Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn văn a

Phát hiện Biện pháp tu từ và cho biết tác dụng

dữ dội và dịu êm

ồn ào là lặng lẽ

sông ko hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Trâm Anhh
23 tháng 8 2018 lúc 12:39

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

- Hai câu thơ đầu với nghệ thuật đối: “Dữ dội - dịu êm”; “Ồn ào - lặng lẽ” đã khắc họa rõ hình ảnh và vẻ đẹp của những con sóng dựa trên những tính từ miêu tả đặc trưng của sóng bao đời nay. Chỉ bằng cách sử dụng cặp từ đối nhau , phần nào ta thấy được sự khái quát trạng thái của sóng, nó cũng như tâm trạng của một con người, cũng " dữ dội, ồn ào" và khi qua đi thì lại về với vẻ " dịu êm - lặng lẽ"

- Hai câu tiếp theo tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa

Sóng không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Có lẽ tác giả đã tinh ý khi lập thành một chuỗi các từ ngữ có liên quan đến nhau : sông, sóng, bể. Nghệ thuật nhân hóa khiến cho hình ảnh của sóng như tâm tư của một con người, nhìn từ một khía cạnh nào đó là sự khát khao không gò bó và mong muốn vươn ra một không gian cao, rộng lớn ( Sóng tìm ra tận bể)

Nanami-Michiru
23 tháng 8 2018 lúc 14:38

Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
Trong hai câu thơ mở đầu tác giả đã sử dụng tới hai cặp tính từ trái nghĩa để miêu tả đặc điểm của sóng biển: “dữ dội – dịu êm”, “ồn ào – lặng lẽ”. Thông thường đứng giữa những cặp tính từ trái nghĩa là quan hệ từ biểu đạt sự tương phản “tuy – nhưng”, thế nhưng ở đây nhà thơ nữ Xuân Quỳnh lại sử dụng quan hệ từ “và” vốn biểu đạt quan hệ cộng hưởng, cộng thêm, nối tiếp. Như vậy những đặc điểm tưởng như đối lập lại thống nhất với nhau và luôn tồn tại trong một chỉnh thể là sóng. Trong cái dữ dội có cái dịu êm, trong sự ồn ào lại chứa đựng sự lặng lẽ.Những trạng thái đối lập của sóng cũng chính là những trạng thái đối lập trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu. Trong tình yêu, tâm hồn người phụ nữ không hề bình lặng mà đầy biến động: có khi sôi nổi cuồng nhiệt, cũng có khi e lệ, kín đáo, có lúc đằm thắm, lúc hờn ghen…
Tác giả tiếp tục sử dụng biện pháp nhân hóa trong hai câu thơ tiếp theo, con sóng được nhân hóa qua động từ “tìm” trong hành trình từ sông ra tới biển:
“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
Tác giả đã khéo léo sử dụng động từ “tìm” trong việc nhân hóa con sóng đã cho ta thấy được sự chủ động của con sóng, con sóng chủ động chối bỏ những phạm vi chật hẹp “sông” để vươn tới những phạm vi rộng lớn bao la “bể”.


Các câu hỏi tương tự
Bùi Hiền Thảo
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Minh Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Mạnh Trung
Xem chi tiết
Không Văn Tên
Xem chi tiết
Sakura Linh
Xem chi tiết
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
trần văn duy
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết
Minhh Nhậtt
Xem chi tiết