Số điện thoại di động của một hãng Viễn Thông được đánh số theo quy tắc như sau: 091N XXX XXX( trong đó N là chữ số tự nhiên từ 2 đến 5, X là các chữ số tự nhiên từ 0 đến 9). Ta định nghĩa các loại số điện thoại như sau:
+ Số điện thoại loại I: Là những số điện thoại mà tổng sáu chữ số cuối cùng của nó là một số chia hết cho 10
Ví dụ số 0913.104.401 ( vì 1+0+4+4+0+1=10, chia hết cho 10)
+Số điện thoại loại II là những số điện thoại mà sáu chữ số cuối cùng của nó đọc xuôi từ trái sang phải hay từ phải sang trái ta đều được một số có sáu chữ số giống nhau. Ví dụ 0913.556.855
a, Có bao nhiêu số điện thoại loại I ?
b, Có bao nhiêu số điện thoại loại II ?
Đưa kết quả ra màn hình
( Viết chương trình pascal)
Khởi động phần mềm Turbo Pascal rồi viết chương trình nhận biết một số tự nhiên N được nhập vào từ bàn phím có phải số nguyên tố hay không? *Yêu cầu: 1) viết chương trình như trên 2) em hãy dịch và sửa lỗi chương trình(nếu có)
Có một dòng văn bản dài không quá 255 kí tự. Hãy lập trình thực hiện:
a. Đếm số từ có trong dòng văn bản.
b. Đếm xem trong dòng văn bản có bao nhiêu từ bắt đầu bằng một chữ cái cho trước được nhập vào từ bàn phím.
Đếm các cặp số trong dãy thỏa mãn điều kiện: tổng là số chẵn.
Dữ liệu vào: Đọc từ file văn bản BAI2.INP có cấu trúc như sau:
Dòng đầu tiên ghi giá trị n là độ dài của dãy số. (1<=n<=10000)
Dòng thứ 2 là n số của dãy số nguyên được viết cách nhau ít nhất một dấu cách.
Kết quả: Ghi ra file văn bản BAI2.OUT một số duy nhất là số cặp có tổng là số chẵn.
Số siêu nguyên tố là số nguyên tố mà khi bỏ 1 số tùy ý các chứ số bên phải của nó thì phần còn lại vẫn tạo thành một số nguyên tố.
Ví dụ 7331 là một số siêu nguyên tố có 4 chữ số vì 733, 73, 7 cũng là các số nguyên tố. Dữ liệu: Vào từ tệp văn bản SNT.INP
Ghi giá trị của N (số chữ số của các số siêu nguyên tố).
Kết quả: Ghi ra tệp văn bản SNT.OUT
- Ghi các số siêu nguyên tố có N chữ số.
- Số lượng các số siêu nguyên tố.
Ví dụ:
SNT.INP | SNT.OUT |
4
| 2333 2339 2393 2399 2939 3119 3137 3733 3739 3793 3797 5939 7193 7331 7333 7393 Tat ca co 16 so
|
|
|
Tại kì thi Tin học trẻ Ban tổ chức sử dụng các số tự nhiên may mắn để đánh số báo danh
như một lời chúc các thí sinh làm bài tốt. Ban tổ chức quan niệm số không may mắn là số
chia hết cho 5 hoặc số chia cho 5 dư 3, các số khác là số may mắn. Ví dụ các số may
mắn: 1, 2, 4, 6, 7, 9, 11, 12, 14,... Biết Ban tổ chức sử dụng tất cả các số may mắn nhỏ
hơn VN để đánh số báo danh, hãy tính tổng các giá trị may mắn được sử dụng
c++
#include<bits/stdc++.h
Trong kì thi vấn đáp học sinh phải trả lời các câu hỏi của thầy giáo. Nếu trả lời đúng, thầy giáo đánh dấu bằng kí tự "C" (Correct), nếu sai thì đánh dấu "N" (No corrcet) . Khi học sinh trả lời đúng, thầy sẽ đưa ra câu hỏi tiếp theo khó hơn câu trước, còn khi trả lời sai thầy sẽ cho câu hỏi mới dễ hơn. Sau khi thi xong, kết quả của mỗi học sinh là một xâu các ký tự "C" và "N". Điểm số của học sinh được tính như sau: Với các câu trả lời sai học sinh không được điểm, với mỗi câu trả lời đúng học sinh nhận được điểm bằng số lần trả lời đúng liên tiếp từ câu trả lời này trở về trước. Ví dụ, nếu kết quả là "CCNNCNNCCC" thì điểm số sẽ là 1 + 2 + 0 + 0 + 1 + 0 + 0 + 1 + 2 + 3 = 10.
Yêu cầu: Cho xâu kết quả độ dài không quá 1000, hãy tính điểm của học sinh. Dữ liệu: Vào từ file văn bản SCORE.INP chứa một xâu kết quả thi. Kết quả: Đưa ra file văn bản SCORE.OUT điểm số của kết quả thi.