"Sáng 22/2 đường dây nóng của Trung tâm Điều phối tạng Hà Nội nhận một cuộc điện thoại đặc biệt. Đầu dây bên kia tự xưng tên Nguyễn Trần Thùy Dương (33 tuổi, thôn Tân Mỹ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Chị Dương nghẹn ngào đưa lời:"Con tôi - bé gái Nguyễn Hải An mới 7 tuổi, 3 tháng đang trong tình trạng hôn mê do u cầu não xâm lấn. Gia đình có nguyện vọng hiến tặng nội tạng của cháu cho những bạn nhỏ khác đang bị bệnh chờ ghép tạng, muốn sẽ được nghe tiếng trái tim của con gái mình còn đập trong lòng ngực một bạn trẻ nào đó..."
Bé An nhập viện ngày 15/1/2018. Cũng kể từ ngày đó, chị Dương xin nghỉ việc để đồng hành cùng con gái bé nhỏ. Chị hay kể cho con nghe vè chuyện hiến tặng nội tạng cho người bệnh. Một lần, khi còn tỉnh táo bé An tâm sự với mẹ:"Con cũng muốn sau này là thế nào khi mất đi, những bộ phận vẫn còn tồn tại, vẫn sống trên cơ thể của người khác...".
\(\rightarrow\) Từ nội dung trong đoạn tin trên, hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về câu nói:"Cho đi là còn mãi mãi".
#Đề_không_chuyên
1. Giải thích vấn đề
- Mẩu tin nói về chuyện cô bé 7 tuổi Hải An hiến nội tạng của mình cứu sống những bạn nhỏ khác sau khi em mất.
- Câu chuyện gợi lên cho ta bài học sâu sắc về tình yêu thương, cho đi là còn lại mãi mãi.
2. Bàn luận vấn đề
* Vì sao cho đi là còn lại mãi mãi
- Những thứ ta cho đi sẽ ở lại cùng với những người được đón nhận. Quan trọng không phải ta cho đi cái gì mà người nhận sẽ cảm nhận được tấm lòng của người cho đi.
- Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về.
- Người cho có thể không còn trên thế gian nhưng hành động san sẻ yêu thương ấy thì còn mãi vì nó là biểu hiện sáng trong của tình người, tình đời.
* Biểu hiện của việc cho đi là còn mãi
- Cuộc đời luôn có những bất hạnh, cho đi một phần mình có là san sẻ bớt một chút gánh nặng với những người kém may mắn hơn.
- Việc cho đi không nhất thiết phải là hiến tặng một thứ gì đó, đơn giản chỉ là cho đi một lời nói yêu thương, một cử chỉ ân cần, một cái ôm... Giá trị của việc cho đi nằm ở tinh thần.
- Từ việc cho đi của một người, lan tỏa những hành động yêu thương đến những người khác.
3. Mở rộng và liên hệ bản thân
- Chúng ta nhận thức rõ cho đi là còn lại mãi mãi nhưng cũng còn đó những cá nhân con người ích kỉ, chỉ biết nhận về cho mình mà không biết chia sẻ với người khác.
- Là một học sinh, em đã được đón nhận rất nhiều may mắn, hạnh phúc, em cũng phải cho đi để cảm thấy cuộc đời ý nghĩa, đáng sống hơn.
Cho và nhận là hai khái niệm tưởng chừng đối lập nhau, nhưng thực chất lại nằm trong cùng một quy luật vận động. Cho không có nghĩa là mất đi, mà đó là lúc chúng ta được nhận lại rất nhiều – dưới muôn vàn hình thức khác nhau. Cho đi là niềm hạnh phúc tột cùng của 1 người.