Thiên nhiên và con người ở các châu lục

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nam Nguyễn

Rừng Amaron có những vùng tài nguyên gì ​​​​​​

​Tại sao phải bảo vệ rừng amaron

_silverlining
6 tháng 5 2017 lúc 19:59

- Rừng amazon có vai trò vô cùng to lớn:
+ Là lá phổi của thế giới.
+ Vùng dự trữ sinh học quý giá.
+ Với nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp và giao thông vận tải.
- Việc khai thác rừng Amazon đem lại nhiều lợi ích chung cũng làm cho môi trường rừng Amazon bị hủy hoại nhiều, ảnh hưởng tới khí hậu khu vực và toàn cầu

Nguyễn Lan
6 tháng 5 2017 lúc 20:38
* Thực vật
Đây là nơi trú ngụ của các cây lá rộng nên rất giàu loài. Trong rừng mưa nhiệt đới, tính đa dạng là nguyên sinh do sự phong phú lớn về các loài động vật, nhất là côn trùng. Đối với tất cả các nhóm cơ thể, đa dạng loài càng tăng lên khi càng hướng về vùng nhiệt đới. Nhìn chung có sự tương quan trong phân bố tính giàu loài trong các nhóm cơ thể khác nhau.Tuy nhiên, mỗi nhóm cơ thể đạt tới sự giàu loài nhất ở những phần khác nhau do điều kiện lịch sử và sự ổn định của nơi đó với nhu cầu của chính nhóm đó. Trong các quần xã mặt đất, sự giàu loài có xu hướng giảm khi độ cao tăng dần cùng với bức xạ mặt trời giảm và lượng mưa giảm. Vùng nhiệt đới là nơi tập trung nhiều loài, lý do như sau: - Tuổi địa chất của vùng nhiệt đới lớn hơn, khí hậu ổn định hơn vùng ôn đới. - Do các quần xã ở nhiệt đới cổ hơn ở ôn đới, có nhiều thời gian cho chúng tiến hóa, nên trình độ chuyên hóa và thích nghi tốt hơn. - Nhiệt độ và độ ẩm cao ở vùng nhiệt đới tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài có thể sống sót hơn là ở vùng ôn đới. Ở vùng nhiệt đới có thể có sức ép lớn hơn do sâu bọ, kí sinh trùng, bệnh tật cản trở vì không có mùa đông lạnh để làm giảm quần thể của những loài này. - Trong các loài cây ở vùng nhiệt đới tỷ lệ lai chéo (ngược với tự lai giống) thể hiện cao hơn trong vùng ôn đới. Tỷ lệ lai chéo có thể dẫn tới mức độ biến đổi di truyền, thích nghi địa phương và hình thành loài cao hơn. - Vùng nhiệt dới nhận nhiều năng lượng mặt trời trong suốt năm hơn ở vùng ôn đới. Do rừng mưa có nhiều loài thực vật nên cấu trúc rừng cũng rất đặc biệt. Cây gỗ rừng nhiệt đới thường 4 - 5 tầng trong khi đó rừng ôn đới chỉ 1 - 2 tầng. Hình dạng tán cây cũng khác nhau trong các tầng khác nhau. Tán tầng I thường thưa, hình bán cầu. Tán tầng II dày và tròn hơn, thường có dạng thấp. Các cây gỗ ở đây thường xanh, dai cứng, mép nguyên hay gần như nguyên, màu lục thẫm. Cây bụi rất phong phú ,chủ yếu là các loài thuộc Hai lá mầm, Một lá mầm. Thảm cỏ nghèo về thành phần loài cũng nnhư số cá thể. Dây leo rất phát triển ,có nhiều loài thuộc họ khác nhau. Đại đa số dây leo là cây ưa sáng nên có xu hướng vươn lên tầng cao, dựa vào các cây khác để vươn lên. Thực vật bì sinh cũng rất phong phú và là một đặc trưng của rừng mưa. Hiện tượng bóp cổ (thắt nghẹt) cũng rất phổ biến trong rừng mưa. Sự nghèo hoa cũng là một đặc điểm của rừng mưa bởi vì cây rừng nhiệt đới là tự thụ phấn hoặc thụ phấn nhờ gió. Đặc tính sinh học: Cây ở rừng mưa có áp suất tế bào bé hơn cây rừng ôn đới và ngay trong một vùng cây ở trong rừng nguyên sinh áp suất đó cũng thấp hơn so với ở nơi trống (do độ ẩm của không khí và đất ở trong rừng nguyên sinh cao hơn so với ở nơi trống).

Các câu hỏi tương tự
Lê Ngọc Cương
Xem chi tiết
hoàng nguyễn phương thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Chí Trung
Xem chi tiết
윤기민
Xem chi tiết
nguyenngocthuanh
Xem chi tiết
Lê Hà Vân
Xem chi tiết
Minh Đức
Xem chi tiết
BUi DINH NAM DUONG
Xem chi tiết
nguyễn thị thùy dung
Xem chi tiết