Hướng dẫn soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Cherry Trần

so sánh tục ngữ, thành ngữ, ca dao

Trần Ngọc Định
13 tháng 1 2017 lúc 19:26

Phân biệt Ca dao, Thành ngữ và Tục ngữ

Ca dao , tục ngữ là gì ? 1. Ca dao là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con... hoặc ca dao là lời dân ca đã lược bỏ đi những luyến láy khi hát. Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học. Phần lớn nội dung ca dao thể hiện tình yêu nam nữ, ngoài ra còn có những nội dung khác của ca dao: quan hệ gia đình, các mối quan hệ phức tạp khác trong xã hội...

2. Tục ngữ là những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt như: tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói và khuyên răn.

Nó ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu, có hình ảnh. Đây là một thể loại văn học dân gian.

Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài.
Sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ

Thành ngữ và tục ngữ được dùng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân ta. Tuy nhiên, để hiểu đúng nghĩa một câu tục ngữ hay một thành ngữ, nhất là phân biệt đâu là thành ngữ, đâu là tục ngữ cũng không mấy dễ dàng với khá nhiều người. Muốn phân biệt được đâu là thành ngữ, đâu là tục ngữ thì phải có căn cứ, có cơ sở khoa học và tiêu chí để phân định.


Về vấn đề này, mục "Diễn đàn nói và viết" của Tạp chí Ngôn ngữ học Việt Nam (số 8 năm 2006) đã nêu như sau: Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý (ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng); còn thành ngữchỉ là một cụm từ, một thành phần câu, diễn đạt một khái niệm có hình ảnh (ví dụ: Mẹ tròn con vuông).

Nội dung của tục ngữ thuộc về đúc rút những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân dân (ví dụ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm). Thành ngữ lại mang tính biểu trưng, khái quát và giàu hình tượng nên thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hoặc nghệ thuật tu từ hoán dụ. Chẳng hạn "Chân cứng đá mềm". Chính vì vậy, thành ngữ dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ với người nghe, người đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao nên nhân dân thường dùng xen vào lời ăn tiếng nói (ví dụ: Tôi chúc anh đi "chân cứng đá mềm")...

Một điểm đáng chú ý nữa là, tục ngữ thường dùng độc lập, vì nó là một câu và diễn đạt một ý trọn vẹn. Chẳng hạn, người ta thường nhắc nhau: "Lờì nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Còn thành ngữ mới chỉ là một cụm từ, nên người ta thường dùng xen trong câu nói. Chẳng hạn: "Chúng ta không nên "đâm bị thóc, chọc bị gạo".

Có một số ý kiến cho rằng, tục ngữ không có nghĩa bóng. Hiểu như vậy không hoàn toàn đúng, Thực ra đa số tục ngữ có hai nghĩa: Nghĩa đen và nghĩa bóng, và nghĩa bóng là thông báo chủ yếu của tục ngữ. Ví dụ câu: "Có sừng thì đừng hàm trên". Nghĩa đen của câu tục ngữ này nói về hình ảnh con trâu, còn nghĩa bóng (nghĩa chính) nói về quy luật phân phối tự nhiên và xã hội, về tính tương đối của mọi sự vật, hiện tượng trong đời sống.

Các câu hỏi tương tự
Dương Anh Vũ
Xem chi tiết
Lê Thu Hằng
Xem chi tiết
Ngô Gia Khánh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Sang
Xem chi tiết
Dĩnh Dương
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Hân
Xem chi tiết
Jisoo Kim
Xem chi tiết
Chuột yêu Gạo
Xem chi tiết