- Ion sodium: có 10 electron ở lớp vỏ và 11 proton trong hạt nhân
- Ion oxide: có 10 electron ở lớp vỏ và 8 proton trong hạt nhân
- Ion sodium: có 10 electron ở lớp vỏ và 11 proton trong hạt nhân
- Ion oxide: có 10 electron ở lớp vỏ và 8 proton trong hạt nhân
Trình bày cách tính điện tích của các ion thu được khi nguyên tử nhường hoặc nhận thêm electron trong Hình 9.1
Potassium và magnesium là các nguyên tố thiết yếu đối với cơ thể sinh vật sống.
a) Viết cấu hình electron của các ion được tạo thành từ nguyên tử của các nguyên tố này. Chúng có cấu hình electron của những nguyên tử khí hiếm nào?
b) Có hợp chất ion nào chỉ tạo bởi các ion trên với nhau không? Vì sao?
Cho các ion sau: Ca2+, F-, Al3+ và N3-. Số ion có cấu hình electron của khí hiếm neon là
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Ion Na+ và ion O2- thu được có bền vững về mặt hóa học không? Chúng có cấu hình electron giống cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nào?
Quan sát Hình 9.3, cho biết:
a) Tinh thể NaCl có cấu trúc của hình khối nào.
b) Các ion Na+ và Cl- phân bố trong tinh thể như thế nào
c) Xung quanh mỗi loại ion có bao nhiêu ion ngược dấu gần nhất
Ion Na+ đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa huyết áp của cơ thể. Tuy nhiên, nếu cơ thể hấp thụ một lượng lớn ion này sẽ dẫn đến các vấn đề về tim mạch và thận. Các nhà khoa học khuyến cáo lượng ion Na+ nạp vào cơ thể nên thấp hơn 2 300 mg, nhưng không ít hơn 500 mg mỗi ngày đối với một người lớn để đảm bảo sức khỏe.
Giả sử, nếu một người sử dụng 5,0 g muối ăn mỗi ngày thì lượng ion Na+ mà người ấy nạp vào cơ thể có vượt mức giới hạn cho phép không?
Ion Mg2+ có cấu hình electron giống cấu hình electron của khí hiếm nào?
A. Helium
B. Neon
C. Argon
D. Krypton
Các ion Na+ và Cl- có cấu hình electron nguyên tử của các khí hiếm tương ứng nào?
Quan sát Hình 9.2, hãy trình bày sự hình thành liên kết ion trong phân tử NaCl khi sodium tác dụng với chlorine