Vào phủ chúa Trịnh

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Quỳnh Anh

Qua cuộc sống của phủ chúa, người đọc cảm nhận được điều gì về hiện thực xã hội thời kỳ đó?

Quỳnh Anh
6 tháng 9 2021 lúc 17:39

minh nguyet CTV

nthv_.
6 tháng 9 2021 lúc 20:15

Tham khảo:

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được biết đến không chỉ với danh tiếng của một danh y lỗi lạc, nhân từ và một ẩn sĩ thanh cao, cứng cỏi mà còn là tác giả của cuốn "Thượng kinh kí sự" nổi tiếng. Đầu năm 1782, do danh tiếng y thuật vang xa, ông được lệnh triệu ra kinh đô để chữa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm. Nhờ những tư liệu, ghi chép trong chuyến đi, ông đã hoàn thành tác phẩm "Thượng kinh kí sự" với giá trị hiện thực sâu sắc. "Vào phủ chúa Trịnh" là một trong những trích đoạn đặc sắc thể hiện rõ điều này bằng việc lên án, tố cáo cuộc sống xa hoa, quang cảnh lộng lẫy cùng những tầng lớp vua quan trong bộ máy xã hội phong kiến.

Trước hết, dưới con mắt tỉnh táo, tinh tế của một ẩn sĩ, tác giả Lê Hữu Trác đã ghi lại và phản ánh trong tác phẩm của mình đời sống xa hoa, giả dối và đầy thị phi của tầng lớp vua quan thông qua những chi tiết về quang cảnh xa hoa, lộng lẫy trong các dinh thự và phủ các. Đó là vườn hoa với "cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương", đó là những nhà "Đại đường", "Quyển bồng", "Gác tía" với kiệu son, võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng và "những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy" cùng "mâm vàng, chén bạc" được dùng lúc tiếp khách ăn uống. Tất cả khung cảnh vàng son lộng lẫy xa hoa của phủ chúa đã được phóng chiếu qua đôi mắt và sự quan sát, tinh tế và tỉ mỉ của tác giả.

 

Không chỉ dừng lại ở đó, giá trị hiện thực của tác phẩm còn được tạo nên thông qua những chi tiết về cung cách sinh hoạt trong phủ chúa. Ngay từ lúc tác giả lên cáng vào phủ theo lệnh chúa thì điều này đã được làm nổi bật: "có tên đầy tớ chạy đằng trước hét đường" và "cáng chạy như ngựa lồng". Khi đặt chân vào phủ chúa, tác giả quan sát thấy cảnh tượng "người giữa cửa truyền báo rộn ràng, người có việc qua lại như mắc cửi". Quang cảnh đó đã khiến cho tác giả không khỏi ngạc nhiên:

"Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm nhặt
Cả trời Nam sang nhất là đây"

Câu thơ của tác giả đã minh chứng rõ thêm về quyền uy nơi phủ chúa. Chính ông cũng đã bộc bạch trước cảnh xa hoa đó rằng: "Mình vốn cũng là con em nhà quan, sinh trưởng nơi phồn hoa, khắp chốn trong cấm thành, chỗ nào cũng từng quen thuộc, duy có quang cảnh phủ chúa thì chỉ được nghe nói tới mà thôi. Nay được đến đây, mới biết hết là sự giàu sang của vua chúa, quả là không ai sánh kịp". Những câu thơ hay lời bình luận của tác giả cũng đã làm nổi bật giá trị về mặt thời gian nghệ thuật của tác phẩm. Đó là sự xuất hiện của thời gian tâm lí. Bên cạnh thời gian vật lí là những con số về ngày giờ, năm tháng và niên hiệu, tác giả còn dành ra những khoảng không để chiêm nghiệm về các sự kiện đã diễn ra, khiến cho mỗi một sự miêu tả trong tác phẩm đều chứa đựng những suy nghĩ và cảm xúc của tác phẩm.

Bằng ngòi bút chân thực và sắc nét, trong đoạn trích này, tác giả còn gián tiếp lên án và tố cáo đời sống xa hoa, bệnh hoạn của giới quý tộc, quan lại đương thời. "Bệnh" của Trịnh Cán đã được ông nhận xét như sau: "là do sinh trưởng ở nơi màn the trướng gấm, ấm nó quá sức, tạng phủ kém yếu, lại thêm bị ốm lâu nên tinh huyết hao kiệt,...". Chúa Cán vốn là trẻ con hồn nhiên nghiễm nhiên trở thành nạn nhân của sự sung túc, thừa thãi và dưỡng dục sai lầm. Trước những căn bệnh như thế này, việc cứu chữa sẽ được các ngự y tiến hành như thế nào? Tác giả lại tiếp tục khéo léo lên án đám thầy thuốc Bắc Hà với căn bệnh ngu dốt, nhưng ảo tưởng, tham lam và nhỏ nhen. Đó là đám "y lại" chuyên đố kị, dèm pha lẫn nhau, không vì đạo làm thuốc mà vì danh lợi. Bằng những nét bút miêu tả khá tự nhiên, chân thực, Hải Thượng Lãn Ông đã bắt mạch, lên đơn những căn bệnh của chế độ phong kiến lúc bấy giờ. Bên ngoài lớp vỏ bọc hoàn hảo của quang cảnh xa hoa lộng lẫy và cung cách sinh hoạt đầy quyền uy, hòa nhoáng và thịnh trị là những mầm bệnh đang phát tác, thể hiện sự mục rỗng và báo hiệu sự khủng hoảng tất yếu của chế độ xã hội phong kiến đương thời.

Giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm "Vào phủ chúa Trịnh" đã làm nên tính chân thực của "Thượng kinh kí sự" qua bút pháp kí sự vô cùng đặc sắc của tác giả. Đó là sự kết hợp thành công của đôi mắt quan sát tỉ mỉ cùng ngòi bút ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, ngay cả những chi tiết nhỏ nhất để tạo nên cái thần của cảnh và vật thấm đẫm trong từng con chữ và xuyên suốt trang văn.

Thông qua giá trị hiện thực của tác phẩm, độc giả còn thấy được giá trị nhân đạo ẩn chứa một cách sâu sắc. Bằng sự quan sát và ghi chép về quang cảnh xa hoa lộng lẫy, tác giả đã gián tiếp thể hiện sự đồng cảm, thương xót đối với cuộc sống cơ cực, lầm than của nhân dân. Bức tranh về xã hội phong kiến đã được phác họa trong sự đối lập giữa đời sống của tầng lớp quan lại và cuộc sống của những người dân. Thông qua tác phẩm này, chúng ta càng thấm thía hơn nữa câu ca quen thuộc của người xưa về sự tàn bạo và trắng trợn trong lối sống của đại đa số tầng lớp quan lại:

"Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan".


Các câu hỏi tương tự
Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Kimian Hajan Ruventaren
Xem chi tiết
Quỳnh Anh
Xem chi tiết
dương thu phương
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Gia Hưng
Xem chi tiết
Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Kuramajiva
Xem chi tiết
Huong Giang Nguyen
Xem chi tiết
Giang
Xem chi tiết