Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoang Anh Phan

Phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

nguyen thi thao
1 tháng 8 2017 lúc 16:21

đề bài chỉ có thế theo hả

Đào Lê Thảo Nguyên
27 tháng 5 2020 lúc 19:48

Là học sinh, để “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh thì em cần :

a) Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh cho rằng, đối với các dân tộc phương Đông giàu tình cảm, trọng đạo lý, việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi con người có vai trò vô cùng quan trọng. Riêng với thế hệ trẻ, việc tu dưỡng này còn quan trọng hơn, vì họ là "người chủ tương lai của nước nhà"1; là cái cầu nối giữa các thế hệ - "người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai". Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức và chăm lo cho việc rèn luyện đạo đức của sinh viên và đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm. Nói chuyện với sinh viên và học sinh, Người khẳng định: "Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người".

Người chỉ rõ việc thực hành tốt đạo đức cách mạng trong đời sống hàng ngày của mỗi cá nhân không chỉ có tác dụng tôn vinh, nâng cao giá trị chính họ mà còn tạo sức mạnh nội sinh, giúp họ vượt qua khó khăn, thử thách. Người viết: "có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước... khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phát, khiêm tốn, "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ"; lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thuần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa".

Nhấn mạnh vai trò của đạo đức trong đời sống của mỗi cá nhân trong xã hội. Hồ Chí Minh không phân biệt đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường, đạo đức cán bộ và đạo đức công dân. Người chỉ rõ, trong xã hội mỗi người có công việc, tài năng và vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng.

- Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh

Cũng như với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân khác, đối với tầng lớp sinh viên, thanh niên trí thức, Hồ Chí Minh đã sớm xác định những phẩm chất đạo đức cần thiết để họ có phương hướng phấn đấu rèn luyện. Trong Bài nói tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai (7-5-1958), những phẩm chất đó được Người tóm tắt trong "Sáu cái yêu:

Yêu Tổ quốc, Yêu như thế nào? Yêu là phải làm sao cho Tổ quốc ta giàu mạnh. Muốn cho Tổ quốc giàu mạnh thì phải ra sức lao động, ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.

Yêu nhân dân: Mình phải hiểu rõ sinh hoạt của nhân dân biết nhân dân còn cực khổ như thế nào, biết chia sẻ những lo lắng, những vui buồn, những công tác nặng nhọc với nhân dân.

Yêu chủ nghĩa xã hội: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm. Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm.

Yêu lao động: Muốn thật thà yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội thì phải yêu lao động, vì không có lao động thì chỉ là nói suông.

Yêu khoa học và kỷ luật: bởi vì tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải có khoa học và kỷ luật".

Theo người, để có được những phẩm chất như vậy, sinh viên và học sinh phải rèn luyện cho mình những đức tính như: trung thành, tận tụy, thật thà và chính trực. Phải xác định rõ nhiệm vụ của mình, "không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà. Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn. Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào". Trong học tập, rèn luyện, phải kết hợp lý luận với thực hành, học tập với lao động; phải chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, chống tư tưởng hám danh, hám lợi. "Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc. Chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay. Chống lười biếng, xa xỉ. Chống cách sinh hoạt ủy mị. Chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang"1. Phải trả lời được câu hỏi: Học để làm gì? Học để phục vụ ai? Phải xác định rõ thế nào là tốt, thế nào là xấu? Ai là bạn, ai là thù?... Người chỉ rõ: "Đối với người, ai làm gì lợi ích cho nhân dân, cho Tổ quốc ta đều là bạn. Bất kỳ ai làm điều gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc ta tức là kẻ thù. Đối với mình, những tư tưởng và hành động có lợi ích cho Tổ quốc, cho đồng bào là bạn. Những tư tưởng và hành động có hại cho Tổ quốc và đồng bào là kẻ thù... Điều gì phải, thì phải cố làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ".

b) Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

- Thực trạng đạo đức lối sống trong sinh viên và học sinh hiện nay

Đạo đức Hồ Chi Minh là đạo đức cách mạng nêu cao chủ nghĩa tập thể, tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, vô ngã vị tha, chí công vô tư. Dưới ngọn cờ của tư tưởng đó trong từng giai đoạn cách mạng, thế hệ trẻ Việt Nam đã lập được nhiều kỳ tích to lớn, đóng góp vào tiến trình chung của lịch sử dân tộc.

Đi vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế một nền đạo đức mới đã và đang hình thành cùng với công cuộc đổi mới của Đảng, là nguồn động lực quan trọng của công cuộc phát triển đất nước. Đó là nền đạo đức vừa phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc như: yêu nước, thương người, sống nghĩa tình trọn vẹn, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư với những yêu cầu mới. những nội dung mới do đòi hỏi của dân tộc và thời đại. Nhờ đó phần lớn sinh viên, thanh niên trí thức vẫn giữ được lối sống tình nghĩa, trong sạch, lành mạnh: khiêm tốn, luôn cần cù và sáng tạo trong học tập: sống có bản lĩnh, có chí lập thân, lập nghiệp, năng động, nhạy bén, dám đổi mặt với những khó khăn thách thức, dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại, chày lười; luôn gắn bó với nhân dân, đồng hành cùng dân tộc phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế do sự bùng phát của lối sống thực dụng chạy theo danh lợi bất chấp đạo lý đã dẫn đến những tiêu cực trong xã hội ngày càng phổ biến. Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chưa được khắc phục, sự chống phá của các thế lực phản động quốc tế nhằm thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình" đã tác động không nhỏ đến đời sống đạo đức công dân. ảnh hưởng lớn đến tâm tư, tình cảm, ý chí phấn đấu của sinh viên, thanh niên tri thức. Hậu quả là đã có một bộ phận sinh viên phai nhạt niềm tin, lý tưởng, mất phương hướng phấn đấu, không có trí lập thân, lập nghiệp: chạy theo lối sống thực dụng, sống thử, sống dựa dẫm, thiếu trách nhiệm, thờ ơ với gia đình và xã hội, sa vào nghiện ngập, hút xách: thiếu trung thực, gian lận trong thi cử, chạy điểm, chạy thầy, chạy trường, mua bằng cấp... Đâv là những biểu hiện không thể coi thường.

- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà đạo đức học lỗi lạc mà còn là một tấm gương đạo đức vô song. Chính điều này đã đem lại cho tư tưởng và tấm gương đạo đức của người có một sức sống mãnh liệt và sự cổ vũ lớn lao không chỉ với nhân dân Việt Nam mà còn cả với nhân dân thế giới trong cuộc đấu tranh vì dân chủ và tiến bộ xã hội. Để trở thành người có ích cho xã hội, người chủ tương lai của nước nhà thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và sinh viên, thanh niên trí thức nói riêng cần phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Dưới đây là một số nội dung cơ bản:

Một là, học trung với nước, hiếu với dân”, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp giải phóng con người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người Việt Nam đẹp nhất và là một trong những con người đẹp nhất của thời đại chúng ta.

Ngay từ thưở thiếu thời, Hồ Chí Minh đã lựa chọn một cách rõ ràng và dứt khoát mục tiêu hiến dâng cả cuộc đời mình cho cách mạng. Người đã chấp nhận mọi sự hy sinh, luôn kiên định, dũng cảm và sáng suốt để vuợt qua mọi khó khăn, gian khổ, "thắng không kiêu, bại không nản", "giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục" nhằm thực hiện bằng được mục tiêu đó. Người nói: Bài học chính trong đời tôi là tuyệt đối và hoàn toàn cống hiến đời mình cho sự nghiệp giải phóng và thống nhất Tổ quốc, giải phóng giai cấp công nhân và dân tộc bị áp bức, cho sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội cho sự hợp tác anh em và hòa bình giữa các dân tộc; "Một ngày đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên" Đến lúc phải rời thế giới này điều luyến tiếc duy nhất của người là "không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa".

Tấm gương vì nước, vì dân suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người của Hồ Chí Minh đã được nhân dân thế giới và bạn bè quốc tế thừa nhận và kính phục. Họ đã dùng những lời lẽ đẹp đẽ và trang trọng nhất để ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh: "nhà cách mạng triệt để", "nhà hoạt động quốc tế thần thoại", "một nhân vật nổi bật nhất trong thời đại chúng ta", "một tấm gương sáng chói những phẩm chất cách mạng và nhân đạo cao cả nhất. Hiếm có một nhà lãnh đạo nào trong những giờ phút thử thách lại tỏ ra sáng suốt, bình tĩnh, gan dạ, quên mình, kiên nghị và dũng cảm một cách phi thường như vậy"; một con người "mà cái chết là mầm sống của sự sống và là nguồn cổ vũ đời đời bất diệt"...

Hai là học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đòi riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.

Hồ Chí Minh thường dạy cán bộ, đảng viên và học sinh phải cần, kiệm, liêm, chinh, chí công vô tư, ít lòng ham muốn vật chất, đó là tư cách người cán bộ cách mạng và tự mình, Người đã gương mẫu thực hiện. Suốt đời Người sống trong sạch, thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, luôn vì nước, vì dân, vì con người, không gợn chút riêng tư. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng viết:”Hồ Chủ tịch không có cái gì riêng. Cái gì của nước, của dân là của Người. Quyền lợi tối cao của nước, lợi ích hàng ngày của dân là sự lo lắng đêm ngày của Người. Gia đình của Người là đại gia đình Việt Nam".

Là lãnh tụ cách mạng, Hồ Chí Minh luôn coi khinh mọi sự xa hoa, không ưa chuộng những nghi thức trang trọng cầu kỳ. suốt đời giữ một nếp sống thanh bạch, tao nhã, giản dị, khiêm tốn, khắc khổ, cần lao và tranh đấu để mưu cầu hạnh phúc cho dân. Toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới đều biết bộ ka ki bạc màu, đôi dép lốp mòn, cái nhà sàn gỗ đơn sơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh... Nói về những đức tính vĩ đại của Hồ Chí Minh. X.Asienđê - vị Tổng thống anh hùng của nước Cộng hòa Chile đã khái quát: "Nếu như muốn tìm một sự tiêu biểu cho tất cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì đó là đức tính vô cùng giản dị và sự khiêm tốn phi thường”

Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người.

Hồ Chí Minh có tình thương yêu bao la đối với con người. Tình thương đó gắn liền với niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh và trí tuệ của nhân dân. Người luôn dạy cán bộ đảng viên, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh: phải gần dân, hiểu dân, học dân, kính trọng nhân dân: hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Người phê phán quyết liệt đầu óc "quan cách mạng" và tự mình. Người thường xuyên đi xuống cơ sở để tìm hiểu. "lắng nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân, của những người không quan trọng". Là người có uy tín rất cao và sức hấp dẫn rất lớn song không bao giờ Hồ Chí Minh đặt mình cao hơn nhân dân chỉ tâm niệm suốt đời là công bộc của nhân dân, "như một người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra trước mặt trận".

Với tình thương yêu bao la, Hồ Chí Minh dành cho tất cả, chia sẻ với mỗi người những nỗi đau riêng. Người nói trong "mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi”. Cách mạng Tháng Tám thành công, cũng là lúc Việt Nam vừa trải qua nạn đói khủng khiếp. Hồ Chí Minh chủ trương tăng gia sản xuất, mỗi tháng mỗi người nhịn ăn ba bữa để góp gạo cứu đói và người cũng đóng góp lon gạo của mình như mọi người dân. Đi thăm trại tù binh trong chiến dịch biên giới về. Người không còn áo khoác ngoài vì Người đã cho tên quan ba thầy thuốc người Pháp bị rét cóng...

Lòng nhân ái, khoan dung, nhân hậu của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ đại nghĩa của dân tộc, nên có sức mạnh và sự cảm hóa to lớn trong việc xây dựng và tái tạo lương tri. Ở Hồ Chí Minh, thương người là một tình cảm lớn cho nên khi làm cách mạng Hồ Chí Minh đặt vấn đề tự do và hạnh phúc đi đôi. Đó chính là biểu hiện chủ nghĩa nhân văn cộng sản, vừa thánh thiện, vừa gần gũi, đã làm xúc động trái tim nhân loại và Người được suy tôn như "một ông thánh cộng sản"; "một con người của huyền thoại", cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng có lẫn bình luận: Lòng nhân đạo, tình thương đồng bào, đó là điều sâu sắc nhất tốt đẹp nhất trong con người Hồ Chủ tịch.

Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thứ thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống

Cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh là một chuỗi những năm tháng vô cùng gian khổ. Hai lần ngồi tù, một lần đã nhận án tử hình có giai đoạn hoạt động sôi nổi được đánh giá rất cao, có giai đoạn bị hiểu nhầm, nghi kỵ, không được giao nhiệm vụ. Song, nhờ ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, Hồ Chí Minh đã bình tĩnh, kiên cường, chủ động vượt qua mọi thử thách, gian nguy, kiên trì mục đích cuộc sống, bảo vệ chân lý, giữ vững quan điểm cách mạng của mình. Người đã làm thơ để tự răn

"Muốn nên sự nghiệp lớn,

Tinh thần càng phải cao".

Dũng cảm, quyết tâm, bền bỉ, bất khuất là những đặc trưng trong nhân cách Hồ Chí Minh. Một tờ báo nước ngoài đã viết: "Đằng sau cốt cách dịu dàng của Cụ Hồ là một ý chí sắt thép, Dưới cái bề ngoài giản dị là một tinh thần quật khởi anh hùng không có gì uy hiếp nổi"

Trong tình hình hiện nay để phong trào muốn "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh" của sinh viên và học sinh có hiệu quả đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều nhân tố: sự giáo dục và việc tự tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên; sự nêu gương của mọi người trong xã hội, của bố mẹ trong gia đình, của cán bộ, đảng viên, của các thầy, cô giáo, các cán bộ quản lý giáo dục và sự hướng dẫn của dư luận xã hội và pháp luật. Nếu coi thường một trong những nhân tố trên, việc học tập và rèn luyện sẽ khó đạt được kết quả như mong muốn.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Đoàn Gia Hưng
Xem chi tiết
Phương
Xem chi tiết
kimytq2
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Nhi
Xem chi tiết
Trần Thị Như Quỳnh
Xem chi tiết
Phạm Quang Anh
Xem chi tiết
khánh ly
Xem chi tiết
Phạm Thành Nam
Xem chi tiết
Thuong Phat
Xem chi tiết