"Hiền tài là nguyên khí quốc gia "nguyên khí Thịnh Thì thế nước mạnh, rồi lên cao , knguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng Thánh đế Minh Vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ,vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế thế cho nên quý tượng kẻ sĩ không biết thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. đã yêu mến cho Khoa Danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ . lại Nêu tên ở Tháp Nhạn ,ban cho danh hiệu Long Hổ. Này tiệc văn hí. triều đình mừng được người tài, không có việc gì không Làm đến mức cao nhất
1/ Nêu nội dung chính của văn bản
2/ Giải thích từ hiền tài, nguyên khí trong văn bản
3/ Xác định biện pháp tu từ cú pháp nổi bật trong văn bản. hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó là gì
4/ Viết đoạn văn ngắn 5 đến 7 dòng bày tỏ suy nghĩ về lời dạy của Bác Hồ Chí Minh "một dân tộc dốt là một dân tộc yếu"
Đọc đoạn văn sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Hãy làm việc tốt vì bản chất của chúng ta là như thế. Hãy làm việc tốt vì nó không những giúp ích cho người khác mà còn mang lại cho bạn cảm giác thực sự thoải mái và mãn nguyện. Hãy làm việc tốt vì chính những điều đó sẽ là ngọn đuốc thắp sáng con đường đi tìm ý nghĩa cuộc sống cũng như những giá trị của bản thân bạn [...]. Bạn là người duy nhất cần được biết điều đó. Cuộc sống này là của bạn, vì vậy, dù bất cứ giá nào đi chăng nữa thì bạn cũng nên sống hết lòng với nó, không phải vì bất kì ai mà vì chính bạn.
(Kent M. Keith Ph. D, 10 nghịch lí cuộc sống, NXB Trẻ, 2018, trang 70-71)
a) Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
b) Nêu tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng trong câu văn “Hãy làm việc tốt vì bản chất của chúng ta là như thế. Hãy làm việc tốt vì nó không những giúp ích cho người khác mà còn mang lại cho bạn cảm giác thực sự thoải mái và mãn nguyện. Hãy làm việc tốt vì chính những điều đó sẽ là ngọn đuốc thắp sáng con đường đi tìm ý nghĩa cuộc sống cũng như những giá trị của bản thân bạn.”
c) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
Đọc đoạn văn sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Hãy làm việc tốt vì bản chất của chúng ta là như thế. Hãy làm việc tốt vì nó không những giúp ích cho người khác mà còn mang lại cho bạn cảm giác thực sự thoải mái và mãn nguyện. Hãy làm việc tốt vì chính những điều đó sẽ là ngọn đuốc thắp sáng con đường đi tìm ý nghĩa cuộc sống cũng như những giá trị của bản thân bạn [...]. Bạn là người duy nhất cần được biết điều đó. Cuộc sống này là của bạn, vì vậy, dù bất cứ giá nào đi chăng nữa thì bạn cũng nên sống hết lòng với nó, không phải vì bất kì ai mà vì chính bạn.
(Kent M. Keith Ph. D, 10 nghịch lí cuộc sống, NXB Trẻ, 2018, trang 70-71)
a) Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
b) Nêu tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng trong câu văn “Hãy làm việc tốt vì bản chất của chúng ta là như thế. Hãy làm việc tốt vì nó không những giúp ích cho người khác mà còn mang lại cho bạn cảm giác thực sự thoải mái và mãn nguyện. Hãy làm việc tốt vì chính những điều đó sẽ là ngọn đuốc thắp sáng con đường đi tìm ý nghĩa cuộc sống cũng như những giá trị của bản thân bạn.”
Giúp mình nha, mình cần gấp, tks nhiều nhé!!!
PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi ở dưới:
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.
(Trích “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”- Thân Nhân Trung,
Sgk Ngữ Văn 10, tập 1)
Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn văn. Trích dẫn câu văn thể hiện đầy đủ nhất nội dung của văn bản
Câu 2: Đoạn văn sử dụng cách diễn đạt nào? Nhận xét cách diễn đạt đó
Câu 3: Chép lại câu văn trong "Đại các bình Ngô" thể hiện đầy đủ niềm tự hào của tác giả Nguyễn Trãi về nhân tài Đất Việt
Câu 4: Theo a/c việc khắc bia ghi tên tướng sĩ có ý nghĩa gì với đương thời và thế hệ sau
Câu 5: Qua phần đọc hiểu a/c hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề " Hiền tài là nguyên khí của quốc gia"
BÀI 1.Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.
Câu 1. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn văn trên ?
Câu 2. Mệnh đề Hiền tài là nguyên khí của quốc gia được tác giả triển khai như thế nào trong văn bản?.
Câu 3. Nhà nước ta thời phong kiến đã từng trọng đãi hiền tài như thế nào? Theo tác giả, những điều đó đã là đủ chưa?.
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 8-10 câu,nêu suy nghĩ của anh/chị về sứ mệnh của hiền tài đối với đất nước?
BÀI 2.Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
1.Hoàng Đức Lương người làng Cửu Cao, huyện Văn Giang, nay thuộc tỉnh Hưng Yên, sau chuyển đến ở làng Ngọ Kiều, Gia Lâm, Hà Nội. Ông đỗ tiến sĩ năm năm 1478. Ông để lại: Trích diễm thi tập, đề tựa năm 1479, thơ chữ Hán còn lại 25 bài chép trong Trích diễm thi tập, sau này được Lê Quý Đôn đưa vào Toàn Việt thi lục.
2.Tựa là bài văn đặt ở đầu tác phẩm văn học hoặc sử học, địa lí, hội hoạ, âm nhạc,… nhằm giới thiệu mục đích, nội dung, quá trình hình thành và kết cấu của tác phẩm ấy. Bài tựa có thể do tác giả tự viết hoặc do một ai đó thích thú tác phẩm mà viết. Cuối bài tựa thường có phần lạc khoản: ghi rõ họ tên, chức tước của người viết và ngày tháng, địa điểm làm bài tựa. Bài tựa cũng thể hiện những quan điểm mang tính thời đại và của chủ quan người viết. Văn của thể tựa có tính chất thuyết minh, thường được kết hợp với nghị luận và tự sự, có khi mang sắc thái trữ tình.
3.Trong công việc biên soạn cũng như sáng tác, Hoàng Đức Lương bộc lộ một quan niệm thẩm mĩ tiến bộ. Đó là sự chú ý đến tính thẩm mĩ của văn chương và ông đưa ra những lí do mà khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời.Đây là tấm lòng yêu nước của ông được thể hiện qua tinh thần trách nhiệm, ý thức trân trọng, giữ gìn di sản văn hoá dân tộc
1/ Nêu nội dung chính của văn bản?
2/ Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?
3/ Xác định phép liên kết chính trong đoạn văn (2) và (3) ?
4/ Câu văn Tấm lòng yêu nước của ông được thể hiện qua tinh thần trách nhiệm, ý thức trân trọng, giữ gìn di sản văn hoá dân tộc gợi nhớ đến câu văn nào của Nguyễn Trãi trong Đại cáo bình Ngô khi nói về văn hiến của dân tộc ?
Mọi người giúp em phần bài đọc hiểu này với em sắp thi giữa kì môn văn rồi mong mọi người giúp đỡ em ạ! Như Từ, từ khi bỏ nhà đi thấm thoát đã được một năm, ao sen đã đổi thay mầu biếc. Những đêm gió thổi, những sáng sương sa, bóng trăng sáng dòm qua cửa sổ, tiếng thủy triều nghe vẳng đầu giường, đối cảnh chạnh lòng, một mối buồn bâng khuâng, quấy nhiễu khiến không sao ngủ được. Một hôm trông ra bể, thấy một chiếc tàu buôn đi về phương Nam. Từ trỏ bảo Giáng Hương rằng: - Nhà tôi đi về phía kia kìa, song biển cả trời xa, chẳng biết là ở tận đâu. Rồi nhân lúc rỗi, chàng nói với nàng rằng: - Tôi bước khách bơ vơ, lòng quê bịn rịn, lệ hoa thánh thót, lòng cỏ héo hon, dám xin thể tình mà cho được tạm về, chẳng hay ý nàng nghĩ thế nào? Giáng Hương bùi ngùi không nỡ dứt. Từ lang nói: - Tôi xin hẹn trong một thời kỳ bao nhiêu lâu, để về cho bạn bè gặp mặt và thu xếp việc nhà cho yên, sẽ lại đến đây để với nàng cùng già ở chốn làng mây bến nước. Giáng Hương khóc mà nói: - Thiếp chẳng dám vì tình phu phụ mà ngăn cản mối lòng quê hương của chàng. Song cõi trần nhỏ hẹp, kiếp trần ngắn ngủi, dù nay chàng về nhưng chỉ e liễu sân hoa vườn, không còn đâu cảnh tượng như ngày trước nữa. Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2: Theo tác giả, khi Từ Thức bỏ nhà đi cảnh vật đã thay đổi như thế nào? Câu 3: Nội dung của đoạn trích? Câu 4: Việc từ biệt Giáng Hương cho thấy Từ Thức có thái độ như thế nào với làng mây bến nước? Câu 5. Anh/Chị hiểu gì về tâm trạng của Từ Thức khi chàng sống ở làng mây bến nước? Câu 6. Theo anh/chị, Từ Thức có thể từ bỏ quê hương, gia đình vì tình yêu không? Vì sao Hãy giúp em với ăn! Em cảm ơn
I. Đọc hiểu:
Đọc văn bản “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” ( SGK Ngữ văn 10 tập 2, trang 31,32) và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Anh/ chị hiểu như thế nào về câu: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”?
Câu 2: Hiền tài có vai trò quan trọng đối với đất nước như thế nào?
Câu 3: Theo tác giả, việc khắc bia ghi tên tiến sĩ có ý nghĩa, tác dụng gì đối với đương thời và các thế hệ sau?
Câu 4: Theo em, trong thời đại ngày nay, Nhà nước ta đã, đang và sẽ phải làm gì để khuyến khích hiền tài cống hiến hết mình cho đất nước?
II. Làm văn
Câu 1: Anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 từ bàn về vai trò của hiền tài đối với đất nước trong cuộc sống hôm nay.
Câu 2: Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật khách trong bài “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu.
Mọi người giải nhanh, hoặc cho m biết nguồn thông tin tham khảo nhá !!
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
“ Một sớm tỉnh dậy , nhiều sao Việt ngỡ ngàng đến phát hỏa vì bị tung tin đã chết. Trong những thần tượng đó , có một cái tên đình đám khiến fan Việt ráo riết tìm hiểu khi Sơn Tùng M- TP bị cho đã chết . Ca sĩ Phan Đình Tùng cũng không khỏi sốc khi tự dưng nhận được thông tin trên facebook là mình qua đời vì tai nạn giao thông. Sự việc dường như ngày càng được hâm nóng khi mới đây MC Lại Văn Sâm tiếp tục bị tung tin đồn đã qua đời vì đột tử
Mạng xã hội ( facebook) đang dắt mũi công chúng Việt Nam , bôi nhọ cá nhân , gây hoang mang dư luận , tìm cách sát phạt nhau… dường như chưa đủ khiến nhiều kẻ tìm cách chọn người nổi tiếng để “ tế sống” làm chao đảo dư luận. Trò đùa tàn ác của mạng xã hội , bao giờ mới buông tha cho nghệ sĩ”
( Theo VNmedia)
1.Xác định phương thức biểu đạt của văn bản
2.Nêu nội dung chính của văn bản
3.Chỉ ra 2 biện pháp tu từ trong văn bản và nêu tác dụng
4.Viết đoạn văn ngắn ( 10-15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ảnh hưởng của mạng xã hội ( facebook) đối với đời sống con người
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
“ Một sớm tỉnh dậy , nhiều sao Việt ngỡ ngàng đến phát hỏa vì bị tung tin đã chết. Trong những thần tượng đó , có một cái tên đình đám khiến fan Việt ráo riết tìm hiểu khi Sơn Tùng M- TP bị cho đã chết . Ca sĩ Phan Đình Tùng cũng không khỏi sốc khi tự dưng nhận được thông tin trên facebook là mình qua đời vì tai nạn giao thông. Sự việc dường như ngày càng được hâm nóng khi mới đây MC Lại Văn Sâm tiếp tục bị tung tin đồn đã qua đời vì đột tử
Mạng xã hội ( facebook) đang dắt mũi công chúng Việt Nam , bôi nhọ cá nhân , gây hoang mang dư luận , tìm cách sát phạt nhau… dường như chưa đủ khiến nhiều kẻ tìm cách chọn người nổi tiếng để “ tế sống” làm chao đảo dư luận. Trò đùa tàn ác của mạng xã hội , bao giờ mới buông tha cho nghệ sĩ”
( Theo VNmedia)
1.Xác định phương thức biểu đạt của văn bản
2.Nêu nội dung chính của văn bản
3.Chỉ ra 2 biện pháp tu từ trong văn bản và nêu tác dụng
4.Viết đoạn văn ngắn ( 10-15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ảnh hưởng của mạng xã hội ( facebook) đối với đời sống con người