Dưới đây là những bước chính của quy trình
1) Nhai
Nhai là giai đoạn đầu tiên trong hệ thống tiêu hóa. Khi ta dung răng để nhai, thức ăn sẽ vỡ ra thành từng miếng nhỏ để dễ tiêu hóa và nuốt. Ngoài ra, nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn. Nó có chứa enzym đặc biệt để chuyển hóa các thực phẩm giàu tinh bột (khoai tây, bánh mì) trong lúc ta nhai.
2) Nuốt
Nuốt nghe có vẻ như là một quá trình đơn giản. Nó diễn ra rất nhanh. Tuy nhiên, thực phẩm không chỉ rơi xuống cổ họng để vào dạ dày một cách dễ dàng. Đầu tiên, lưỡi sẽ đẩy thức ăn vào mặt sau của cổ họng. Sau đó, có cơ bắp trong cổ họng sẽ đưa thức ăn xuống một ống dài dẫn đến dạ dày được gọi là thực quản. Trong quá trình rơi xuống đường ống này, cơ bắp vẫn đẩy thức ăn cho đến khi nó được để dạ dày.
3) Dạ dày
Giai đoạn tiếp theo là ở dạ dày. Thực phẩm ở trong dạ dày trong khoảng bốn tiếng. Ở bước này thức ăn bị nhiều enzim chuyển hóa thành protein mà cơ thể chúng ta có thể sử dụng. Dạ dày tiêu diệt rất nhiều vi khuẩn có hại để chúng ta không bị ngộ độc từ thức ăn.
4) Ruột non
Phần đầu tiên của ruột non tiết ra chất dịch từ gan và tuyến tụy để tiếp tục phân huỷ thức ăn. Phần thứ hai là nơi thực phẩm được hấp thu từ ruột và vào cơ thể chúng ta qua máu.
5) Ruột già
Giai đoạn cuối cùng là nhiệm vụ của ruột già. Các loại thực phẩm mà cơ thể không cần hoặc không thể sử dụng được gửi đến ruột già và rời khỏi cơ thể dưới dạng chất thải.
Vai trò của gan và tụy trong quá trình tiêu hóa thức ăn
Gan và tuyến tụy làm việc rất nhiều để giúp hệ tiêu hóa. Cả hai làm việc với ruột non. Gan cung cấp mật (được lưu trữ trong túi mật) giúp phá vỡ chất béo. Tuyến tụy cung cấp them enzyme để giúp tiêu hóa tất cả các loại thực phẩm. Gan cũng xử lý thức ăn được tiêu hóa từ máu trước khi chúng được gửi đến những bộ phận khác nhau trong cơ thể để chúng ta sử dụng.
Quá trình tiêu hoá bắt đầu khi chúng ta đưa thức ăn vào miệng, nhai và nuốt. Sau đó, quá trình đó được tiếp tục thực hiện trong bộ máy tiêu hoá có hình dáng giống như một chiếc ống dài ngoằn ngoèo chạy dọc suốt thân người. Tất cả các bộ phận của bộ máy tiêu hoá nối liền với nhau, tuy chúng có khác nhau về tính chất công việc của mình. Miệng nối với hầu trong cổ họng. Hầu vừa là đường vào của thức ăn, vừa là đường vào của không khí. Thực quản đi qua lồng ngực và nối với dạ dày. Dạ dày nối liền với ruột non có hình cuộn lò xo. Bộ phận cuối cùng của bộ máy tiêu hoá là ruột già.
Dịch dạ dày có nhiều men tiêu hóa: men pepsin tiêu hoá protid; Renin (chymosin, presure), có tác dụng chuyển chất caseinogen thành casein và kết hợp với canxi tạo thành chất như váng sữa. Men này quan trọng với trẻ em, người lớn nó rất ít tác dụng; Men lipase tiêu hoá lipid, men này hoạt động tốt ở môi trường kiềm, nhưng ở dạ dày có môi trường toan, nên lipase dạ dày hoạt động yếu, chỉ có tác dụng thuỷ phân những lipid đã nhũ tương hoá (như lipid của sữa, của lòng đỏ trứng) biến chúng thành acid béo, monoglycerid và glycerol. Người lớn men này có tác dụng không đáng kể. Tác dụng của acid HCl dạ dày: hoạt hóa men pepsin; làm trương protid tạo điều kiện cho việc phân giải dễ dàng; kích thích nhu động dạ dày, tham gia vào cơ chế đóng tâm vị và đóng mở môn vị; có tác dụng sát khuẩn chống lên men thối ở dạ dày;
HỌC TỐT