Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoàng Thùy Linh

Qua văn bản đức tính giản dị của bác hồ và bằng sự hiểu biết của mk về bác.Hãy chứng tỏ nhận định sau:

Bác Hồ có lối sống vô cùng giản dị,thanh cao

Viết thân bài

mn đừng lấy trên mạng nha,bạn nào mà lấy mk sẽ k tick cho bạn ấy đâu.Cảm ơn mn nhìu

Thân bài ( Tham khảo ) :

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước, vì dân, dù ở bất kỳ cương vị nào, từ một người phụ bếp trên con tàu “Amiran Latouche Tre ville” lúc ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi trở thành Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn giữ một nếp sống vô cùng giản dị. Đó cũng chính là điểm nổi bật trong phong cách, đạo đức của Người. Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt.

Như vậy, nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là tiết kiệm mà mang ý nghĩa rất cao đẹp. Người tiết kiệm nhưng không ki bo, kiệt xỉ, không lãng phí, phô trương. Noi gương Người, học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người, thiết nghĩ mỗi cán bộ, đảng viên cần rèn luyện, tu dưỡng mình theo Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị (khóa X). Điều này tưởng dễ nhưng lại rất khó. Dễ vì nếp sống của Bác rất bình thường, đơn giản nếu quyết tâm thì ai cũng làm được. Còn khó vì nếu không có tâm trong sáng, không có chí hướng, có lý tưởng, không có lòng yêu thương con người thực sự thì không thể làm được. Ngày nay, xã hội phát triển, mức sống đã cao hơn trước rất nhiều nên chúng ta đang dần được ăn ngon mặc đẹp. Song là cán bộ, đảng viên – “người đầy tớ” của dân, chúng ta phải biết hy sinh lợi ích, tham vọng của cá nhân mình để phấn đấu xây dựng một đất nước mạnh giàu theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn.

Tóm lại sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chung ta phải học tập và noi theo. Bác mãi mãi in sâu trong lòng mỗi người dân Việt sự tôn kính, mến yêu. Bác là hình ảnh của người cha già tuyệt vời mà những câu văn không thể nói hết được.

Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn nghị luận chứng minh đức tính giản dị của Bác qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm văn Đồng) sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.

Vũ Minh Tuấn
7 tháng 8 2019 lúc 18:23

Tham khảo:

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.

Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.

Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.

Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.

Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói’ Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"

Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.

Chúc bạn học tốt!

kayuha
7 tháng 8 2019 lúc 21:12
I. Dàn ý chi tiết 1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của nhà văn Phạm Văn Đồng, bằng những năm tháng sống và làm việc bên cạnh Bác ông đã đưa ra những nhận xét tỉ mỉ, chi tiết và hết sức thuyết phục về con người Bác.

2. Thân bài

-Giản dị trong tác phong sinh hoạt

+ Bữa cơm của Bác: Mỗi bữa cơm chỉ có vài ba món giản dị, lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm nào, bát đũa lúc nào cũng sạch, thức ăn còn lại được sắp xếp một cách gọn gàng tươm tất

+ Cái nhà bác ở: Nhà sàn chỉ có vài ba phòng, lộng gió, ánh sáng, phảng phất hương cây vườn

-Giản dị trong quan hệ với mọi người

+ Viết thư cho đồng chí

+ Nói chuyện với các cháu Miền Nam

+ Đi thăm nhà tập thể của công nhân từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn

+ Việc làm được Bác sẽ tự làm, không cần người khác giúp

-Giản dị trong cách nói và viết

+ Dùng lời lẽ, ngôn từ đơn giản dễ hiểu

+ Những chân lí giản dị, sâu sắc, ăn sâu vào trái tim và tâm trí hàng triệu người, là sức mạnh vô tận, là chủ nghĩa cách mạng.

3. Kết bài

Cảm nghĩ về tác phẩm:Tác giả đã vô cùng thành công trong việc đứa những nét đẹp từ vị cha già vĩ đại của dân tộc tới những thế hệ sau, qua đó cũng là bài học quý giá mà tác giả gửi gắm tới người đọc.

II. Bài tham khảo

Một con người để trở nên phần nào hoàn hảo cần bao gồm rất nhiều yếu tố, một trong số đó là đức tính giản dị xuất phát từ tận sâu bên trong mỗi người, đức tính đó được thể hiện một cách trọn vẹn trong tác phẩm “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của nhà văn Phạm Văn Đồng, bằng những năm tháng sống và làm việc bên cạnh Bác ông đã đưa ra những nhận xét tỉ mỉ, chi tiết và hết sức thuyết phục về con người Bác.

Bác hồ được nhận định về đức tính giản dị thông qua “Sự nhất quán giữa đời sống hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác”, suốt cuộc đời Bác làm hoạt động cách mạng to lớn, lo cho dân, cho nước, sống cuộc sống giản dị hằng ngày, là một người trong sáng, thanh bạch tuyệt đẹp khó ai có thể sánh bằng. Sự giản dị của Bác được tác giả khái quát, đúc kết qua cuộc sống thường nhật của Bác, Bác giản dị trong lối sống, giản dị trong cách nói và viết.

Là một người không cần quá cao sang, sự giản dị của Bác được thể hiện trong tác phong sinh hoạt hàng ngày, trong mỗi bữa cơm của Bác không quá cầu kì, cao sang, chỉ vẻn vẹn vài ba món đơn giản nhưng đối với Bác đó là những món ngon nhất, những món Bác yêu thích nhất, là một người trân trọng công sức người lao động làm ra, hiểu được giá trị của sản phẩm lao động khó khăn nên trong lúc ăn Bác không làm rơi vãi bất cứ một hạt cơm nào, ăn xong bao giờ bát cũng sạch. Thức ăn còn thừa Bác luôn sắp xếp tươm tất, bên cạnh những bữa ăn của Bác là một không gian sống tao nhã, cái nhà sàn nơi Bác ở chỉ vài ba phòng nhưng lại là nơi chan chứa sức sống thiên nhiên, lộng gió, ánh sáng và sự phảng phất hương hoa tới từ cây cối do chính tay bác nuôi trồng chăm sóc.

Không chỉ có vậy, sự giản dị của Bác còn được thể hiện qua các mối quan hệ với mọi người, Bác dành thời gian phần lớn cuộc đời cho những hoạt động cách mạng, cho công việc, từ việc lớn tới việc nhỏ, đó là việc viết thư cho đồng chí, nói chuyện với các cháu Miền Nam rất thân mật, đi thăm nhà tập thể của công nhân từ nơi làm việc đến phòng ăn, phòng ngủ, Bác luôn dành một sự quan tâm sâu sắc tới những người xung quanh, không phân biệt tầng lớp, địa vị xã hội, Bác dành tình thương của mình cho tất cả mọi người. Việc gì Bác làm được Bác sẽ tự tay làm lấy mà không cần người giúp, một con người hoàn hảo của về đạo đức và nhân cách.

Cùng với đó Bác còn vô cùng giản dị về cách nói và viết, những câu từ Bác viết ra vô cùng đơn giản, những tác phẩm Bác sáng tác, những lời lẽ qua thư từ hay những bài phát biểu Bác đều dùng ngôn ngữ bình dân, những điều đó giúp cho tất cả mọi người có thể lắng nghe và thấu hiểu vấn đề Bác đang nói, những chân lí Bác nói là những chân lí giản dị mà sâu sắc, đó là lúc mà những chân lí đó thâm nhập sâu vào trái tim và tâm trí của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, đó là nguồn sức mạnh vô tận, là chủ nghĩa anh hùng cách mạng to lớn.

Bằng chứng minh kết hợp với bình luận và biểu cảm, với những dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục, lập luận theo trình tự hợp lí tác giả đã vô cùng thành công trong việc đứa những nét đẹp từ vị cha già vĩ đại của dân tộc tới những thế hệ sau, qua đó cũng là bài học quý giá mà tác giả gửi gắm tới người đọc.

B.Thị Anh Thơ
7 tháng 8 2019 lúc 22:10

Cuộc sống của con người luôn là một chuỗi những vận động đi lên nhằm cải thiện đời sống của mình. Ban đầu khi chưa có gì thì cuộc sống đơn giản và thanh đạm, thế nhưng khi người ta trở nên giàu sang, có tiền bạc trong tay thì họ bắt đầu thay đổi. Họ không còn ăn mặc đơn giản, bình dị mà mọi thứ trên người họ phải lấp lánh hợp thời trang. Họ cũng không còn ăn cho no, ăn đạm bạc mà ăn những món ngon, của lạ đầy đắt đỏ. Thế nhưng giữa dòng người đang dần thay đổi bản thân mình vì hoàn cảnh sống thì đâu đó vẫn còn những tấm gương sáng ngời về sự giản dị, lối sống thanh cao. Nổi bật trên tất cả đó chính là chủ tịch Hồ Chí Minh, người Cha già vĩ đại của dân tộc, vị lãnh tụ hết sức giản dị, không cầu kì và đã dành cả cuộc đời để cống hiến cho dân tộc.

Nhắc đến Bác là thấy cả một vùng trời sáng ngời về ý chí, tinh thần và niềm tin bất diệt vào sự tự do của dân tộc. Bác ra đi tìm đường cứu nước khi còn là một thanh niên 19 tuổi, người thanh niên đó đã trải qua bao khó khăn gian khổ, tự mình vật lộn để sống, để hoà nhập và tự mình học hỏi tìm con đường đúng đắn cho vận mệnh dân tộc.

Bánh xe vận mệnh vẫn cứ quay vòng và cuối cùng sau bao cố gắng, bao hy sinh và nỗ lực của Người thì dân tộc cũng đã giành được độc lập. Ngày 2/9/1945, Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh dấu mốc son lịch sử chói lọi của dân tộc. Khi đất nước lập lại hòa bình, Bác lại trở về với cuộc sống thường ngày và trở thành vị Chủ Tịch nước đầu tiên. Là người đứng đầu cả một nước, là bộ mặt đại diện cho cả một dân tộc, Bác hoàn toàn có đủ điều kiện để có một cuộc sống khá giả và no đủ, thế nhưng Người vẫn giữ thói quen giản dị, cuộc sống với cơm canh đạm bạc như khi đất nước còn đang kháng chiến.

Bữa cơm hằng ngày của một người đứng đầu cả một dân tộc đáng lý phải có sơn hào hải vị, xung quanh phải toàn là người hầu kẻ hạ chu đáo, thế nhưng với Bác chỉ cần cơm canh đạm bạc là đủ. Mâm cơm hằng ngày cũng chỉ có cà pháo, rau muống luộc, tép đồng kho, những món ăn hết sức rẻ tiền và đạm bạc. Khi ăn Bác không để rơi vãi một hạt cơm nào, ăn xong cái bát lúc nào cũng sạch và thức ăn thừa được xếp gọn tươm tất. Dường như Bác cẩn thận, tỉ mỉ đến từng hành động. Bác luôn tự mình làm tất cả các công việc không để người khác phải động chân động tay phục vụ mình. Bởi lẽ vậy mà những người giúp việc xung quanh Bác cũng chỉ vẻn vẹn có mấy người.

Bác không những giản dị trong bữa ăn mà căn nhà Bác ở cũng thật sự thô sơ. Cả căn nhà chỉ có ba phòng, trong phòng chẳng có đồ đạc tư trang nào quý giá, đắt đỏ mà chỉ là những vật dụng hết sức đơn sơ. Nhưng căn nhà đó luôn lộng gió và tràn ngập ánh nắng, mọi thứ của Bác đơn sơ giản dị đến không tưởng nhưng trong mỗi một đồ dùng của Người lại chứa đựng sự thanh cao đến lạ.

Người ta thường nói những người có lối sống giản dị thì mọi thứ xung quanh họ cũng hết sức giản dị. Và điều đó cũng đúng với trang phục của Bác. Đường đường là một Chủ tịch nước đáng ra Bác phải có nhiều quần áo, trang phục để thay nhằm đi dự các buổi họp, các buổi giao lưu đàm phán với nước khác. Thế nhưng trong tủ quần áo của Bác chỉ có bộ áo kaki bạc màu và đôi chân Bác luôn mang theo đôi dép cao su. Có lẽ Bác không quá chú trọng đến hình thức bên ngoài của mình, cái gì không cần thiết thì đều tiết kiệm, tiền Bác tiết kiệm để xây dựng đất nước, để cho dân có cơm no, áo ấm. Câu chuyện về sự giản dị của Bác cũng khiến nhiều người cảm động. Đã có nhiều cán bộ, những người xung quanh Bác góp ý về cách ăn mặc, họ cho rằng Bác nên mặc sao cho sang trọng nhưng khi nghe Bác giải thích về sự giản dị của Bác thì tất cả lại lặng im, họ chẳng còn biết phải nói gì hơn nữa, tất cả đều xúc động và cảm phục trước suy nghĩ của Bác.

Đời sống hằng ngày của Bác rất giản dị và cách Bác giao tiếp với mọi người cũng hết sức chân thành, cởi mở. Bác thường gần gũi với nhân dân và không hề nghĩ rằng mình là một Chủ tịch nước có địa vị cao, trong suy nghĩ của mình, Bác là đồng bào của nhân dân, Bác coi dân như gia đình, như những người thân yêu của mình vậy. Bác trực tiếp tham gia vào lao động sản xuất. Trên đời làm gì có vị Chủ tịch nước nào dám xắn tay áo lội xuống ruộng cấy cày cùng dân, làm gì có vị lãnh đạo nào không cần ghế cao đệm êm để ngồi mà rút dép làm ghế ngồi để trò chuyện cùng dân. Đó chẳng phải những cuộc hỏi đáp giữa lãnh đạo với nhân dân mà là những câu chuyện dí dỏm của những người đồng bào thân thiết kể cho nhau nghe. Sự giản dị và mộc mạc của Bác đã làm rung động trái tim bao người khi Bác sẵn sàng nhường cơm cho các chiến sĩ bị ốm. Bác sẵn sàng chịu khổ với nhân dân, cả cuộc đời Bác không lúc nào đặt mình lên cao hơn người khác, cả cuộc đời đầy khó nhọc vì dân vì nước.

Bác Hồ là tấm gương sáng ngời ẩn chứa bao đức tính quý báu của dân tộc, không những giản dị mà Bác còn rất khiêm tốn. Trong cuộc đời, Bác đã sáng tác ra một số lượng văn thơ đồ sộ và giàu ý nghĩa nhưng chưa khi nào Bác tự coi mình là một nhà văn. Văn thơ Bác thấm đậm sự tinh tế, giản dị. Có những bài thơ của Bác ngay cả người giàu trí tuệ, am hiểu văn hóa, văn học, vẫn chưa hiểu hết. Ðể dịch "Ngục trung nhật ký" của Bác, Viện Văn học đã tập trung những nhà Hán học uyên thâm, những nhà thơ xuất sắc, vậy mà dù đã cố gắng nhưng không ít bài dịch vẫn lạc giọng nguyên tác. Không phải là nhà nghiên cứu phê bình, dịch thuật thiếu tài năng, càng không phải thiếu tình với thơ Bác, mà chỉ do thơ Bác giản dị quá, tự nhiên đến mức không ngờ.

Ẩn sâu trong Bác là tinh thần trách nhiệm, sự quyết tâm với tinh thần cao tột độ. Trong cuộc hành trình đi tìm đường cứu nước của mình, Bác đã trải qua bao khó khăn gian khổ, Bác phải tự làm việc nuôi sống bản thân mình, tự học tập, tìm tòi để hiểu và giao tiếp được với người nước ngoài. Học hai ngôn ngữ đã khó, vậy mà Bác đọc thông viết thạo cả mười mấy ngôn ngữ, Bác học không chỉ để giao tiếp, xin việc kiếm tiền nuôi bản thân mà học để tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước để về giải cứu dân tộc. Người cũng lấy văn thơ của mình làm vũ khí để phanh thây tội ác của lũ giặc Pháp giả nhân giả nghĩa đang hoành hành ở nước ta. Có lẽ vì sức mạnh thơ văn của Bác ảnh hưởng quá lớn nên nhiều Người bị cầm tù, bị bắt giam vì lý tưởng, vì công lý của mình.

Cứ thế cả cuộc đời Người đi buôn ba khắp nơi, đôi chân Bác giá lạnh vì sương gió, đôi tay tê tái vì nắng mưa. Thế nhưng vượt lên tất cả Người vẫn tiến lên phía trước, cả đời cống hiến vì dân vì nước; trung thực, dũng cảm, ý chí sắt đá, lòng yêu thiên nhiên, yêu con người cùng với lối sống thanh bạch, giản dị đã tạo nên một vị lãnh tụ vĩ đại, một đấng cứu thế mang trong mình đủ mọi đức tính tốt đẹp mà mãi sau này chúng ta vẫn luôn noi theo để học hỏi.


Các câu hỏi tương tự
Hoàng Thùy Linh
Xem chi tiết
Lê Ngọc Anh Túc
Xem chi tiết
phambaoanh
Xem chi tiết
Lê Trần Bảo Ngọc
Xem chi tiết
phambaoanh
Xem chi tiết
Khánh Linh
Xem chi tiết
Đỗ Hoàng Tùng
Xem chi tiết
Thu Minh
Xem chi tiết
Trương Thị Hương Giang
Xem chi tiết