Poli(vinyl clorua) viết tắt là PVC là polime có nhiều ứng dụng trong thực tiễn như làm ống nước, đồ giả da,... PVC có cấu tạo mạch như sau:
a) Hãy viết công thức chung và công thức một mắt xích của PVC.
b) Mạch phân tử PVC có cấu tạo như thế nào?
c) Làm thế nào để phân biệt da làm bằng PVC và da thật?
Khi đốt cháy một loại polime chỉ thu được CO2 và hơi nước với tỉ lệ số mol CO2 : số mol H2O bằng 1:1.
Hỏi polime trên thuộc loại polime nào trong số các polime sau: polietilen, poli(vinyl clorua), tinh bột, protein. Tại sao?
Trong các phân tử polime sau: polietilen, xenlulozơ, tinh bột (amilopectin), poli(vinyl clorua), những phân tử polime nào có cấu tạo mạch giống nhau? Hãy chỉ rõ loại mạch của các phân tử polime đó.
Hãy chọn những cụm từ thích hợp rồi điền vào chỗ trống:
a) Polime thường là chất .............., không bay hơi.
b) Hầu hết các polime đều .............. trong nước và các dung môi thông thường.
c) Các polime có sẵn trong tự nhiên gọi là polime ................., còn polime do con người tổng hợp ra từ các chất đơn giản là polime ............
d) Polietilen và poli(vinyl clorua) là loại polime .................. còn tinh bột và xenlulozơ là loại polime..................
tìm công thức phân tử của axit Amino A biết mỗi phân tử chỉ chứa một nguyên tử N. %C bằng 46,6%; %H bằng 8,74%; %O bằng 31,07%
Mik đang cần gấp nha mn
Chọn câu đúng nhất trong các câu sau:
a) Polime là những chất có phân tử khối lớn.
b) Polime là những chất có phân tử khối nhỏ.
c) Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều loại nguyên tử liên kết với nhau tạo nên.
d) Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.
các polime trong thành phần hóa hoc chỉ chứa 3 nguyên tố c,h,o là :
– Tìm hiểu về đặc điểm chung về công thức phân tử của polietilen, tinh bột, xenlulozơ ?
– So sánh tính chất vật lý của các chất trên
PROTEIN- POLIME
Bài 1: a. Viết các CTCT có thể có của các amino axit có CTPT: C3H7O2
b. Viết các CTCT các axit và este ứng với CTPT: C4H8O2
Bài 2: a. Các chất gluxit xay mịn dạng bột đựng trong 4 bình mất nhãn: glucozo, saccarozo, tinh bột, xenlulozo. Hãy nêu phương pháp nhận ra mỗi chất.
b. Nêu pp tách riêng từng chất ra khỏi hh mà không làm thay đổi mỗi lượng chất trong hh : Fe, Al, Fe2O3, Al2O3
Bài 3: Biết A,B,C,D là hợp chất hữu cơ. Hoàn thành chuỗi sau:
CO2 => A => B => C => D => CO2
Bài 4: a. Phân biệt 4 bình khí không màu: CH4, C2H4, C2H2, CO2.
b. Hợp chất gluxit ( glucozo, saccarozo, tinh bột và xenlulozo) còn gọi là cacbonhidrat có CTTQ : Cx(H2O)y. Hãy viết CTPT của 4 gluxit theo dạng tổng quát.
c. Đốt cháy hoàn toàn một gluxit thì thu được CO2 và H2O với tỉ lệ khối lượng lần lượt là 8:3. Xác định CTPT của gluxit này.