Hướng dẫn soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đỗ Ngọc

Sách Vnen Bài 19: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

2. Tìm hiểu văn bản

a) Đọc đoạn văn sau và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới.

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.

(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?

b) Tìm bố cục của bài văn và lập ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.

c) Để chứng minh cho vấn đề nghị luận, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?

d) Trong bài văn, tinh thần yêu nước được so sánh, liên hệ với những hình ảnh nào? Tác dụng của việc sử dụng những hình ảnh ấy là gì?

e) Đọc lại đoạn văn từ ''Đồng bào ta ngày nay'' đến ''nơi lòng nồng nàn yêu nước'' và trả lời các câu hỏi sau:

(1) Xác định câu mở đoạn và câu kết đoạn của đoạn văn.

(2) Các dẫn chứng trong đoạn văn được sắp xếp theo cách nào?

(3) Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình: ''từ... đến... '' có mối quan hệ với nhau như thế nào?

g) Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của văn bản ở các phương tiện sau:

- Xây dựng bố cục;

- Cách chọn lọc và trình tự đưa dẫn chứng;

- Cách sử dụng hình ảnh so sánh.

Mọi người ơi giúp mình với nha, đang cần gấp lắm ạ TT

Mấy bạn cố gắng giúp mình TT, biết được câu nào thì giúp mình nha, cảm ơn rất nhiều ạ

Nguyễn Ngọc Minh
5 tháng 2 2017 lúc 19:53

b) Bài văn có bố cục 3 phần:

- Mở bài( từ đầu đến lũ cướp nước): nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

- Thân bài( tiếp theo đến lồng nồng nàn yêu nước): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

- Kết bài( phần còn lại) : Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

c) Để chứng minh cho vấn đề nghị luận, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng:

+ Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.

+ Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dẫn chứng lại chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm bị chiếm và nước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công chức ở hậu phương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công dân, nông dân thi đua sản xuất đến điền chủ quyên góp đất cho Chính phủ,…các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện đã chứng minh nhân dân ta có một truyền thống nồng nàn yêu nước.

d) Trong văn bản, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh: tinh thần yêu nước kết thành như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ….lũ bán nước ( so sánh cụ thể, độc đáo). Tác dụng: làm nổi bật sức mạnh của tinh thần yêu nước, giúp người đọc được giá trị của lòng yêu nước.

e) (1) Câu mở đoạn: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.

Câu kết đoạn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”.

(2)Sắp xếp theo các trình tự, tuổi tác, khu vực cư trú; tiền tuyến, hệu phương; tầng lớp, giai cấp.

(3) Có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau, nhưng bao quát toàn bộ già trẻ, gái trai, miền xuôi, miền ngược, tiền tuyến, hậu phương, nông dân, công dân, địa chủ..; nghĩa là toàn thể nhân dân Việt Nam.

g) Nghệ thuật:

- Bố cục chặt chẽ.

- Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo trật tự thời gian ( từ xưa đến nay). Nhấn mạnh các dẫn chứng thời nay, đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân.

- Hình ảnh so sánh độc đáo, gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là 1 khái niệm trừu tượng.

Đỗ Ngọc
2 tháng 2 2017 lúc 21:35

Linh Phương Mai Phương aNH Mai Nguyễn Nguyễn Phương Thảo

Nguyễn Trần Thành Đạt Đỗ Hương Giang Trần Ngọc Định và những bạn khác giúp mình nha

Trần Như Hiền
3 tháng 2 2017 lúc 21:55

Này bạn ơi bạn vào trang web: Soạn văn 7 (Đơn giản wá) đó nha bạn

Trịnh Ngọc Hân
4 tháng 2 2017 lúc 21:55

(1) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

(2) Nghị luận về tinh thần yêu nước , đoàn kết chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

b) Bố cục có ba phần:

Mở bài: Từ đầu cho đến" lũ cướp nước" ( Khẳng định dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước).

Thân bài: Tiếp theo cho đến " nồng nàn yêu nước" ( Chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta).

Kết bài: Còn lại( Bổn phận , nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước cho tất cả mọi người).

c) - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta qua những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi , Quang Trung,....

- Tinh thần yêu nước còn qua các cụ già đến các cháu nhi đồng; kiều bào đến những vùng tạm chiếm; nhân dân ta miền ngược miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương; phụ nữ đến bà mẹ chiến sĩ; nam nữ công nhân và nông dân cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất cho Chính phủ,.... Những cử chỉ cao quý đó , tuy khác nhau nơi việc làm , nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Được sắp xếp theo trình tự thời gian.

d)Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý . Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong gương , trong hòm.

Tác dụng: Giúp cho người nghe , người đọc hình dung được giá trị của lòng nồng nàn yêu nước.

e)(1) Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước( câu mở đoạn) . Những cử chỉ cao quý đó , tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống với lòng nồng nàn yêu nước( câu kết đoạn).

(2) Được sắp xếp theo trình tự : lứa tuổi, xa đến gần, tiền tuyến- hậu phương. tầng lớp.

(3) Có mối quan hệ chặt chẽ , thể hiện sự đồng tâm, nhất trí, thể hiện khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

g) Bố cục chặt chẽ.

Đưa dẫn chứng , chọn lọc theo trình tự thời gian.

Hình ảnh so sánh có chọn lọc.

Inoue Jiro
23 tháng 1 2018 lúc 12:42

Câu 1:

- Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Câu văn thâu tóm nội dung nghị luận trong bài: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta".

Câu 2: Bài văn có bố cục ba phần:

- Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

- Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

- Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Câu 3: Để chứng minh cho nhận định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta", tác giả đã đưa ra các dẫn chứng:

- Tinh thần yêu nước trong lịch sử chống giặc ngoại xâm các thời đại.

- Tinh thần yêu nước ở hiện tại, trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện đã chứng minh dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước.

Các dẫn chứng được sắp xếp theo trình tự:

+ Thời gian: quá khứ - hiện tại

+ Không gian: miền xuôi - miền ngược, nước ngoài - trong nước.

+ Lứa tuổi: già - trẻ, gái - trai.

+ Lĩnh vực: mặt trận, hậu phương.

Câu 4:

Trong bài văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh: tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh cụ thể, độc đáo. Lối so sánh như vậy làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn, vô song của tinh thần yêu nước.

Hình ảnh so sánh khác là ví tinh thần yêu nước như các thứ của quý. Có khi được trưng bày, có khi được cất giấu. Khi được trưng bày, ai cũng nhìn thấy. Khi được cất giấu thì kín đáo. Như vậy tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ, nhưng lúc nào cũng có. Cách so sánh này làm cho người đọc hình dung được giá trị của lòng yêu nước; mặt khác nêu trách nhiệm đưa tất cả của quý ấy ra trưng bày, nghĩa là khơi gợi, phát huy tất cả sức mạnh còn đang tiềm ẩn, đang được cất giấu ấy để cho cuộc kháng chiến thắng lợi.

Câu 5:

a. Câu mở đoạn của đoạn văn này là: "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước".

Câu kết đoạn của đoạn văn này là: "Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước".

b. Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo các trình tự: tuổi tác, khu vực cư trú; tiền tuyến, hậu phương; tầng lớp, giai cấp.

c. Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình " từ ... đến ..." làm cho sự việc và con người thống nhất với nhau. Những sự việc và con người này có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau, nhưng bao quát toàn bộ già trẻ, gái trai, miền xuôi, miền ngược, tiền tuyến, hậu phương, nông dân, công nhân, điền chủ,...; nghĩa là toàn thể nhân dân Việt Nam.

Câu 6: Nghệ thuật bài văn có những điểm nổi bật:

- Bố cục chặt chẽ: đầy đủ ba phần rõ ràng, mạch lạc, cân đối.

- Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo trật tự thời gian (từ xưa đến nay). Nhấn mạnh các dẫn chứng thời nay, đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân.

- Lời văn chặt chẽ, logic, hình ảnh so sánh độc đáo, gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.

Ngô Thị Thu Trang
23 tháng 1 2018 lúc 21:21

b) Bài văn có bố cục 3 phần:

- Mở bài( từ đầu đến lũ cướp nước): nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

- Thân bài( tiếp theo đến lồng nồng nàn yêu nước): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

- Kết bài( phần còn lại) : Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

c) Để chứng minh cho vấn đề nghị luận, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng:

+ Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.

+ Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dẫn chứng lại chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm bị chiếm và nước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công chức ở hậu phương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công dân, nông dân thi đua sản xuất đến điền chủ quyên góp đất cho Chính phủ,…các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện đã chứng minh nhân dân ta có một truyền thống nồng nàn yêu nước.

d) Trong văn bản, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh: tinh thần yêu nước kết thành như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ….lũ bán nước ( so sánh cụ thể, độc đáo). Tác dụng: làm nổi bật sức mạnh của tinh thần yêu nước, giúp người đọc được giá trị của lòng yêu nước.

e) (1) Câu mở đoạn: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.

Câu kết đoạn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”.

(2)Sắp xếp theo các trình tự, tuổi tác, khu vực cư trú; tiền tuyến, hệu phương; tầng lớp, giai cấp.

(3) Có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau, nhưng bao quát toàn bộ già trẻ, gái trai, miền xuôi, miền ngược, tiền tuyến, hậu phương, nông dân, công dân, địa chủ..; nghĩa là toàn thể nhân dân Việt Nam.

g) Nghệ thuật:

- Bố cục chặt chẽ.

- Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo trật tự thời gian ( từ xưa đến nay). Nhấn mạnh các dẫn chứng thời nay, đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân.

- Hình ảnh so sánh độc đáo, gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là 1 khái niệm trừu tượng.

Đào Thị Ngọc Huyền
16 tháng 2 2019 lúc 14:06

(1). Câu chủ đề là:'' dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước đến của ta''

(2). Vấn đề nghị luận: Khẳng định sức mạnh to lớn của tinh thần yêu nước và ca ngợi tinh thần yêu nước trong các cuộc kháng chiến.

b, Bố cục: 3 phần

+Phần 1: từ đầu ➞ lũ cướp nước

+Phần 2: tiếp ➞ nồng nàn yêu nước

+Phần 3: còn lại

mk chỉ biết như zậy thôi cô giáo mk dạy zậy á chúc bạn hok tốt


Các câu hỏi tương tự
Phạm Thị Lệ
Xem chi tiết
Diễm Dương
Xem chi tiết
Võ Hùng Hy
Xem chi tiết
Hà My
Xem chi tiết
Trần Thư
Xem chi tiết
Phạm Hoàng Thạch
Xem chi tiết
Mon Mon
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
sONG Ngư
Xem chi tiết