Văn mẫu 10

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
fgỷtỷtỷttn rty

SỐ 1
I. Đọc hiểu:
Đề bài: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Hương gượng đốt, hồn đà mê mải,
Gương gượng soi, lệ lại châu chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.
(Trích "Chinh phụ ngâm")

Câu 1: Văn bản trên được trích trong tác phẩm nào? Được sáng tác trong hoàn cảnh
nào?
Câu 2: Các từ láy “eo óc”, “phất phơ” góp phần thể hiện nỗi niềm tâm trạng gì của
người chinh phụ? “Gà gáy năm trống”, “Hòe rủ bốn bên” tả cảnh hay tả tình? Đó là
cảnh (hay tình) gì?
Câu 3: Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ :
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

Câu 4: Người chinh phụ đốt hương, soi gương, gảy đàn để làm gì? Vì sao người
chinh phụ lại gượng làm những việc đó? Các ý thơ: hồn đà mê mải, lệ lại châu chan,
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng cho thấy người chinh phụ có đạt được mục
đích khi đốt hương, soi gương, gảy đàn không?
Câu 5: Đoạn thơ cho thấy tình cảm, thái độ nào của tác giả Chinh phụ ngâm đối với
người chinh phụ?
Câu 6: Viết một đoạn văn ngắn (10-12 câu) nêu cảm nhận của anh/chị về cảnh ngộ
đáng thương của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.
II. Làm văn:
Có ý kiến cho rằng: Sở dĩ dịch giả Đoàn Thị Điểm rất thành công trong bản
diễn Nôm “Chinh phụ ngâm” là bởi bà có cùng cảnh ngộ, cùng nỗi niềm đồng cảm
với người chinh phụ. Ý kiến khác cho rằng: Bản diễn Nôm “Chinh phụ ngâm” có
những đoạn tuyệt bút, thể hiện tài năng của dịch giả Đoàn Thị Điểm trong việc miêu
tả diễn biến tâm lí nhân vật.
Bằng cảm nhận về đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, hãy trình
bày suy nghĩ của anh/chị về các ý kiến trên
ĐỀ SỐ 2
Phần I: Đọc hiểu
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“…Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.

Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt, khuất lời
Rưới xin giọt nước cho người thác oan.
Bây giờ trâm gãy, gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lại tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủ có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Câu 1. Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào ? Giới thiệu vài nét về nguồn gốc của
tác phẩm đó ?
Câu 2. Nêu chủ đề của văn bản.
Câu 3. Các chi tiết lò hương ấy, phím này gợi nhắc đến kỉ niệm nào nữa Thúy Kiều
và Kim Trọng ? Điều đó cho thấy mặc dù đã trao duyên cho em nhưng tình cảm Kiều
dành cho Kim như thế nào ?
Câu 4. Những từ ngữ hồn, dạ đài, thác oan cho thấy ý nghĩ nào trong Kiều ?
Câu 5. Đoạn thơ in đậm là lời Thúy Kiều nói với ai ? Điều đó có phù hợp với diễn
biến tâm trạng nhân vật hay không ?
Câu 6. Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ trong đoạn thơ in
đậm.
Câu 7. Xét theo mục đích nói, các câu thơ trong phần in đậm chủ yếu thuộc kiểu câu
gì ? Mục đích nói của Thúy Kiều khi thốt ra những lời đó là gì ?
Câu 8. Kiều gọi Kim trọng bằng các từ ngữ gì ? Những từ ngữ đó khẳng định điều gì
trong tâm tưởng của nàng ?
Câu 9. Do phải bán mình chuộc cha nên Thúy Kiều mới phải trao duyên cho Thúy
Vân. Nhưng tại sao nàng lại khóc và tự nhân lỗi về mình: “Thôi thôi thiếp đã phụ
chàng từ đây!” Tiếng khóc ấy thể hiện vẻ đẹp nào trong tâm hồn người con gái họ
Vương.
Câu 10. Viết đoạn văn ngắn (10-12 câu) nêu cảm nhận của anh/chị về nỗi đau đớn
trong lòng Thúy Kiều sau khi trao duyên cho Thúy Vân.
Phần II: Làm văn.
Từ tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng trong đoạn trích Trao duyên
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du), hãy viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của
anh/chị về tình yêu thời hiện đại
ĐỀ SỐ 3
Phần I: Đọc hiểu
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“…Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiều tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Chiếc thoa với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.
Mất người còn chút của tin,

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.…”

Câu 1. Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? Giới thiệu vài nét về tác giả
đó.
Câu 2. Nêu chủ đề của văn bản.
Câu 3. Nêu các ý chính của văn bản.
Câu 4. Đoạn thơ trên là lời của tác giả hay lời của Thúy Kiều ? Điều đó có ý nghĩa gì
trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình?
Câu 5. Vì sao Thúy Kiều phải cạy, chịu, lạy, thưa Thúy Vân?
Câu 6. Vì sao Thúy Kiều chỉ kể vắn tắt mối tình của nàng với Kim Trọng?
Câu 7. Nêu ý nghĩa của các điển tích keo loan, tơ duyên cùng các thành ngữ tình máu
mủ, lời nước non, thịt nát xương mòn, ngậm cười chín suối….
Câu 8. Nêu ý nghĩa của các từ in đậm trong văn bản: giữ, của chung…
Câu 9. Vì sao Thúy Kiều lại nhận mình là người mệnh bạc?
Câu 10. Viết đoạn văn ngắn (10-12 câu) nêu cảm nhận của anh/chị về việc Thúy
Kiều trao duyên cho em.
Phần II: Làm văn.
Phân tích đoạn trích Trao duyên để thấy được tấm lòng và tài năng của đại thi hào
Nguyễn Du đối với nhân vật Thúy Kiều.
ĐỀ SỐ 4
Phần I: Đọc hiểu
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“…Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong…”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Câu 1. Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào? Từ trượng phu trong văn bản chỉ
ai ?
Câu 2. Nêu chủ đề của văn bản.
Câu 3. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 4. Từ thoắt thể hiện điều gì? Lòng bốn phương nghĩa là gì ?

Câu 5. Hình ảnh thanh gươm yên ngựa được đặt trong không gian trời bể mênh
mang gợi tả vẻ đẹp gì của người anh hùng Từ Hải ?
Câu 6. Viết đoạn văn ngắn (10-12 câu) nêu cảm nhận của anh/chị về khát vọng lên
đường của Từ Hải .
Phần II: Làm văn.
Từ hình tượng nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng (Truyện
Kiều), anh/chị hãy làm rõ nét mới trong nghệ thuật xây dựng hình tượng người anh
hùng của Nguyễn Du
ĐỀ SỐ 5
Phần I: Đọc hiểu
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“…Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bón tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”.
Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bàng đã đến kì dặm khơi.”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Câu 1. Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào? Nêu chủ đề của văn bản.
Câu 2. Phân tích các nhân tố giao tiếp được thể hiện trong màn đối thoại giữa Thúy
Kiều và Từ Hải.
Câu 3. Phân tích ý nghĩa câu nói của Từ Hải: “Tâm phúc tương tri, Sao chưa thoát khỏi
nữ nhi thường tình
Câu 4. Văn bản được sử dụng rất nhiều từ Hán Việt. Tìm và phân tích hiệu quả nghê
thuật của các từ Hán Việt đó.
Câu 5. Trong giây phút chia tay Thúy Kiều để lên đường dựng nghiệp, Từ Hải đã hứ
hẹn với nàng về một tương lai gần, tươi sáng. Những hình ảnh nào trong lời thơ thể
hiện điều đó?
Phần II: Làm văn.
Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng
(Truyện Kiều) để thấy được tư tưởng nhân đạo của đại thi hào Nguyễn Du


Các câu hỏi tương tự
Huy Vũ Gia
Xem chi tiết
hà huy
Xem chi tiết
Lê Hải Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thảo Ly Nguyễ...
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
Xem chi tiết
Roronoa Thùy Giang
Xem chi tiết
Hà Phước Sơn
Xem chi tiết
Nguyên
Xem chi tiết
Trần Thị Thắm
Xem chi tiết