Bài 47. Đại não

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Cải Bắp

So sánh cấu tạo và chức năng của tủy sống với đại não?

Nguyễn Thị Thu Trang
10 tháng 3 2017 lúc 18:35

Não bộ

Tủy sống

- Cấu tạo: chất xám nằm ngoài, chất trắng nằm trong

- Chức năng: điều khiển các phản xạ có ý thức

- Cấu tạo: chất xám nằm trong, chất trắng nằm ngoài

- Chức năng: điều khiển các phản xạ không ý thức ( phản xạ không điều kiện)

Doraemon
10 tháng 3 2017 lúc 18:40

Đại não :

Cấu tạo:
Đại não ở người rất phát triển,che lấp cả não trung gian và não giữa.
Chất xám ngoài cùng tạo thành vỏ não.Bề mặt của đại não có nhiều nếp gấp đó là khe và rãnh làm tăng diện tích bề mặt vỏ não.vỏ não dày khoảng 2-3mm gồm 6 lớp.
Các rãnh chia mỗi nữa đại não thành các thuỳ.Rãnh đỉnh ngăn cách thuỳ trán và thuỳ đỉnh.
Rãnh thái dương ngăn cách thuỳ trán,thuỳ đỉnh với thuỳ thái dương.Trong các thuỳ,các khe đã tạo thành các hồi hay khúc cuộn não.
Dưới vỏ não là chất trắng trong đó có chứa các nhân nền.
Chất trắng là các đường thần kinh nối các vùng của võ não và nối 2 nữa đại não với nhau.
Ngoài ra còn các đường dẫn truyền nối giữa võ não với các phần dưới của não với tuỷ sống.
Hầu hết các đường này đều bát chéo hoặc ở hành tuỷ hoặc ở tuỷ sống.

Chức năng:
Là trung khu của các phản xạ có điều kiện,trung khu của ý thức.

Tuỷ sống :

Cấu tạo :

Tủy sống (spinal cord) là phần thần kinh trung ương nằm trong ống sống. Phía trên, nó giáp với hành tuỷ, còn bên dưới (khoảng từ đốt sống thắt lưng L1-2), nó hẹp dần lại để tạo thành phần đuôi được gọi là đuôi ngựa. Ống tuỷ sống là một dải đồng nhất với hai chỗ phình ra tại phần cổ và phần thắt lưng. Ðây là những điểm tập trung nhiều tế bào thần kinh và các dây thần kinh hơn những chỗ khác. Do trong quá trình phát triển, cột sống phát triển nhanh hơn tủy sống nên phần thấp nhất của tủy sống chỉ ngang gian đốt sống thắt lưng 1-2 (L1-L2). Vì vậy, khi chọc dò dịch não tủy, để tránh gây tổn thương tủy sống, ta thường chọc ở vị trí thắt lưng 4-5 (L4-L5). Toàn bộ tuỷ sống có tất cả 31 đốt tủy, gồm: 8 đốt cổ (C: Cervical), 12 đốt ngực (T: Thoracic), 5 đốt thắt lưng (L: Lumbar), 5 đốt cùng (S: Sacral), 1 đốt cụt (C: Coccygeal). Có cấu tạo giống nhau. Mỗi đốt tủy cấu tạo gồm: - Chất trắng: Nằm ở bên ngoài, đó là các đường dẫn truyền xung động thần kinh đi lên não hoặc từ não đi xuống. - Chất xám: Nằm ở bên trong, có hình cánh bướm, tạo thành sừng trước, sừng sau và sừng bên. Chất xám được cấu tạo chủ yếu bởi thân của các nơron đóng vai trò trung tâm của các phản xạ tủy.Mỗi đốt tủy có 2 cặp rễ thần kinh đi ra ở 2 bên, mỗi bên có rễ trước là rễ vận động, xuất phát từ sừng trước; rễ sau là rễ cảm giác, xuất phát từ sừng sau. Hai rễ này sẽ hợp lại thành dây thần kinh tủy và chui qua gian đốt sống tương ứng để đi đến chi phối vận động và cảm giác cho một vùng nhất định của cơ thể. Vì vậy, khi tủy sống bị tổn thương, ta có thể dựa vào sự rối loạn vận động và cảm giác của các vùng đó để chẩn đoán vị trí tổn thương. Cấu tạo tủy sống 2. Chức năng của tủy sống Tủy sống chi phối nhiều phản xạ quan trọng, đồng thời tham gia dẫn truyền các xung động thần kinh từ ngoại vi đi lên não và từ não đi xuống. a. Chức năng dẫn truyền của tủy sống + Dẫn truyền vận động. Tủy sống dẫn truyền vận động theo 2 đường: Ðường tháp: Xuất phát từ vỏ não vùng trán (hồi trán lên), sau đó đi xuống tủy sống rồi theo rễ trước đến chi phối vận động chủ động cho cổ, thân và tứ chi. Một đặc điểm quan trọng của đường tháp là bắt chéo: đường tháp xuất phát từ vỏ não bên này sẽ chi phối vận động cho nữa thân bên kia. Vì vậy, khi não bị tổn thương (u, chấn thương, xuất huyết...), ta có thể dựa vào vị trí liệt nửa người để chẩn đoán não bị tổn thương bên nào.


Ðường ngoại tháp: Xuất phát từ các nhân vận động dưới vỏ (nhân tiền đình, nhân đỏ, củ não sinh tư...), sau đó đi xuống tủy sống rồi theo rễ trước đến chi phối các vận động tự động (trương lực cơ, phản xạ thăng bằng, phối hợp động tác...).Ví dụ: Ðộng tác tay đánh đàng xa khi bước đi là vận động tự động do đường ngoại tháp chi phối. + Dẫn truyền cảm giác. Ðường này dẫn truyền các loại cảm giác từ các bộ phận nhận cảm ngoại vi sau đó theo tủy sống đi lên não. Gồm có các đường sau: Ðường cảm giác sâu có ý thức: xuất phát từ các bộ phận nhận cảm ở gân, cơ, khớp (thoi cơ, thể Golgi), theo rễ sau đi vào tủy sống rồi theo 2 bó Goll (bó tuỷ sống-đồi thị trong) và Burdach (bó tuỷ sống-đồi thị ngoài) đi lên vỏ não, cho vỏ não cảm giác về áp lực, trọng lượng, vị trí không gian và tình trạng hoạt động của các bộ phận trong cơ thể để vỏ não có thể điều hòa chính xác các động tác chủ động mà không cần nhìn bằng mắt. Ngoài ra, đường này còn dẫn truyền cảm giác xúc giác tinh tế.Trong bệnh Tabès, 2 bó Goll và Burdach bị tổn thương, bệnh nhân mất cảm giác sâu có ý thức. Muốn thực hiện chính xác các động tác chủ động, bệnh nhân phải dùng mắt để điều khiển, nếu nhắm mắt các động tác sẽ bị rối loạn và dễ bị ngã (dấu hiệu Romberg dương tính). Ðường cảm giác sâu không có ý thức: cũng xuất phát từ các bộ phận nhận cảm ở gân, cơ, khớp (tương tự đường cảm giác sâu có ý thức), theo rễ sau đi vào tủy sống rồi theo 2 bó Gowers (bó tuỷ sống-tiểu não chéo hay tuỷ sống tiểu não trước) và Flechsig (bó tuỷ sống-tiểu não thẳng hay tuỷ sống tiểu não sau) đi lên tiểu não, cho tiểu não cảm giác về trương lực cơ để tiểu não tham gia điều hòa các động tác tự động thông qua đường ngoại tháp. Ðường dẫn truyền xúc giác: xuất phát từ các bộ phận nhận cảm xúc giác trên da và niêm mạc (tiểu thể Meissner và tiểu thể Pacini) rồi theo rễ sau vào tủy sống, sau đó đi lên đồi thị và tận cùng ở vỏ não đối bên. Ðường này dẫn truyền cảm giác xúc giác thô sơ, còn gọi là bó tuỷ - đồi thị trước hay bó Dejerin trước.Còn cảm giác xúc giác tinh tế được dẫn truyền theo 2 bó Goll và Burdach. Ðường dẫn truyền cảm giác nóng lạnh và cảm giác đau : xuất phát từ các bộ phận nhận cảm nóng lạnh trên da (tiểu thể Ruffini và tiểu thể Krause) và các bộ phận nhận cảm đau ở ngoại vi rồi theo rễ sau vào tủy sống, sau đó đi lên đồi thị và tận cùng ở vỏ não đối bên, còn gọi là bó tuỷ - đồi thị trước hay bó Dejerin sau. \(\Rightarrow\)Cả cấu tạo và chức năng của tủy sống đều phức tạp hơn đại não

Các câu hỏi tương tự
Lợi Tấn Nguyễn
Xem chi tiết
Huyền Trang
Xem chi tiết
BW_P&A
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Hoa Cương
Xem chi tiết
Trần Minh Hoàng
Xem chi tiết
Cao Hồng Phúc
Xem chi tiết
_san Moka
Xem chi tiết
Dũng mobile
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết