Từ câu thơ, đọc giả thấy được nỗi u uất sầu buồn của Kiều khi bị giam cầm tuổi trẻ của mình vào chốn loạn lạc ái ố. Ở cùng với cảm xúc ấy của nàng là thiên nhiên đẹp đẽ ngoài kia, khi người thưởng buồn thì họ cũng thấy cảnh đẹp ấy sao lại sầu não đến lạ. Tác giả với cái tài nghệ thuật tâm lý nhân vật đã phác lên một vẻ non xa rợn ngợp tựa ở dưới đất thông qua nỗi buồn của nhân vật Kiều lại gần tấm trăng trên trời. Mà gọi "trăng" nhà thơ dùng "tấm" càng gợi về hy vọng được tự do của nàng Kiều, tấm trăng ấy cũng như tấm thân Kiều mong muốn được gần chung với vẻ non xa ngoài kia chứ không phải là bị giam ở lầu Ngưng Bích cùng cuộc sống cô đơn lẻ loi. Từ đây ta thấy được vẻ đẹp của câu thơ không chỉ sắc sảo thể hiện nỗi niềm của người con gái tài sắc vẹn toàn với cuộc sống bấp bênh trôi nổi, mà còn tinh tế thể hiện ước muốn được tự do nhỏ bé của Kiều.