Bài 27. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Jocasta Bevis
Sau chiến tranh các vua Nguyễn đã thi hành các biện pháp gì để phát triển nông nghiệp? Em có nhận xét gì về các biện pháp ấy? Giúp nhanh với mọi người!Mai mình thi Sử HKII rồi!!
Buddy
30 tháng 6 2020 lúc 21:33

Ngay từ cuối thời Tây Sơn, khi làm chủ Nam Bộ, Nguyễn Ánh đã bắt đầu thi hành các chính sách phát triển nông nghiệp vào giữa năm 1789. Các chính sách nông nghiệp này đã khiến việc sản xuất lúa gạo ở vùng Gia Định tăng cao và giúp rất lớn cho việc chiến tranh với Tây Sơn của Nguyễn Ánh, được Trần Trọng Kim và Tạ Chí Đại Trường đánh giá tốt[1][2]. Từ khi cai trị toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, Gia Long và các vị vua kế tục tiếp tục thi hành chính sách phát triển nông nghiệp khá đa dạng.

Triều Nguyễn có những chính sách ưu đãi để phát triển nông nghiệp, như là cấm mua bán ruộng đất công, lập kho Thường bình, Sở Tịch điền, Sở Diễn canh, kho Bình thiếu, Sở Đồn điền, Đàn Tiên nông,...[3]

Cũng nhằm khuyến khích người dân cày ruộng, vua Minh Mạng từng xuống Dụ xem việc khôi phục Lễ tịch điền (nhà vua đích thân xuống ruộng cày) là "thực là chính sự quan trọng của đấng vương giả". Minh Mạng xét lại các nghi thức cử hành đại lễ này dưới các triều đại trước và cho rằng nghi lễ cón quá giản lược, vì thế vào năm 1828, nhà vua giao cho bộ Lễ soạn thảo chu đáo các điển lễ làm thành luật lệ lâu dài, và đại lễ kéo dài 5 ngày được tổ chức hàng năm vào tháng 5 âm lịch.[4] Đến thời vua Tự Đức, nghi lễ được chỉnh sửa cho bớt rườm rà và phù hợp với hoàn cảnh hơn.[5]

==> ý nghĩa

Để bù lại những mất mát do thiên nhiên hay con người gây ra, người nông dân luôn biết tận dụng kinh nghiệm trong việc đồng áng với câu đúc kết chủ đạo của nghề nông: "nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống". Quy trình sản xuất gồm có: gieo hạt, cày bừa, cấy lúa, làm cỏ, bỏ phân, tát nước…

Việc nhân giống được phát huy, người nông dân đã có được 65 giống lúa tẻ và 27 giống lúa nếp, trong đó có những giống ngắn ngày chỉ còn 3-4 tháng (tính từ khi cấy đến khi gặt thì ngắn hơn, chỉ hơn 40 ngày, gọi là lúa câu)[19]. Điểm hạn chế là trong khi tạo ra được nhiều giống múa mới cho gạo thơm, dẻo ngon thì người nông dân lại không có biện pháp tăng năng suất lúa[20].

Ngoài lúa, người nông dân còn canh tác thêm nhiều loại cây lương thực như khoai, sắn, ngô, kê, bo bo, đậu... Kinh tế vườn rất phát triển, đặc biệt là ở Nam Bộ. Hàng loạt cây rau, củ, bí bầu, hoa quả được trồng trọt, trong đó có một số giống nhập khẩu như cà phê, nho, hồ tiêu, đậu Hà Lan...

Thảo Phương
1 tháng 7 2020 lúc 9:53

-Nông nghiệp dưới thời Nguyễn lạc hậu không có gì đổi mới,ruộng đất tư phát triển, ruộng đất công bị thu hẹp, diện tích ruộng đất bỏ hoang tăng lên.

+Ngay từ năm 1804, nhà nước đã ban hành chính sách quân điền nhưng ruộng đất công chỉ còn 20% tổng diện tích đất. Hơn nữa theo chính sách, việc chia ruộng đất phải ưu tiên cho quan lại, quý tộc và binh lính cuối cùng ruộng đất đến tay nhân dân không còn bao nhiêu .

+Nhà nước khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình hức hoặc cho dân tự động tổ chức hoặc nhà nước góp vốn ban đầu cho nhân dân mua sắm nông cụ, trâu bò, mở thêm nhiều đồn điền. Ruộng đất tăng thêm nhưng không nhiều

+ Hằng năm nhà nước cố gắng bỏ tiền, thóc, huy động nhân dân sửa đắp đê điều, nạo vét kênh mương, song vẫn không khắc phục được lũ lụt

+Khuyến khích tăng gia sản xuất nhưng do người dân không có hoặc có ít ruộng vẫn chịu bóc lột nặng nề

+Trồng thêm nhiều loại cây lương thực khác cùng diện tích trồng rau, đậu, hoa quả được mở rộng giúp góp phần làm giảm đi cảnh đói nghèo


Các câu hỏi tương tự
Cẩm Nguyên
Xem chi tiết
Cẩm Nguyên
Xem chi tiết
Hà Phạm
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Đinh Thị Hồng
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Ánh Sao
Xem chi tiết
đạt
Xem chi tiết
Jeon Jung Kook (BTS)
Xem chi tiết