Tham khảo
Theo quan điểm của triết học Mác - Lê nin thì vận động không chỉ là sự thay đổi vị trí trong không gian mà theo nghĩa chung nhất, vận động là mọi sự biến đổi. Thông qua vận động, vật chất mới biểu hiện và bộc lộ bản chất của mình.
TK
Theo quan điểm biện chứng, vận động là thuộc tính của vật chất; mọi sự vật trong thế giới vật chất đều luôn luôn vận động; thay đổi về vị trí trong không gian là hình thức cơ bản nhất của vận động; để xác định một sự vật có thay đổi về vị trí hay không thì phải xem xét nó trong quan hệ với một sự vật khác; phương thức của vận động là chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại; khuynh hướng của vận động là phủ định của phủ định; nguyên nhân của vận động là thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Quan điểm biện chứng về vận động là cơ sở lý luận đúng đắn cho việc nhận thức các vấn đề khoa học cụ thể.
Vận động là một khái niệm cơ bản của triết học, liên quan mật thiết với các khái niệm triết học khác. Quan điểm về vận động có thể là duy vật hay duy tâm, biện chứng hay siêu hình. Quan điểm duy vật biện chứng về vận động là đúng đắn và có nội dung sâu sắc. Quan điểm đó đã được trình bày trong các sách giáo khoa về triết học Mác - Lênin. Tuy nhiên, cách hiểu quan điểm biện chứng về vận động (nhất là quan điểm về phương thức, khuynh hướng và nguyên nhân của vận động) còn chưa có sự thống nhất; cách trình bày quan điểm biện chứng về vận động còn thiếu tính khái quát, thiếu rõ ràng. Bài viết này góp thêm ý kiến về cách hiểu và cách trình bày đối với quan điểm biện chứng về vận động.
1. Dấu hiệu nhận biết vận động
Vận động với tính cách một khái niệm của triết học là “tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy” [10, tr.519], “là sự biến đổi nói chung, là mọi sự tác động qua lại giữa các khách thể vật chất” [14, tr.660]. Theo nghĩa này, khái niệm vận động đồng nghĩa với các khái niệm thay đổi, biến đổi; trái nghĩa với các khái niệm đứng im, không thay đổi, không biến đổi. Để xác định một sự vật (hoặc vật) nào đó có vận động hay không, ta cần phải so sánh sự vật ấy ở hai thời điểm khác nhau. Nếu một sự vật vào thời điểm trước và vào thời điểm sau là giống nhau, thì sự vật đó không vận động. Ngược lại, nếu một sự vật vào thời điểm trước và vào thời điểm sau là khác nhau, thì sự vật đó có vận động. Nói cách khác, một sự vật có vận động nếu vào thời điểm trước nó có (hoặc không có) một thuộc tính nào đó, còn vào thời điểm sau không có (hoặc có) thuộc tính đó. Một sự vật không vận động nếu vào thời điểm trước nó có (hoặc không có) một thuộc tính nào đó, còn vào thời điểm sau cũng có (hoặc không có) thuộc tính đó. Căn cứ vào dấu hiệu nhận biết vận động như trên, từ kết quả quan sát (bằng mắt hoặc bằng các dụng cụ đo), mọi người đều dễ dàng xác định được một sự vật bất kỳ ở thời điểm sau có vận động hay không vận động so với thời điểm trước.