CauA. 1.phát biểu nguyên lý truyền nhiệt
2. Một vật có khối lượng 500 gam rơi từ độ cao 2m xuống mặt đất
a,lực nào đã thực hiện công cơ học. Tính công của lực này
b,Công của trọng lực trong trường hợp một viên bi khối lượng 20 gam lăn trên sàn nhà là bao nhiêu
Câu B. 1,Người ta thả một quả cầu nhôm khối lượng 20 gam đã được đun nóng tới 100 °C vào một cốc nước ở 20 °C sau một thời gian nhiệt độ nước tăng đến 27 °C
2. Người ta thả một quả cầu nhôm khối lượng 20 gam đã được đun nóng tới 100 °C vào một cốc nước ở 20 °C sau một thời gian nhiệt độ nước tăng đến 27 °C
a, hỏi nhiệt độ của miếng nhôm ngay sau khi cân bằng nhiệt
b, tính nhiệt Lượng do quả cầu toàn ra. Biết nhiệt dung riêng ủa nhôm là 880J/Kg.K
c, tính khối lượng nước trong cốc biết nhiệt dung riêng của cốc là 4200J/Kg.K
Câu 1: Một người đi xe máy từ A đến B cách nhau 2400m. Nửa quãng đường đầu xe đi với vận tốc v1, nửa quãng đường sau xe đi với vận tốc v2 = \(\frac{1}{2}\) v1. Hãy xác định vận tốc v1 và v2 sao cho sau 10p người đó đến được điểm B
Câu 2: Một người đi xe đạp từ nhà đến nơi làm việc mất 15p. Đoạn đường từ nhà đến nơi làm việc dài 2,8km
a) Có thể nói người đó chuyển động đều được ko? Tại sao?
b) Tính vận tốc trung bình của chuyển động trên quãng đường đó.
Câu 3: Một xe tải có khối lượng 6 tấn có bốn bánh xe. Diện tích tiếp xúc của mỗi bánh xe trên mặt đường là 6,5cm2 . Tính áp suất của xe lên mặt đường khi xe đứng yên ( coi mặt đường là bằng phẳng )
Câu 4: Trong một bình thông nhau chứa thủy ngân, người ta đổ thêm vào một nhánh axit sunfuric và nhánh còn lại đổ thêm nước. Khi cột nước trong nhánh hai là 64cm thì thấy mực thủy ngân ở hai nhánh bằng nhau. Tìm độ cao của axit sunfuric biết trọng lượng riêng của axit sunfuric và nước lần lượt là 18000N/m3, 10000N/m3. Kết quả thay đổi không nếu tiết diện ngang của hai nhánh là không bằng nhau?
Câu 5: Thả hai vật có khối lượng bằng nhau chìm trong một cốc nước. Biết vật một làm bằng sắt, vật hai làm bằng nhôm. Hỏi lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật nào lớn hơn? Tại sao?
Câu 6: Một vật có khối lượng 0,75kg và khối lượng riêng là 10,5g/cm3 được thả vào một chậu nước. Vật bị chìm xuống đáy hay nổi lên trên mặt nước? Tại sao? Tìm lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật cho trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
Câu 7: Người ta phải dùng một lực 400N để kéo một vật 75kg lên một mựt phẳng nghiêng có chiều dài 4m và độ cao 0,9m. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.
Câu 8: Một cái máy khi hoạt động với công suất là 1600W thì nâng được một vật nặng m = 70kg lên độ cao 10m trong 36s
a) Tính công mà máy thực hiện được trong thời gian nâng vật.
b) Tìm hiệu suất của máy trong quá trình làm việc
Câu 9: Có hai lít nước sôi đựng trong một cái ca. Hỏi khi nhiệt độ của của nước là 40oC thì nước tỏa ra môi trường một nhiệt lượng là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4190J/kg.K
Câu 10: Đổ một lượng chất lỏng vào 20g nước ở nhiệt độ 100oC. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước là 36oC. Khối lượng của hỗn hợp là 140g. Tìm nhiệt dung riêng của chất lỏng đã đổ vào biết nhiệt độ ban đầu của nó là 20oC, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K
Một miếng gỗ hình trụ chiều cao h, diện tích đáy S nổi trong một cốc nước hình trụ có diện tích đáy gấp đôi so với diện tích đáy miếng gỗ. Khi gỗ đang nổi , chiều cao mực nước so với đáy cốc là l , trọng lượng riêng của gỗ \(d_g=\dfrac{1}{2}d_n\)( \(d_n\) là trọng lượng riêng của nước ). Tính công của lực dùng để nhấn chìm miếng gỗ xuống đáy cốc
a) Để đun sôi 2 lít nước từ 30 độ C cần bao nhiêu nhiệt lượng?
b) Người ta cung cấp cho 5 lít nước ở 20 độ C một nhiệt lượng là 840kJ. Hỏi nước nóng tới nhiệt độ bao nhiêu độ?
Lực đẩy Acsimet và Công cơ học
Một cục nước đá có khối lượng riêng 920 kg/m3 và thể tích 100 cm3 được thả trong 1 cốc đựng nước hình trụ. Tiết diện của cốc là S=4 cm2 và chiều cao nước trong cốc sau khi thả là h=30 cm.
a) Tính thể tích phần chìm của cục đá.
b)Chiều cao ban đầu của nước trong cốc khi chưa thêm đá.
Lực đẩy Acsimet và Công cơ học
Bài 10: Một cục nước đá có khối lượng riêng 920 kg/m³ và thể tích 100 cm³ được thả trong một cốc đựng nước hình trụ. Tiết diện của cốc là S = 4 cm² và chiều cao nước trong cốc sau khi thả là h = 30 cm.
a. Tính thể tích phần chìm của cục nước đá
b. Chiều cao ban đầu của nước trong cốc khi chưa thêm nước đá
Bài 11: Một cục nước đá có thể tích 400 cm³ nổi trên mặt nước. Tính thể tích của phần nước đá nhô ra khỏi mặt nước. Biết khối lượng riêng của nước đá là 0,92 g/cm³
Bài 12: Thả một vật hình cầu có thể tích V vào dầu hỏa, thấy 1/2 thể tích của vật bị chìm trong dầu.
a. Tính khối lượng riêng của chất làm quả cầu. Biết khối lượng riêng của dầu là 800 kg/m³
b. Biết khối lượng của vật là 0,28 kg. Tìm lực đẩy Ac si met tác dụng lên vật
Một vật có dạng khối lập phương cạnh a =20cm, không thấm nước, được thả nổi trong một thùng nước. Khi vật cân bằng, thể tích phần bị ngập trong nước gấp 1,5 lần thể tích phần nổi. Cho trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3, của gỗ là 6000N/m3.
=> Người ta dùng lực ấn vật xuống để vật vừa đủ ngập trong nước. Tính công của lực ấn xuống này.
1 miếng gỗ hình trụ có chiều cao h , S là diện tích đáy nối trong 1 cốc nước hình trụ có Sđáy=Sđáy gỗ. Khi gỗ đang nổi , chiều cao mực nước so với đáy cũng là h Tính A để nhấn chìm miếng gỗ
Một khối gỗ hình trụ tiết diện đáy là 150 \(cm^2\), cao 30cm được thả nổi trong hồ nước sao cho khối gỗ thẳng đứng. Biết trong lượng riêng của gỗ \(d_g=\dfrac{2}{3}d_0\) ( \(d_0\) là trọng lượng riêng của nước \(d_0=10000\) N/\(m^3\)). Biết hồ nước sâu 0,8m, bỏ qua sự thay đổi mực nước của hồ
a, Tính công của lực để nhấc khối gỗ ra khỏi mặt nước.
b, Tính công của lực để nhấn chìm khối gỗ đến đáy hồ