Đề cương ôn tập văn 8 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Khánh Huyền

Qua câu chuyện người ăn xin.

Hãy nl về tình yêu thương, sẻ chia.

Các bạn giúp mình với ngày mai mình cần liền nha!

Phạm Thị Diệu Huyền
25 tháng 10 2019 lúc 8:05

Tham khảo:

Tình thương của con người biển cả mênh mông, lòng nhân ái của con người sẽ giúp chúng ta vượt qua những đau khổ trong cuộc đời. Con người của chúng ta sinh ra ai ai đều cũng cần phải có tình thương, lòng nhân ái. Điều này được thể hiện qua câu chuyện người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép.

Một người ăn xin đôi mắt đỏ hoe, nước mắt dàn dàn, đôi môi nhợt nhạt, áo quần tả tơi chìa tay ra xin tiền. Nhưng không may lúc đó nhân vật không có tiền và nắm lấy bàn tay của nông lão và nói cháu không có gì để cho ông cả. Đổi lại không một lời trách móc ông lão nắm lấy tay và bảo “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi”, khi ấy nhân vật của chúng ta mới bừng tỉnh và cảm giác vừa nhận được điều gì từ ông lão.

Rất nhiều bạn sẽ ngạc nhiên rằng giữa ông lão và nhân vật trong câu chuyện đều không nhận được một vật hữu hình nào mà bảo là đã nhận được những điều hết sức quý báu. Ông lão đã nhận được tình yêu thương từ nhân vật tôi, sự cảm thông và chia sẻ ấy chính là điều mà ông lão cảm thấy mình xứng đáng được nhận nhất. Tình thương chính là điều mà khó định nghĩa nhất và rõ rằng cả nhân vật tôi và ông lão đều cảm thấy mình đã nhận được điều này. Không có tình thương thì chúng ta sống trên cuộc đời này sẽ cảm thấy vô nghĩa. Chính tình yêu thương sẽ làm cho xã hội này trở nên tốt đẹp hơn, nhân văn hơn.

Mặc dù chúng ta có giàu có đến cỡ nào, có sống trong lâu đài uy nghi tráng lệ đến đâu mà trái tim không biết đồng cảm yêu thương người khác thì cũng vô nghĩa. Tất cả những giá trị vật chất một này nào đó sẽ mất đi nhưng chỉ có tình người là luôn còn nguyên vẹn đối với tất cả chúng ta. Một cái nắm tay giữa những ngày đông lạnh giá cũng đủ để chúng ta cảm nhận được tình thương này là vô cùng quý giá. Như trong chính câu chuyện trên vậy giữa hai người đã cho nhau vật chất nào đâu nhưng vẫn cảm nhận được những điều tốt đẹp từ trong điều đó.

Tình yêu thương là món quà vô cùng kỳ diệu mà tạo hóa đã bạn tặng cho tất cả chúng ta. Không cần tiền bạc, địa vị cao sang, chỉ cần tình yêu thương là đủ để cho cuộc sống này ý nghĩa biết bao nhiêu.

Khách vãng lai đã xóa
Ann Đinh
24 tháng 10 2019 lúc 21:41

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không? Để gió cuốn đi” lời bài hát của Trịnh Công Sơn cứ văng vẳng bên tai mỗi khi em gặp những con người đói khổ phải xin ăn trên phố phường hoa lệ. Có lẽ sợi dây mong manh để kết nối con người với nhau chính là tình yêu thương. Sợi dây yêu thương này đã được nhà văn nga Ivan Turgenev thể hiện sâu sắc qua mẩu truyện ngắn Người ăn xin.

Câu chuyện rất đơn giản kể về: “Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:

– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười: Cháu ơi,cảm ơn cháu!Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.”

Vậy đấy, trong câu chuyện nay không có một đồng tiền nào được cho đi nhưng có một thứ được cho đi rất nhiều đó chính là tình thương. Đó chính là “cho là nhận” một đạo lý làm người thật giản đơn trong cuộc sống. Tình yêu thương là một sợi dây vô hình nhưng thiêng liêng mà chúng ta khó có thể định nghĩa được nhưng chúng ta đều biết rằng nếu không có nó thì cuộc sống này thật uổng phí. Tình yêu thương giữa người với người mang đến cho chúng ta sự hạnh phúc và làm cho xã hội này ngày càng tốt đẹp hơn.

“Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh” vì vậy, trong cuộc sống có rất nhiều mảnh đời bất hạnh cần được chúng ta giúp đỡ. Ông bà ta từng có câu “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Đó là những lời rặn dò chúng ta hãy biết cảm thông sót thương, chia sẽ trước những mảnh đời bất hạnh. Con người ta chỉ có thể trở nên thật có giá trị khi chúng ta biết yêu thương, chia sẻ. Có lẽ tình huống trong câu chuyện giúp chúng ta hiểu hơn về tình yêu thương này. Không có chút vật chất nào nhưng cả hai đều nhận được rất nhiều. Họ chính là những nghèo khổ bần hàn nhưng thứ họ cho nhau chính là tình thương yêu vô bến. Đó chính là tấm lòng khao khát được rút một người nghèo khó vất vả hơn mình nhưng lại bất lực. Nhưng ông lão ăn xin đã nhận được sự yêu thương và tôn trọng của nhân vật “tôi”. Và ngược lại nhân vật “tôi” đã nhận được sự đồng cảm yêu thương từ ông lão ăn xin. Tình người cao đẹp của họ đã sưởi ấm những đêm đông giá lạnh.

Thế những giờ đây, trong một xã hội hiện đại xô bồ dường như tình người trở nên phai nhạt. Ích kỉ và vô cảm đó là những gì mà chúng ta đã và đang làm với những người xung quanh chúng ta. Có những người ăn xin lê lết hàng giờ liền bên hè phố không xin đủ tiền bữa ăn. Chúng ta khinh miệt họ khị họ xin chúng ta tiền, chúng ta ghê sợ họ vì sự bẩn thỉu rách rưới. Chúng ta vô cảm với những em bé bị ấu dâm, bắt nạt, bạo hành…từ đâu mà xã hội chúng ta lại trở nên vô cảm như vậy? Phải chăng là vì có nhiều kẻ lười làm chỉ chơi đã lợi dụng tình thương của chúng ta để kiếm ăn nên chúng ta sợ bị lừa. Phải chăng là vì chúng ta nghĩ rằng chúng ta cũng đang đói kém, nghèo nàn nên chúng ta không thể giúp gì được cho người khác? Niềm tin giữa con người với người đã bị lụi tàn.

Không niềm tin và tình yêu của chúng ta còn đó. Khi những đồng bào ta bị lũ lụt hàng tỷ đồng đã đến được tay bà con, hàng triệu những em nhỏ đã được cắp sách tới trường nhờ những tấm lòng hảo tâm. Và còn hàng triệu, hàng triệu những con người đa cùng nhau giúp đỡ để tình yêu và tình thương ngày càng được lan tỏa khắp xã hội. Đừng sợ hãi khi cho đi, đừng buồn khi bạn bị lừa dối hãy cứ tiếp tục yêu thương vì điều đó sẽ giúp bạn ngày càng tốt đẹp hơn trong cuộc sống

Khách vãng lai đã xóa
Takahashi Eriko Mie
24 tháng 10 2019 lúc 23:19
Mẩu chuyện nhỏ này tôi đã được nghe kể từ hồi lớp 1 và nó gần như ám ảnh cả thời thơ ấu của tôi. Nhiều khi tôi trách nhân vật trong câu chuyện, rằng cho dù trong túi không có gì thì cũng phải kiếm được thứ gì đó cho ông già ăn xin, hay ngây ngô hơn, tôi, cũng như mấy đứa bạn tôi, đã từng ước gì nhân vật ấy có được gì đó để cho ông cụ. Nhưng ước nguyện chỉ là ước nguyện, khi câu chuyện chìm dần cùng tháng năm để tôi và chúng bạn trưởng thành cùng những mâu thuẫn rắc rối hơn của cuộc đời. Cho đến một ngày tôi gặp lại câu chuyện này trong một đề văn, tôi tự nhiên thấy ngộ ra được nhiều điều hơn là những gì hồi nhỏ vẫn nghĩ, cho dù tôi vẫn cứ khăng khăng ước gì nhân vật trong chuyện có gì đó trong túi để cho ông cụ ăn xin.

Có nhiều người đọc mẩu chuyện này xong lại cho rằng mấy ông nhà văn ( tức ám chỉ Tuốc-ghê-nhép) bị dở hơi mới đưa cái chuyện nghèo đến nỗi không có một xu để cho lão ăn xin ra để kể đời kiếp trí thức đói khổ. Có người khác cũng cho rằng như vậy nhưng vì lí do khác : “Không có tiền cho ăn xin thì việc gì phải xin lỗi? Ăn xin có chết đói cũng đâu phải là lỗi của mình? Đúng là mấy ông rỗi hơi!”. Đó vẫn may còn là số đông so với những người phê phán cả ông lão ăn xin vì : “ Không xin được tiền lại không điên lên ấy chứ, làm gì có chuyện cười phớ lớ như thế? Chắc lại ông nhà văn chém bút thôi!”.

Tôi cho đó là tư tưởng duy vật và chủ vật của con người hiện đại – một tư tưởng quá mức tầm thường và thiển cận nhưng lại quá mức phổ biến trong cộng đồng và lại đơn giản đến nỗi có thể giải thích gần như mọi thứ. Con người ngày nay sao lại quá quan tâm đến vật chất, đến nỗi sẵn sàng phủ nhận cả các nhà văn và di sản của họ chỉ để khẳng định rằng vật chất là trên hết. Nếu phải bàn luận chuyện chính trị xã hội với những người như thế này, tôi thà bàn luận với mấy đứa trẻ con còn hơn.

Nếu chịu khó đọc kĩ câu chuyện và đào sâu suy nghĩ hơn nữa, thật không khó khăn cho bất cứ ai có thể nhận ra rằng mấu chốt của câu chuyện không nằm ở chỗ nhân vật trữ tình ấy, cho dù là nam hay nữ, có gì để cho lão ăn xin hay không như mọi người vẫn nghĩ. Không, hoàn toàn không phải như vậy. Đó chỉ là tình huống truyện được tác giả xây dựng một cách khéo léo nhằm dẫn dắt người đọc đến một cái gì đó cao hơn thế. Tâm điểm của truyện chính là hai câu đối thoại của nhân vật “tôi” và người ăn xin. Vâng, đó chỉ là hai câu nói ngắn gọn nhưng lại gửi trọn trong đó bao nhiêu cảm tình, cảm kích. Có ai thử nghĩ xem tại sao nhân vật “tôi” trong chuyện lại ngỏ lời xin lỗi khi anh không tìm được gì để cho lão ăn xin? Ngoài việc kết luận rằng anh ta bị dở hơi hoặc đạo đức giả ra thì chỉ có một cách duy nhất để giải thích cho hành động này, đó là tình yêu thương và sự quan tâm, đó là lòng nhân ái và ý thức về sự bình đẳng giữa con người với con người. Chẳng phải là nhân vật “tôi” kia đã cảm thương trước hoàn ảnh khốn cùng của người ăn xin nên mới vội vã “lục hết túi nọ đến túi kia” để tìm gì đó cho ông sao? Chẳng phải nhân vật “tôi” đã bối rối khi thấy ông lão vẫn chìa tay đợi mà mình thì chẳng có gì sao? Đó chẳng phải là một hành động cảm tính vô cùng nhân ái đã khẳng định được cái bản chất nhân đạo thuần nhất của loài người hay sao?

Chẳng nói đâu xa xôi, không ít người trong chúng ta cũng nhìn nhận những người ăn xin, vô gia cư, trộm cắp hay thậm chí những người công nhân vệ sinh như những người thấp hèn. Họ bị coi là những kẻ ở dưới đáy của xã hội hiện đại. Người ta nói xã ội ngày càng văn minh lên, tôi thì thấy ngược lại. Xã hội nào mà con người lại bị chia thành các tầng lớp: trung lưu, thượng lưu, hạ lưu, thống trị, bị trị, tư sản, vô sản…? Hãy nghĩ về thời tiền sử, khi con người vừa mới xuất hiện. Thật “văn minh” làm sao khi con người nương tựa vào nhau mà sống, chia sẻ mọi thứ họ kiếm được với nhau và sống quây quần bên nhau hạnh phúc cho dù vật chất luôn thiếu thốn và nguy hiểm luôn rình rập mọi lúc mọi nơi. Tất cả đều bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ. Và hãy so sánh với xã hội hiện đại ngày nay: con người ganh đua và chèn ép lẫn nhau, kẻ có quyền sống hoan lạc trên khổ đau của kẻ không có quyền, kẻ có tiền lợi dụng sự khốn đốn của kẻ không tiền để tạo ra quyền lực cho mình… Bạn có thể lục túi áo túi quần để tìm một xu lẻ cho người ăn xin, nhưng nếu không tìm được thì chắc bạn cũng sẽ cho qua nhanh thôi, không chút áy náy. Còn nhân vật “tôi” kia, lại thực sự bối rối và lúng túng khi không tìm được chút gì để cho lão ăn xin. Anh cảm thấy có lỗi. Vì sao? Đơn giản là vì anh sợ người ăn xin nghĩ rằng mình khinh thường ông, anh sợ mình đã đẩy một con người khốn khổ vào một hoàn cảnh còn khốn khổ hơn. Đó là nỗi lo sợ hoàn toản bản năng của một con người chân chính. Lòng nhân ái và “thiên lương” của anh không cho phép anh tha thứ và quên đi “tội lỗi” của mình đối với ông. Anh biết đâu rằng, sự quan tâm và tinh thần nhân ái của anh đã được thể hiện quá rõ ràng chân thực khiến cho chính ông lão ăn xin cũng phải cảm động. Trên cõi đời này đã có được mấy người thể hiện được tình cảm với ông như thế.

Và như thế đối với ông cũng là nhận được rất nhiều rồi!

Ông nhận được tình yêu thương và quan tâm của một người xa lạ - cái này lúc nào cũng hiếm. Đâu phải lúc nào bạn đi trên đường cũng có một người lạ níu tay bạn lại vào nói lời yêu thương với bạn? Tình cảm chính là cái cao quý nhất trên đời, là linh hồn của nghệ thuật, là bản chất của hạnh phúc, là bản năng của con người. Ông lão đã nhận được thứ quý giá nhất từ tay của một người không hề quen biết. Đối với ông, thứ đó quý hơn bất kì thứ của cải vật chất nào. Nụ cười của ông thật đơn giản là hoàn toàn hài lòng.

Trong dấu […] ở phần cuối đoạn trích trên thực ra chỉ có một câu mà tôi muốn để dành đến cuối bài mới đề cập đến: “Khi ấy tôi mới chợt hiểu ra: Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông”. Đây có lẽ là thông điệp mà đại văn hào Nga Tuốc-ghê-nhép muốn gửi tới độc giả trên toàn thế giới: người cho đi sự quan tâm và tình yêu thương thì sẽ nhận lại được sự tôn trọng và tình ái hữu. Không có xã hội nào là xã hội không có bình đẳng và nhân ái. Không có thời buổi kinh tế thị trường nào mà các mối quan hệ giữa người với người lại được xây dựng dựa trên kinh tế thị trường cả. Tình cảm là thứ không thể buôn bán thu lời, không thể cân đo đong đếm, cho đi là nhân lên và còn mãi, nhận lại bao giờ cũng nhiều hơn. Tình càm của con người không phải được thể hiện bằng vật chất và không nên được thể hiện bằng vật chất. Con người đánh giá những giá trị cảm xúc không phải bằng vật chất mà bằng cảm xúc thẳm sâu trong trái tim. Trong chúng ta ai cũng có trái tim biết yêu thương và cảm nhận, chỉ là đôi khi ta bỏ quên thôi. Giá trị đích thực của con người không phải là khả năng của người đó, mà chính là vẻ đẹp trong tâm hồn người đó. Hãy nâng cao giá trị của bản thân mình bằng cách quan tâm, yêu thương và tôn trọng người khác. 265
Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
mạnh vương
Xem chi tiết
♊Ngọc Hân♊
Xem chi tiết
Thảo Nguyên
Xem chi tiết
T.D.Dragneel 520
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Như
Xem chi tiết
Thêm Thu
Xem chi tiết
Thêm Thu
Xem chi tiết
doanh nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Tuyết Ngân
Xem chi tiết