Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
CUTE

Qua đoạn trích "TRONG LÒNG MẸ" Nguyên Hồng đã thể hiện tình cảm chân thực về cuộc sống của chú bé Hồng.Em hãy nêu suy nghĩ của em về chú bé "Hồng"

Có thể tự làm thì càng tốt!

THANKS!!!

Trúc chó
30 tháng 11 2019 lúc 20:19

Sinh ra và lớn lên trong không khí giả dối,lạnh lẽo của một gia đình không hạnh phúc, người bố sống lặng lẽ, u uất với bàn đèn thuốc phiện. Người mẹ vì có trái tim khao khát, song đành phải đi "tha phương cầu thực" .Bố chết, giờ đây chỉ còn là những mảnh vỡ của gia đình. Chú bé Hồng lớn lên trong con người không tình thương không hạnh phúc sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh,là hà khắt, ác độc của bà cô. Những khát vọng của cậu bé, giờ đây mãnh liệt mà mong chờ rằng: "Một ngày nào đó mẹ sẽ về sống cùng con".

Đây là câu chuyện do tác giả"Nguyên Hồng"viết nên.Kể về tuổi thơ cây đắng, khó khăn, khổ cực của con người trong những năm 1930-1945.Tiêu biểu là chưa bé Hồng. Chú bé Hồng trong con người thương tâm ấy, tác giả đã để lại một thứ tình cảm, một tâm hồn mãnh liệt. Để dù! Đó là một đường đời gian nan! Hay những lời nói xấu về mẹ!Cậu vẫn cố gắng nỗ lực những gì để vượt qua, để gặp mẹ.

Cô! người họ hàng nuôi lớn chú bé Hồng. Người chỉ có ý định gieo rắc vào đầu chú bé Hồng những hoài nghi, để chú bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ .Cuộc sống chú bé hồng là thù hận, là căm gắt, là con người chỉ sống trong sự đơn độc, tuổi thân của cuộc đời, chịu những sự mỉa mai khinh bỉ về người mẹ...Một câu nói nội tâm mà đâỳ cay độc. Hôm ấy! Bà cô ghẻ lạnh bước đến bên chú bé... thật sự đâý sẽ lại là một âm mưu đen tối hay một suy nghĩ ác độc mà bà ta chợt nghĩ ra... Một câu nói vang lên: Hồng mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không? Chẳng đứa con nào không muốn gặp lại mẹ sau một thời gian dài như tưởng chừng là vô tận. Là một người cô ruột nhưng bà ta chưa hề làm những gì tốt nhất cho chú bé.

Sinh ra trong thời kì cách mạng ba mắt, mẹ đi xa cuộc sống đâỳ những sự thảm thương, những vết hằn ấy như in sâu trong tim cậu, những dòng nước mắt những đau đớn ấy chú bé Hồng phải chịu đến bao giờ?. .. Mong chờ rồi mong chờ! Khao khát rồi sao khát! Chẳng ai biết rằng những điều cậu luôn mong muốn sẽ đến chăng? Buồn thì vẫn buồn, thương mẹ thì vẫn thương mẹ, cho đi khi hôm ấy, chú bé Hồng trong trang phục học sinh từ bước trời cổng trường. Kinh ngạc câụ choqtj thoanga thấy một người phụ nữ ngồi trên một chiếc xe kéo.Sững sờ! thực sự đấy có phải là mẹ? Chú bé Hồng vừa đuổi theo vừa cất tiếng kêu bối rối: Mợ ơi, Mợ ơi Mợ ơi!... Sau tất cả thì đấy chính là mẹ chú bé hồng, sau tất cả chú bé Hồng đã gặp lại người mẹ thân yêu của mình. Chú bé Hồng ôm mẹ khóc nức nở... rằng! mọi chuyện đã qua. Tất cả những chi tiết ấy, tác giả Nguyên Hồng đã kể lại một cách chân thực và cảm động người đọc.Một câu chuyện mang hàm ý sâu sắc. "Trẻ Em Hôm Nay -Thế Giới Ngày Mai" con người đã dần thay đổi theo cuộc sống, thế giới hôm nay đã quá xa vời, tiến bộ so với cuộc sống của chú bé Hồng. Mọi người được sống cùng gia đình, được che chở, được yêu thương chăm sóc, chẳng ai phải chịu sự tuổi thân mà đơn độc như chú bé. Giờ đây được gặp lại người thân của mình là một điều may mắn, nhưng được ở cạnh họ, được chia sẻ hạnh phúc cùng họ, thì đấy lại là một điều may mắn hơn bao giờ. Từ một cậu bé chẳng biết hạnh phúc là gì, giờ đây người mẹ đã trở lại, trái tim cậu sẽ lại mở một lần nữa, chỉ để đón chờ những hạnh phúc mà mình vốn nhận được.

Tuy chỉ là một đoạn trích, những câu chuyện mang đến cho người đọc một dấu ấn khó quên, lời văn lời thơ của tác giả Nguyên Hồng đâmk đà,chân thực, thể hiện bản chất của cuộc sống con người trong những năm 1945.

____________________

NOTE:Bài mk tự làm :) Mk chx chắc hay nhưng lẽ đã thoả mãn yêu cầu đề:)

Khách vãng lai đã xóa
Thúy Vy
30 tháng 11 2019 lúc 20:13

Chú bé Hồng trong Trong lòng mẹ chính là nhà văn Nguyên Hồng thuở thiếu thời, phải chịu nhiều cay đắng trong cảnh nghèo khổ và mồ côi. Tập hồi kí Những ngày thơ ấu của ông rất xuất sắc. Đoạn văn trích trên đây, dù chỉ phác qua một cảnh nhỏ, cũng cho ta thấy nỗi lòng đau khổ của bé Hồng trong những ngày xa mẹ, sống và niềm sung sướng tột độ trong giây phút gặp lại mẹ - người mẹ yêu quý, đáng thương nhất của mình, bấy lâu chờ mong, khao khát.

Bé Hồng thương yêu mẹ sâu sắc. Mặc dù gần một năm trời sống bơ và đói rách giữa thái độ ghẻ lạnh và nhất là những lời lẽ cay nghiệt của người cô nói xấu mẹ mình, lòng yêu thương mẹ của Hồng không vì thế mà suy giảm. Ngược lại, bé càng thông cảm với mẹ hơn. Hồng đã rất sớm nhận ra cái bất công của cổ tục làm khổ nhục mẹ mình và xót xa mẹ đến “cổ họng nghẹn ứ” muốn “vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kỳ nát vụn mới thôi” cái cổ tục ấy nếu như nó cụ thể như hòn đá, cục thủy tinh. Lòng thương yêu, kính trọng mẹ đã giúp Hồng trước sau nhận rõ ác ý của người cô cay nghiệt vẫn thấy mẹ mình phải được che chở, phải được sống đàng hoàng giữa cuộc đời. Trong lòng chú bé, nguyên vẹn người mẹ rất đáng yêu, rất đẹp với “gương mặt vẫn tươi sáng, đôi mắt trong và nước da mịn... tươi đẹp như thuở còn sung túc”. Trong sâu thẳm cảm giác vẫn nguyên sự ấm áp “mơn man khắp da thịt”, “hơi quần áo... hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra thơm tho lạ thường”, sau bấy lâu xa vắng, giờ lại được ngồi gọn trong lòng mẹ. Giây phút thiêng liêng đến xúc động!

Chính vì rất yêu thương mẹ và trong lòng bao giờ cũng chỉ thấy có mẹ là gần gũi, thương xót mình nhất, nên bé Hồng luôn cảm thấy buồn tủi trong cảnh sống nhờ. Trước thái độ miệt thị của người cô, Hồng “im lặng, cúi đầu xuống đất, lòng thắt lại, khóe mắt cay cay”, có lúc “nước mắt tôi đã ròng ròng...” khi người mẹ xiết mãi nỗi đau ấy. Ngay cả lúc bất ngờ gặp mẹ, nỗi mừng của Hồng cũng . .... chứa cái tủi, khiến chú “òa lên khóc, rồi cứ thế nức nở” trong lòng mẹ.

Một chuỗi ngày nén yêu thương, tủi hờn cũng là chuỗi ngày Hồng khao khát muốn gặp mẹ. Nỗi khao khát ấy thể hiện rõ trong bước chạy “ríu cả chân lại" của chú bé. Nỗi khao khát ấy khiến chú bé hình dung đến sự tuyệt vọng ghê gớm của người đi giữa sa mạc gặp ảo ảnh dòng nước, nếu bị nhận lầm dáng mẹ. Cảm giác ấm áp sung sướng tuyệt vời “đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt” khi được trong lòng mẹ, cho ta thấy nỗi khao khát ấy cụ thể, xúc động biết chừng nào.

Phải như bé Hồng trong phút lăn vào lòng mẹ, “được bàn tay mẹ vuốt ve và gãi rôm ở sống lưng cho”, mới cảm thấy hết một nỗi “êm dịu vô cùng” mà chỉ mẹ mới có thể cho ta.

Chúng ta, ít người rơi vào cảnh đời cay đắng ấy, vì có mẹ chăm sóc, che chở. âu yếm. Em cũng may mắn như thế. Chính vì thế mà em cảm thương nỗi đau của thuở nhỏ Nguyên Hồng, nỗi đau của thân phận sống bơ vơ đầy tủi nhục, thèm khát tình thương. Qua tâm trạng của chú bé Hồng, em hiểu hơn những bạn nhỏ vì chiến tranh, vì thiên tai phải mất cha mẹ, họ khổ đau biết chừng nào. Dù xã hội, bà con có cưu mang, nuôi ăn học nhưng làm sao lấp nổi nỗi cô đơn, buồn tủi trong lòng những đứa con xa mẹ, mất mẹ. Nỗi đau ấy đeo đẳng con người suốt một đời. Và cũng suốt một đời, tìm đâu thấy Kìn tay quen thuộc vuốt ve âu yếm, lời ngọt ngào, trách mắng mến yêu, ruột thịt chỉ có ở mẹ. Hình ảnh và tâm tư của bé Hồng đã xúc động lòng em, khiến em thấy đầy đủ mọi niềm vui của mình được sống có mẹ là rất quý báu.

Khách vãng lai đã xóa
Thảo Phương
1 tháng 12 2019 lúc 12:28

A. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Đoạn trích “Trong lòng mẹ” được trích trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng.

- Khái quát tính cách, phẩm chất nhân vật bé Hồng trong đoạn trích: Nhân vật bé Hồng là nhân vật trung tâm của đoạn trích với cảnh ngộ đáng thương và tình yêu thương mẹ đáng trân trọng.

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Cảnh ngộ đáng thương, buồn tủi của chú bé Hồng

- Hồng là kết quả của một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Cha mất sớm. Người mẹ vì cùng túng quá phải tha hương cầu thực. Chú phải sống xa mẹ, sống cùng họ hàng ở bên nội. Nhưng cậu lại không hề được yêu thương. Cậu phải sống trong sự ghẻ lạnh và cay nghiệt của những người được gọi là thân thích.

- Trong ngày giỗ đầu của cha, cậu vừa phải chịu nỗi đau mất cha, vừa phải nghe những lời châm chọc, cay nghiệt của người cô về mẹ của mình. Từng lời nói từ cô như cứa thêm vào tâm hồn nhỏ bé, đáng thương hàng nghìn nỗi đau. Họ chỉ muốn gieo giắc vào đầu cậu bé những điều xấu xa, để cậu ruồng bỏ chính mẹ ruột của mình như cách họ ruồng bỏ râu con trong nhà.

- Lời bà cô càng thâm hiểm, ác độc bao nhiêu thì chú bé lại càng đáng thương bấy nhiêu khi phải một mình chống đỡ yếu ớt lại miệng lưỡi người đời và những hủ tục lạc hậu, ác nghiệt.

Luận điểm 2: Tình yêu thương mẹ của chú bé Hồng

- Trong cuộc đối thoại với người cô, Hồng đã thể hiện tình yêu thương, niềm tin của mình vào người mẹ khi trả lời cô một cách dứt khoát và thông minh

+ Nhận ra ý nghĩ thâm độc trong giọng nói và nét cười rất kịch của cô tôi

+ Nhận ra mục đích của người cô : Biết rõ “ nhắc đến mẹ tôi cô tôi chỉ gieo giắc vào đầu tôi những hoài nghi và khinh miệt để tôi ruồng rẫy mẹ tôi”

+ Người cô càng mỉa mai Hồng càng thương mẹ hơn. Một khao khát mãnh liệt trong suy nghĩ của Hồng đó là muốn những cổ tục đã đầy đọa mẹ thành một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ để vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.

- Nếu trong cuộc hội thoại với người cô, chú bé Hồng thể hiện tình yêu me bằng cách phản kháng mãnh liệt thì trong cuộc gặp gỡ bất ngờ với mẹ của mình, chú bé Hồng như quay trở về với chính tâm hồn non nớt, bé bỏng đáng có của mình.

- Khi “ thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo”, chú bé đã vội vã chạy đuổi theo từ đây ta thấy được tâm trạng hồi hộp, niềm khát khao mong được gặp mẹ của Hồng

- Tâm trạng cô đơn khi thiếu vắng mẹ và mong ước cháy bỏng được gặp lại mẹ của Hồng được bộc lộ rõ qua những suy nghĩ, những giả thiết ngây thơ, trong sáng mà chứa đựng nhiều nỗi đau.

- Được ngồi lên xe cùng mẹ chú òa lên khóc rồi cứ thế nức nở khiến cho người mẹ cũng sụt sùi theo. Ba từ “ òa, nức nở, sụt sùi” cùng một trường nghĩa , nối nhau miêu tả các dạng thức đặc biệt của tiếng khóc của những dòng lệ. Đây là âm thanh, là nước mắt của biết bao nỗi niềm, tâm trạng của hai mẹ con : tủi hận, tự hào, bàng hoàng, sung sướng……

- Suy nghĩ liên tưởng của Hồng : “ Phải bé lại và lăn vào lòng mẹ” ⇒ cảm giác mình đang bé lại để làm nũng mẹ, để hưởng sự vuốt ve, chiều chuộng lâng lâng.

⇒ Nhờ tình yêu thương và niềm tin ấy, đến khi gặp mẹ, bé Hồng đã nhận được niềm sung sướng và hạnh phúc lớn lao. Người mẹ của bé Hồng trở về đúng thời điểm quan trọng nhất, đã xua tan mọi đau đớn, dằn vặt trong tâm hồn chú bé.

C. Kết bài:

- Khái quát lại hình ảnh nhân vật chú bé Hồng và nghệ thuật của đoạn trích: Hình ảnh nhân vật chú bé Hồng khiến người đọc xúc động với tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý.

- Liên hệ phong cách sáng tác của nhà văn Nguyên Hồng: Nhà văn Nguyên Hồng là một nhà văn nhân đạo - hiện thực luôn hướng ngòi bút của mình cho những con người bất hạnh, đặc biệt là phụ nữ và trẻ con.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trà Ma
Xem chi tiết
Trí Thành
Xem chi tiết
Vân Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Thị Thanh An
Xem chi tiết
Đinh Thị Phương Thảo
Xem chi tiết
Big City Boy
Xem chi tiết
Big City Boy
Xem chi tiết
Big City Boy
Xem chi tiết
Đinh Thị Phương Thảo
Xem chi tiết