Bài 16. Cơ năng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Sách Giáo Khoa

Quả nặng A, đứng yên trên mặt đất (H.16.1a), không có khả năng sinh công. 
Nếu đưa quả nặng lên một độ cao nào đó (H.16.1b) thì nó có cơ năng không? Tại sao?

Nguyễn Xuân Yến Nhi
17 tháng 4 2017 lúc 15:26

Quả nặng A chuyển động xuống phía dưới làm căng sợi dây. Sức căng của sợi dây làm thỏi gỗ B chuyển động, tức là thực hiện công. Như vậy quả nặng A khi đưa lên độ cao nào đó nó có khả năng sinh công, tức là có cơ năng.

Anh Triêt
17 tháng 4 2017 lúc 20:54

Quả nặng A chuyển động xuống phía dưới làm căng sợi dây. Sức căng của sợi dây làm thỏi gỗ B chuyển động, tức là thực hiện công. Như vậy quả nặng A khi đưa lên độ cao nào đó nó có khả năng sinh công, tức là có cơ năng.

Na Cà Rốt
17 tháng 4 2017 lúc 21:01

Khi đưa vật A lên cao thì vật A có cơ năng bởi vì khi vật A rơi xuống do lực hút của trái đất có khả năng thực hiện công lên vật B kéo vật B một đoạn. Cơ năng này là thế năng hấp dẫn

Phạm Thanh Tường
18 tháng 4 2017 lúc 11:23

Khi đưa một vật nặng lên 1 độ cao nào đó thì vật có cơ năng vì khi rơi trở lại mặt đất vật nặng sẽ sinh công làm cho vật B chuyển động

nguyen kieu trang
30 tháng 1 2019 lúc 20:10

Có. Nếu đưa quả nặng lên một độ cao nào đó rồi buông nhẹ thì vật A sẽ chuyển động xuống phía dưới làm sợi dây căng ra. Lực căng dây làm vật B chuyển động, như vậy vật A đã thực hiện công nên nó có cơ năng.

mình là hình thang hay h...
14 tháng 2 2022 lúc 21:55

(khi cho quả A lên cao thì quả A chuyển động xuống dưới dẫn đến làm cho sợi dây bị căng, lực căng của sợi dây làm cho vật B chuyển động.) ngắn gọn