mk chỉ có đoạn văn thui nha p
Bằng bút pháp miêu tả tài tình, ngoài bút sắc sảo, nhân vật Phan Bội Châu trong tác phẩm: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, hiện lên thật đẹp, thể hiện bản lĩnh cứng cảo của nhà yêu nước với một kẻ đại diện của những kẻ đi xâm lược. Ngược lại với sự ba hoa, khoác lác của Va-ren, từ đầu đến cuối Phan Bội Châu chỉ im lặng. Ông phớt lờ, coi như không có Va-ren trước mặt. Sự im lặng, dửng dưng của Phan Bội Châu thể hiện một thái độ khinh bỉ cực độ, đồng thời cũng cho thấy bản lĩnh kiên cường của nhà cách mạng trước kẻ thù, cho dù đó là Toàn quyền Đông Dương đi chăng nữa. Không chỉ vậy, nhà văn còn để nhân vật hiện lên qua lời kể của hai nhân vật khác: anh lính dõng An Nam và một nhân chứng mà tác giả “xin chẳng dám nêu tên”. Theo lời anh lính dõng, anh ta có thấy “đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi”. Với chi tiết này, trong con mắt của Phan Bội Châu, Va-ren cũng chỉ là một đứa trẻ. Dường như thế vẫn chưa diễn tả hết được thái độ khinh miệt của Phan Bội Châu đối với Va-ren, theo lời của nhân chứng tưởng tượng khác thì: Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren. Và Người lại còn chua thêm: “cái đó thì có thể”. Con người và ý chí của nhà cách mạng Phan Bội Châu thật đáng nể phục, là tù nhân, đứng trước kẻ thù nhưng ông vẫn hiên ngang, thể hiện thái độ khinh miệt kẻ thù rõ rệt. Đó là tấm lòng yêu nước thương dân, là lòng dũng cảm kiên cường mà chúng ta phải khâm phục và học tập.
chúc p hk tốt
Dường như thế vẫn chưa diễn tả hết được thái độ khinh miệt của Phan Bội Châu đối với Va-ren, theo lời của nhân chứng tưởng tượng khác thì: Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren. Và Người lại còn chua thêm: "cái đó thì có thể".