https://hoc24.vn/ly-thuyet/huong-dan-soan-bai-ca-hue-tren-song-huong.1427/
1. (Câu 1, Sgk tr 103 tập 2) - Cố đô Huế nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh như sông Hương, núi Ngự, cầu Tràng Tiền, chùa Thiên Mụ..., các di tích lịch sử như cửa Ngọ Môn, Kì Đài, các cung điện trong Đại Nội và các lăng tẩm của các vị vua nhà Nguyễn chung quanh thành phố Huế. - Ngoài các danh lam thắng cảnh và những di tích lịch sử nói trên, cố đô Huế còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình, những sản phẩm tinh thần đáng quý, cần được bảo tồn. 2. (Câu 2, Sgk tr 103 tập 2) a) Tên các làn điệu dân ca Huế: - Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã - Hò giã gạo, ru em, giã vội, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung náo nức, nồng hậu tình người. - Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh... thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. - Lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam. - Nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn. - Tứ đại cảnh mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam. b) Tên dụng cụ âm nhạc: - Đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn nhị, đàn tang, đàn bầu. - Cặp sanh: gõ nhịp Ca Huế đa dạng và phong phú đến nỗi khó có thể nhớ hết tên các làn điệu ca, nhạc cụ, điệu đàn và các ngón đàn. 3. (Câu 3, Sgk tr 103 tập 2) Sau khi đọc bài văn Ca Huế trên sông Hương, ta biết thêm về một sinh hoạt văn hóa, đó là ca Huế trên sông Hương với các nội dung: - Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các làn điệu dân ca Huế (điệu ca, nhạc cụ, cách đàn, ca). - Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương mờ ảo... - Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế. 4. (Câu 4, Sgk tr 104) a) Ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình, nhã nhạc. Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, những điệu hò, lí... thường sôi nổi, lạc quan, tươi vui. Nhạc cung đình, nhã nhạc là nhạc dùng trong những buổi lễ trang nghiêm nơi tôn miếu, trong cung đình của vua chúa, thường trang trọng, uy nghi. b) Các điệu ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi do nguồn gốc hình thành nêu trong câu trả lời (a): tính chất sôi nổi, tươi vui của các làn điệu dân ca, điệu hò, lí và tính chất trang trọng, uy nghi của nhạc cung đình, nhã nhạc. c*) Nghe ca Huế là một thú tao nhã vì ca Huế thanh tao, lịch sự, sang trọng và duyên dáng: - Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch. - Thể điệu có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán. - Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người... - Ca Công ăn mặc trang nghiêm, duyên dáng, nhạc công tài hoa với các ngón đàn trau chuốt... - Đặc biệt là cảnh đêm trăng trên dòng sông Hương mờ ảo, lắng đọng, thời gian như ngừng lại.
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu đến “lí hoài nam”): Giới thiệu về Huế, mảnh đất sản sinh ra những làn điệu dân ca.
- Phần 2 (đoạn còn lại): Những đặc sắc của ca Huế và sơ lược về cách biểu diễn, thưởng thức ca Huế trên sông Hương.
Hướng dẫn soạn bàiCâu 1 (trang 103 sgk ngữ văn 7 tập 2)
- Huế từng là kinh đô nhà Nguyễn, hiện tại là cố đô đẹp và cổ kính bên bờ sông Hương
- Huế thơ mộng và trữ tình với điệu Nam ai Nam bình với di sản Nhã nhạc cung đình Huế
- Nhiều danh lam thắng cảnh đẹp lăng Tự Đức, Khải Định, Minh Mạng, chùa Thiên Mụ, biển Lăng Cô, núi Ngự Bình…
Câu 2 (trang 103 sgk ngữ văn 7 tập 2)
- Các làn điệu dân ca: Chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, bài vung, hò xay, hò nện..
- Các điệu hát: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh.
- Nhạc cụ âm nhạc: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh
Câu 3 (trang 103 sgk ngữ văn 7 tập 2)
- Hiểu biết thêm về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử
- Huế nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình và nhạc cụ.
- Nghe ca Huế trên thuyền rồng sông Hương là nét lãng mạn, thơ mộng
Câu 4 (trang 104 sgk ngữ văn 7 tập 2)
a, Ca Huế được hình thành từ dòng nhạc dân gian và nhạc cung đình
b, Ca Huế tươi vui, sôi nổi là do có nguồn gốc từ nhạc dân gian, còn sang trọng, uy nghi là có nguồn gốc từ nhạc cung đình
c, Ca Huế là thú vui tao nhã:
+ Cách thức nghe nhạc trên thuyền rồng giữa dòng Hương thơ mộng
+ Nội dung ca Huế sang trọng, trong sáng, gợi tình yêu quê hương đất nước
+ Người ca sĩ duyên dáng trình diễn với dàn nhạc do vũ công điêu luyện trình bày
Luyện tậpCâu hỏi (trang 104 SGK): Địa phương nơi em đang sinh sống có những làn điệu dân ca nào? Hãy kể tên các làn điệu ấy. Tập một vài làn điệu chuẩn bị cho Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) cuối năm.
Dân ca Quan Họ: Ba mươi sáu thứ chim.
Dân ca Phú Thọ: Đố hoa
Dân ca Quan Họ Bắc Ninh: Bèo dạt mây trôi, Hoa thơm bướm lượn.
Dân ca Phú Thọ: Bà Rí (hát ghẹo).
Dân ca Bắc Bộ: Cây trúc xinh, Cò lả, Qua cầu gió bay.
Dân ca Thanh Hoá: Đi cấy.
Dân ca Nghệ An: Ví dặm.
Dân ca miền Trung: Lý ngựa ô Huế.
Dân ca Quảng Nam: Lý thương nhau, Hò ba lý.
Dân ca Nam Bộ: Lý cây bông, Lý con sáo, Bắc kim thang, Lý chim quyên, Lý ngựa ô, Lý quạ kêu,...
Ý nghĩa - Nhận xét- Qua bài viết này, học sinh nhận ra được vẻ đẹp của Huế và ca Huế. Cố đô Huế nổi tiếng không chỉ bởi các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà con nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.
- Học sinh đồng thời hình thành thái độ yêu mến, trân trọng và có ý thức gìn giữ, bảo tồn những di sản văn hóa tinh thần của quê hương, đất nước.