Bài 20. Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Sách Giáo Khoa

Quan sát các ảnh dưới đây, phân tích vai trò của kĩ thuật khoan sâu trong việc làm biến đổi bộ mặt của hoang mạc.

Bình Trần Thị
2 tháng 6 2017 lúc 18:24

- Hình 20.3:là cảnh trồng trọt ở những nơi có dàn nước tưới tự động xoay tròn của Li-bi. Cây cối chỉ mọc nơi có nước tưới, hình thành nên những vòng tròn xanh, bên ngoài vòng tròn là hoang mạc. Để có nước tưới như vậy, phải khoan đến các vỉa nước ngầm rất sâu nên rất tốn kém.

- Hình 20.4: là cảnh dàn khoan dầu mỏ với các cột khói của khí đồng hành đang bốc cháy. Các giếng dầu này được khoan từ rất sâu.

Như vậy, với kĩ thuật khoan sâu người ta có thể khoan đến các túi nước ngầm hay các túi dầu nằm sâu bên dưới các hoang mạc. Nhờ đó, con người đã tiến vào khai thác và làm biến đổi bộ mặt của nhiều vùng đất hoang mạc ( như bán đảo A-rập, ở Tây Nam Hoa Kì, ở Bắc Phi và Trung Á, Trung Đông... ), một số đô thị hiện đại đã mọc lên giữa hoang mạc,làm xuất hiện một ngành kinh tế mới là du lịch qua hoang mạc.

Tuyết Nhi Melody
2 tháng 6 2017 lúc 16:43

Trả lời:

- Hình 20.3: cảnh trồng trọt ở những nơi có dàn nước tưới tự động xoay tròn của Li-bi. Cây cối chỉ mọc nơi có nước tưới, hình thành nên những vòng tròn xanh, bên ngoài vòng tròn là hoang mạc. Để có nước tưới như vậy, phải khoan đến các vỉa nước ngầm rất sâu.

- Hình 20.4: cảnh dàn khoan dầu mỏ với các cột khói của khí đồng hành đang bốc cháy. Các giếng dầu này được khoan từ rất sâu.

Như vậy, nhờ khoan sâu nên phát triển được các hoạt động sản xuất, cải tạo được bộ mặt hoang mạc. Cũng nhờ khoan sâu mà các hoang mạc trên bán đảo A-rập, ở Tây Nam Hoa Kì, ở Bắc Phi,... được cải tạo, một số đô thị hiện đại đã mọc lên giữa hoang mạc, một ngành kinh tế mới ra đời: du lịch qua hoang mạc.

Phan Lê Thiên Bảo
7 tháng 10 2020 lúc 23:27

Hình 20.3:là cảnh trồng trọt ở những nơi có dàn nước tưới tự động xoay tròn của Li-bi. Cây cối chỉ mọc nơi có nước tưới, hình thành nên những vòng tròn xanh, bên ngoài vòng tròn là hoang mạc. Để có nước tưới như vậy, phải khoan đến các vỉa nước ngầm rất sâu nên rất tốn kém.

- Hình 20.4: là cảnh dàn khoan dầu mỏ với các cột khói của khí đồng hành đang bốc cháy. Các giếng dầu này được khoan từ rất sâu.

Như vậy, với kĩ thuật khoan sâu người ta có thể khoan đến các túi nước ngầm hay các túi dầu nằm sâu bên dưới các hoang mạc. Nhờ đó, con người đã tiến vào khai thác và làm biến đổi bộ mặt của nhiều vùng đất hoang mạc ( như bán đảo A-rập, ở Tây Nam Hoa Kì, ở Bắc Phi và Trung Á, Trung Đông... ), một số đô thị hiện đại đã mọc lên giữa hoang mạc,làm xuất hiện một ngành kinh tế mới là du lịch qua hoang mạc.

Khách vãng lai đã xóa