1. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần chứng minh: Thơ lãng mạn luôn ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên nhưng thường đượm buồn.
2. Thân bài: Chứng minh bằng các lí lẽ, dẫn chứng.
Bạn hãy chứng minh theo 2 ý, sau đó lấy dẫn chứng trong ba bài thơ trên.
Ý 1: Thơ lãng mạn luôn ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, cụ thể:
+ Nói đến thơ mới ta không thể k nhớ đến nhà thơ Thế Lữ với bài thơ" Nhớ rừng'. Ở bài thơ ta thấy được hình ảnh thiên nhiên núi rừng thật hùng vĩ:
"Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn thét núi"
Hay đó còn là hình ảnh hoàng hôn lộng lẫy" những chiều lênh láng máu sau rừng" và " Mảnh mặt trời gay gắt"
Ta còn bắt gặp một đêm trăng đẹp " ánh trăng tan", hoặc cảnh rộn ràng của tiếng chim ca, ánh nắng chan hòa, cảnh vật cây cối tươi tốt
"Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng"
+ Đọc bài thơ" Nhớ Rừng", người đọc lại cảm nhận được cảnh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp
" Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
bày mực tàu giấy đỏ
Trên phố đông người qua"
Hoa đào là hình ảnh đặc trưng của mùa xuân, đặc biệt là vào dịp tết đến, gợi không khí vui mừng...
+ Thiên nhiên trong thơ mới rất đa dạng, đó còn là hình ảnh con thuyền, biển cả trong bài" Quê hương" của Tế Hanh.Hình ảnh con thuyền lướt sóng băng băng trên mặt biển thật hùng dũng
" Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió"
........
Ý 2: Thiên nhiên trong thơ mới thật tuyệt diệu với nhiều hình ảnh đẹp, nhưng đằng sau vẻ đẹp đó thơ mới thường đượm buồn.
+ Đó là nỗi buồn chán thực tại tầm thường, giả dối-Xã hội đương thời ( bài " Nhớ rừng")
+ Là nỗi buồn hoài cổ: tiếc thương cho một lớp người tài hoa-các nhà nho, luyến tiếc một nét văn hóa của dân tộc đã bị tàn phai ( bài "Ông đồ)
+ là nỗi buồn nhớ quê hương da diết ( Bài " Quê hương")
3. Kết luận: Khẳng định lại vấn đề chứng minh.
1. Những tiền đề của thơ mới trong lịch sử văn học dân tộc
- Trong quá khứ, dấu hiệu của một cuộc cách mạng thơ ca đi ra ngoài khuôn khổ của thơ ca Trung đại bằng chữ Hán. Những dấu hiệu đổi mới được thể hiện trên cả hai bình diện : nội dung và hình thức.
- Về nội dung, trong suốt hành trình thơ ca Trung đại, ở những nhà thơ xuất sắc hay những hiện tượng thơ ca khác thườngbắt đầu xuất hiện những khuynh hướng đi ra ngoài văn chương đạo lý và duy lý của Nho giáo : biểu đạt những tình cảm, tâm sự chân thật (một thứ “khát vọng được thành thật”), những nỗi đau và những khát vọng chân chính của con người (đặc biệt là khát vọng hưởng lạc, tận hưởng cuộc sống trần thế - điều đậm đặc trong văn chương về nội dung nhân đạo chủ nghĩa từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX)
- Gắn liền không thể tách rời với nội dung tâm trạng, hình thức thơ cũng đã có những vận động tương ứng : thơ thất ngôn xen lục ngôn của Nguyễn Trải, sử dụng ngôn ngữ dân tộc (thơ Nôm), những lối nói ẩn dụ, tượng trưng, đa nghĩa trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương .... và đặc biệt là sự ra đời của các thể thơ thuần túy dân tộc.
- Tuy vậy, do sự duy trì bền vững của thể chế tuyển chọn quan lại bằng thi cử và đặc biệt, do sự bảo thủ của cơ chế xã hội, văn hóa, do sự thống trị dai dẳng của Nho giáo và mỹ học Nho giáo nên một cuộc cách mạng trong thi ca chưa thực sự diễn ra.
2. Những dấu hiệu báo trước Thơ mới trong ba mươi năm đầu thế kỷ XX
- ở những đại diện xuất sắc của Thơ cũ (Tản Đà) khi sáng tác thơ ca đã bắt đầu có những đổi mới cả về thể loại, ngôn ngữ lẫn về nội dung cảm xúc.
- Một số dịch giả bắt đầu dùng thơ tự do để dịch thơ phương Tây (Nguyễn Văn Vĩnh dịch thơ ngụ ngôn La Fontaine)
- Một số trí thức (Phạm Quỳnh, Phan Khôi) lên án thơ ca truyền thống vì quá nghiêm ngặt về niêm luật mà giết chết sự tự nhiên của cảm xúc.
3, Cuộc tranh luận Thơ mới – Thơ cũ :
- Năm 1932, ngày 10/3/1932, Phan Khôi đăng bài thơ Tình già trên Phụ nữ tân văn, bài thơ mới đầu tiên, tiên phong cho một cuộc cách mạng. Bài thơ đã gây nên một cơn bão trong dư luận .
- Tiếng nói kêu gọi đổi mới của Phan Khôi được sự hưởng ứng rất mạnh mẽ của thanh niên trí thức đương thời : 1. Phụ nữ tân văn tiếp theo Tình già còn đăng thơ mới của Nguyễn Thị Manh Manh (Nguyễn Thị Kiêm) và Hồ Văn Hảo. 2. ở ngoài Bắc, báo Phong hóa mới được lập cũng hưởng ứng Thơ mới bằng cách công kích các đại diện của Thơ cũ mà điển hình là Tản Đà. Số Tết năm 1933, Phong hóa đăng một loạt sáng tác của các cây bút trẻ (Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Nhất Linh, Vũ Đình Liên, Đoàn Phú Tứ, Huy Thông).3. Tiếp theo Phong hóa, nhiều báo, nhà xuất bản khắp trong Nam ngoài Bắc đều đua nhau đăng thơ mới. 4. Cùng với hoạt động sáng tác và xuất bản là các cuộc diễn thuyết của những người ủng hộ thơ mới (Lưu Trọng Lư, Nguyễn Thị Kiêm tranh luận với Nguyễn Văn Hanh, Vũ Đình Liên, Trương Tửu). Đáng lưu ý là hai bức thư gửi lên Khê Thượng của LTL. 5. Đến năm 1936, có thể nói thơ mới toàn thắng.
- Đối lập với những người ủng hộ Thơ mới, cũng có những tiếng nói ủng hộ Thơ cũ (Nguyễn Văn Hanh, Thái PHỉ, Huỳnh Thúc Kháng và đặc biệt là Tản Đà) tuy nhiên, điều quan trọng là chỉ trong vài năm, trong khi thơ mới kịp xuất hiện một thế hệ tác giả tài năng (Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp) thì ngay cả những đại diện xuất sắc nhất của thơ cũ (Tản Đà) cũng bị rơi vào khủng hoảng sáng tạo.
4.Đôi nét lịch sử và một số khuynh hướng sáng tạo thơ mới
- Có thể tạm chia Thơ mới thành hai thời kỳ trước và sau năm 1939. Thời kỳ thứ nhất bao gồm các tác giả tiền phong của thơ mới : Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên, Thái Can... và các tác giả xuất hiện sau năm 1935 như Xuân Diệu, Huy Cận, Thanh Tịnh, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Nguyễn Bính, Anh Thơ.... Có thể chia thời kỳ này thành hai giai đoạn 1930 – 1935 và 1936 – 1939. Thời kỳ thứ hai là giai đoạn thơ mới đi vào những tìm tòi hình thức hoặc đi sâu vào khuynh hướng triết luận, bắt đầu biểu hiện những bế tắc, thậm chí một số tác giả, tác phẩm bộc lộ khuynh hướng sa đọa. Đại diện của thời kỳ này là Vũ Hoàng Chương (Thơ say, Mây), Hàn Mặc Tử (Thượng thanh khí), Chế Lan Viên (Vàng sao), Huy Cận (Kinh cầu tự, Vũ trụ ca), nhóm Xuân Thu nhã tập, nhóm Dạ đài.
- Một trong những đặc điểm nổi bật thể hiện trong sự nghiệp sáng tác của các tác giả thuộc phong trào Thơ mới là tính không thuần nhất. Mỗi tác giả Thơ mới thường chịu nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau và thường có sự thay đổi trong phương pháp sáng tác. Xuân Diệu giai đoạn đầu tiên là một tác giả mang màu sắc lãng mạn chủ nghĩa khá rõ nét nhưng trong nhiều tác phẩm xuất sắc (điển hình là Nguyệt cầm) bắt đầu biểu hiện những yếu tố của chủ nghĩa tượng trưng. Một trường hợp khác, Hàn Mặc Tử, với những tập thơ đầu tiên Gái quê (1936) mang một vẻ đẹp mộc mạc, bình dân, gần gũi với thơ ca dân gian nhưng đến những tập thơ như Đau thương, Thơ điên lại mang màu sắc siêu thực (ám ảnh, mê sảng, những hình ảnh tượng trưng, kinh dị) hoặc chịu ảnh hưởng tôn giáo (Xuân như ý). Chính vì những lý do trên nên việc phân chia các khuynh hướng thơ ca trong phong trào Thơ mới là hết sức khó khăn. Có tác giả (Hoài Thanh) phân chia theo nguồn ảnh hưởng : dòng chịu ảnh hưởng Pháp (Thế Lữ, Huy Thông, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên...), dòng chịu ảnh hưởng của thơ Đường (Thái Can, Thâm Tâm, Quách Tấn...) và dòng thuần túy Việt Nam (Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương...) có tác giả phân chia theo phương thức sáng tác (lãng mạn, tượng trưng, siêu thực...)... Nhìn chung, do tính chất không thuần nhất nói trên nên việc tuyệt đối hóa bất kỳ một phương thức phân chia nào cũng đều bất cập.
- Nói như Hoài Thanh, từ 1932 đến 1942 đã có “Một thời đại trong thi ca” với một cuộc bùng nổ của những phong cách “rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên.... và thiết tha, rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu”