ đẹp hình thức: Thân em vừa trắng lại vừa tròn, kết thúc bài thơ là vẻ đẹp phẩm giá: Em vẫn giữ tấm lòng son, trọn vẹn và hoàn hảo!

               www.Quỳnh Hoa 7a THCS Thiệu Đô.com

 

Bài thơ hiểu theo nghĩa ẩn dụ, mượn hình ảnh bánh trôi để nói về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến, nhưng có phải người phụ nữ nói chung hay mang tính cá biệt?

Một hình tượng nghệ thuật có sức sống khi nó mang tính khái quát, điển hình cho những hình mẫu phổ biến nhất định trong xã hội. Nhưng với bài thơ này lại đặc biệt hơn, bởi nhân vật trữ tình sống trong xã hội này mà lại đang cố vượt ra nơi khác bằng một sức sống tiềm tàng, như thể cái xã hội ấy không trói buộc nổi một tâm hồn với khát khao sống mãnh liệt để gìn giữ, vươn tới cái đẹp. Bản lĩnh ấy, trong xã hội phong kiến với những luật lệ khắt khe, liệu ai có được như thế? Phải chăng điều đó đã làm cho bài thơ  trong cổ điển đã thể hiện tính hiện đại, đưa lại giá trị cách tân cho một thời kỳ văn học?

              www.Quỳnh Hoa 7a THCS Thiệu Đô.com

 

Phương Trâm
17 tháng 10 2016 lúc 21:12

Hả?


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Yến Linh
Xem chi tiết
thân thị huyền
Xem chi tiết
Shiine Kokomi
Xem chi tiết
Phạm Yến Vy
Xem chi tiết
Trần Lan Anh
Xem chi tiết
Hoàng thị hà
Xem chi tiết
Vũ Khánh Chi
Xem chi tiết
ĐỖ VÂN ANH
Xem chi tiết
Nguyễn Ánh Miku
Xem chi tiết