http://www.soanbai.com/2013/10/soan-bai-y-nghia-van-chuong.html
1) Đọc hiểu văn bản
2)Tìm hiểu văn bản
Câu a):- Theo tác giả nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
-Tác giả mượn câu chuyện này để cắt nghĩa nguồn gốc của văn chương . Văn chương thực sự chỉ xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt trước một con người hoặc một hiện tượng nào đó trong cuộc sống.
Câu b):-Công dụng của văn chương là hình dung sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.
Câu c):- Tác giả đã lập luận một cách chặt chẽ từ cụ thể đến khái quát để thể hiện quan điểm về nguồn gốc , công dụng của văn chương.
-Đặc sắc nghệ thuật của văn bản vừa có lí lẽ , vừa có cảm xúc và giàu hình ảnh .Luận điểm rõ ràng , giàu sức thuyết phục, dẫn chứng đa dạng; khi trước, khi sau, khi hòa với luận điểm, khi kể câu chuyện ngắn. Diễn đạt giản dị, giàu hình ảnh.
Good luck!
Phần C mai mình mới học phần 1 nên giúp mấy bạn phần 1 thoy ha!
Câu a):
Tác giả Hoài Thanh đã từng có câu" Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng". Thật vậy, văn chương sẽ làm cho con người có thể hình dung ra được hình ảnh qua lời văn. Khi đọc bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, chúng ta có thể cảm nhận số phận của người phụ nữ thời phong kiến qua hình ảnh bánh trôi nước. Hay phong cảnh tuyệt đẹp của hòn đảo Cô Tô của tác giả Nguyễn Tuân. Tất cả những hình ảnh ấy lóe trong đầu khi chúng ta đọc văn , cảm nhận được hình ảnh ấy qua lời văn mượt mà. Văn chương còn khiến con người thêm thấm đậm cái giá trị của tác phẩm văn học và càng thêm quý trọng người đã sáng tác .
Câu b) Văn bản " Ý nghĩa văn chương" là một tác phẩm của tác giả Hoài Thanh . Tác giả Hoài Thanh đã sử dụng phép lập luận chứng minh rất tinh tế. Bố cục của bài rất mạch lạc, rõ ràng , được chia làm ba phần hớp lí. Bố cục được chia làm ba phần theo ba nội dung quan trọng của văn chương mà tác giả muốn hương đến , đó là nguồn gốc, công dụng và ý nghĩa của văn chương . Ngoài bố cục mạch lạc của mình , Hoài Thanh đã sử dụng những dẫn chứng tiêu biểu , cụ thể để chứng minh , làm cho người đọc người nghe hiểu được và thêm quý trọng tác phẩm văn học và những người đã sáng tác ra chúng. Lời văn giàu hình ảnh , cảm xúc được Hoài Thanh thể hiện rất linh hoạt khi nói về nguồn gốc của văn chương . Tác giả đã mở đầu bằng một câu chuyện hoang đường nhưng đầy ý nghĩa. Lời văn còn thấm đậm vào tâm trí người đọc khi tác giả nói về công dụng của văn chương khiến người đọc chúng ta bị thuyết phục ngay từ câu văn đầu tiên. Vì vậy, ta có thể nói Hoài Thanh sử dụng các biện pháp nghệ thuật rất thành công, tạo nhịp điệu hay cho bài văn.
Mình viết văn hổng được hay cho lắm nên bạn đọc thấy thiểu gì thì thêm vào cho hoàn thiện hơn nha!
Câu 1 (trang 63 sgk ngữ văn 7 tập 2)
- Theo Hoài Thanh: “ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương muốn vật, muôn loài”.
- Tuy nhiên, vẫn có quan niệm khác: “văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người”
→ Các quan niệm này không trái ngược mà tương hỗ lẫn nhau.
Câu 2 (Trang 63 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Văn chương là:
- Hình ảnh của cuộc sống đa dạng và phong phú, phản ánh cuộc sống.
+ Cuộc sống đa dạng nên hình ảnh được phản ánh trong văn chương cũng đa dạng
+ Ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt Nam xưa kia, ta cũng biết cuộc sống của các dân tộc khác trên thế giới.
- Văn chương còn tạo ra sự sống
+ Thông qua văn chương ta biết một cuộc sống mơ ước của con người.
Câu 3 (trang 62 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Công dụng văn chương theo Hoài Thanh:
- Giúp con người có tình cảm và gợi lòng vị tha
- Gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có
+ Cho ta biết cảm nhận cái đẹp, cái hay của cảnh vật, của thiên nhiên
+ Lưu giữ lại dấu vết, lịch sử văn hóa của loài người
⇒ Văn chương giúp con người có đời sống tinh thần phong phú, giúp khơi gợi ở con người tình cảm, cảm xúc chân thật
Câu 4 (trang 62 sgk ngữ văn 7 tập 2)
a, Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương (nội dung nghị luận về vấn đề văn chương)
b, Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh
- Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: “Người ta kể... nguồn gốc của thi ca.”
+ Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca
+ Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ
Luyện tậpCâu hỏi (trang 63 SGK): Giải thích câu của Hoài Thanh "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có". Và những dẫn chứng chứng minh câu nói đó.
+ Giải thích:
→ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: văn chương có khả năng rung động, khơi gợi những xúc cảm bên trong con người như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm,...
→ Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn.
+ Dẫn chứng:
→ Bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi: tạo cho người đọc sự xúc động trước vẻ đẹp sông nước Cà Mau dù người đọc chưa một lần được đến nơi này, tác phẩm còn bồi dưỡng trong người đọc tình yêu với cảnh sắc quê hương, đất nước.
→ Bài thơ Lượm gây cho người đọc sự xúc động, xót thương trước sự hi sinh của chú bé liên lạc trong một thời chiến tranh đã qua, khiến người đọc cảm thấy quý trọng cuộc sống hòa bình mà mình đang sống.
Ý nghĩa - Nhận xétQua lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh của tác giả Hoài Thanh, học sinh thấy được luận điểm nổi bật: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha, văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có, đồng thời văn chương đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân loại, đời sống ấy sẽ trở nên nghèo nàn nếu không có văn chương.