sẽ ra sao nếu mặt trời ngừng phát sáng 0,1 giây ?
Chỉ ra những nét tương đồng và những nét khác biệt giữa mèo nhà và mèo rừng theo cảm nhận của em (có thể tham khảo hình dưới). Có thể coi đây là sự hình thành loài mới được hay không? Nếu có thì nhờ cơ chế nào?
1. Em hãy chỉ ra các đặc điểm giống nhau giữa người và thú. Những điểm giống nhau đó có thể giúp chúng ta có kết luận gì về người gốc loài người?
2.Thế nào là cơ quan tương đồng và cơ quan thoái hóa? Vì sao để xác định mối quan hệ giữa các loài, người ta thường sử dụng các cơ quan này?
1. Nguồn gốc sự sống trải qua những giai đoạn tiến hóa nào?
2.Nêu những đặc điểm cơ bản thí nghiệm Milơ và urây?
3.Phân biệt các quá trình tiến hóa về những nội dung: khái niệm, nhân tố tác động và kết quả?
4.Hóa thạch là gì? Nêu ý nghĩa?
5.Nêu các bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người? Lấy ví dụ minh họa?
6.Tìm hiểu nội dung cơ bản về các dạng vượn người hóa thạch và quá trình phát sinh loài người? Kể tên các đại diện trong từng nhóm người?
Xin chào mọi người. Chúc mọi người một buổi chiều vui vẻ. Các bạn có thể hỗ trợ cho mình 5 câu này được không nhỉ. Cảm ơn bạn nhé!
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tiến hóa lớn?
A. Diễn ra trong phạm vi của loài với quy mô nhỏ
B. Không thể nghiên cứu bằng thực nghiệm
C. Diễn ra trong thời gian lịch sử dài
D. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài
Câu 2: Các nhóm loài khác nhau được phân thành các nhóm phân loại theo đúng thứ tự
A. Chi → họ → lớp → bộ → ngành → giới.
B. Họ →chi → bộ → lớp → ngành → giới.
C. Chi → họ → bộ → lớp → ngành → giới.
D. Chi → bộ → họ → lớp → ngành → giới
Câu 3: Nhận xét nào dưới đây về quá trình tiến hoá là không đúng
A. Sự tiến hoá của các loài trong sinh giới đã diễn ra theo cùng một hướng với nhịp
B. Quá trình tiến hoá lớn đã diễn ra theo con đường chủ yếu là phân li, tạo thành những nhóm từ một nguồn
C. Hiện tượng đồng quy tính trạng đã tạo ra một số nhóm có kiểu hình tương tự nhưng thuộc những nguồn gốc khác nhau
D. Toàn bộ loài sinh vật đa dạng phong phú ngày nay đều có một nguồn gốc chung
Câu 4: Trong việc giải thích nguồn gốc chung của các loài quá trình nào dưới đây đóng vai trò quyết định:
A. Quá trình đột biến
B. Quá trình giao phối
C. Quá trình chọn lọc tự nhiên
D. Quá trình phân li tính trạng
Câu 5: Vì sao có sự song song tồn tại các nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao?
A. Vì trong những điều kiện xác định, có những sinh vật duy trì tổ chức nguyên thuỷ của chúng hoặc đơn giản hoá tổ chức mà vẫn đảm bảo sự thích nghi thì vẫn tồn tại và phát triển.
B. Vì các sinh vật có tổ chức thấp vẫn không ngừng phát sinh.
C. Vì các sinh vật có tổ chức thấp không có nhu cầu nhiều về dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển.
D. Vì các sinh vật có tổ chức thấp không có nhu cầu nhiều về năng lượng cho các hoạt động sống.
Bài 8: Tổng số tế bào sinh tinh là 128 đều chuyển qua vùng chín để sinh giao tử. Hiệu xuất thụ tinh của các tinh trùng chứa X là 25%, của tinh trùng chứa Y là 50%. Cho rằng số hợp tử nở đạt 100%. Hãy tính số cá thể đực và số cá thể cái có thể có.
Bài 9: 1. Ở một loài sinh vật trong quá trình phát sinh giao tử nếu có trao đổi chéo tại một điểm trên một cặp NST tương đồng thì số loại giao tử tối đa có thể đạt được là 32. Tên loài ?
2. Trong vùng sinh sản của ống dẫn sinh dục của một cá thể đực thuộc loài nói trên có một số tế bào sinh dục sơ khai đều nguyên phân 5 lần liên tiếp. Có 87,5% số tế bào con tạo ra được chuyển sang vùng chín trở thành tế bào sinh tinh. Trong số các tinh trùng tạo ra chỉ có 25% số tinh trùng chứa X và 12,5% số tinh trùng chứa Y thụ tinh tạo ra tổng số 168 hợp tử.
Tính số tế bào sinh dục sơ khai đực đã phát sinh ra các loại tinh trùng nói trên và số NST môi trường cung cấp cho quá trình phát sinh đó.
3. Cho biết hiệu xuất thụ tinh của trứng là 75%. Tất cả các trứng được tạo ra phát sinh từ 14 tế bào sinh dục sơ khai cái và tất cả các tế bào con được tạo ra ở vùng sinh sản đều trở thành tế bào sinh trứng.
a. Xác định số lần nguyên phân của mổi tế bào sinh dục sơ khai cái.
b. Xác định số cá thể đực và số cá thể cái được nở ra nếu tỷ lệ nở của số hợp tử XY là 50% và của số hợp tử XX là 25%.
Bài 10: Ở đậu hà lan 2n= 14. Giảm phân không xảy ra trao đổi đoạn, hãy cho biết
1. Bao nhiêu hợp tử chứa 5 NST của ông nội ? tỷ lệ loại hợp tử này ?
2. Bao nhiêu hợp tử chứa 2 NST của bà ngoại ? tỷ lệ loại hợp tử này ?
3. Bao nhiêu hợp tử chứa 5 NST của ông nội và chứa 2 NST của bà ngoại?
a) Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và và chọn lọc tự nhiên trong quá trình tiến hoá được thể hiện như thế nào?
b) Sau cùng 1 thời gian tồn tại, loài sinh vật L1 đã tiến hoá thành 1 loài khác trong khi loài sinh vật L2 gần như ít thay đổi. Điều kiện sống của 2 loài này có gì khác nhau, giải thích.
Gen A ở một quần thể ó 3 kiểu gen AA; Aa; aa với giá trị thích nghi tương ứng là 0,85; 1; 0,65. Xác định tỉ lệ kiểu gen khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.
Khi chữa bệnh nhiễm khuẩn bẳng thuốc kháng sinh, người ta nhận tháy có hiện tượng vi khuẩn "quen thuốc" làm cho tác dụng diệt khuẩn của thuốc nhanh chóng giảm hiệu lực. Nêu các cơ chế tiến hoá và di truyền làm cho gen kháng thuốc nhân rộng trong quần thể vi khuẩn.