Đề cương ôn tập văn 7 học kì II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Vi pe

Phát biểu cảm nghĩa của em về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ trong 2 bài thơ "Bài ca Côn Sơn" của Nguyện Trải và "Rằm tháng giêng" của Hồ Chí Minh

đoạn kết bài nhé

Bích Ngọc Huỳnh
7 tháng 3 2018 lúc 12:56

Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.

Ở nhà thơ - chiến sĩ Hồ Chí Minh, niềm vui sống giữa thiên nhiên bao giờ cũng hài hoà thống nhất với nhiệm vụ cách mạng, với trách nhiệm cao cả vì nước vì dân của mình. Vì vậy, chưa ngủ vì cảnh khuya như vẽ, nhưng chưa ngủ còn vì lo nỗi nước nhà và đây mới là nét cao đẹp nhất của lãnh tụ. Và trong đêm Nguyên tiêu trăng sáng đầy trời, người chiến sĩ cách mạng ấy cũng chỉ thả hồn theo ánh trăng bát ngát đầy thuyền khi đã bàn bạc xong việc quân. Còn ở vị tiên thi kiếm khách Lý Bạch thì thác núi Lư đâu chỉ có nét phóng khoáng mạnh mẽ của một tâm hồn lãng tử tài hoa mà đằng sau đó là một tấm lòng yêu quê hương đất nước tha thiết của một thi nhân đã sớm phải xa nhà từ lức thiếu thời. Tất cả, phải chăng đã cho ta thấy: niềm vui sống giữa thiên nhiên là điều cần phải có của con người, nhưng không phải chỉ đơn thuần là hưởng thụ mà chính là để cho cuộc sống được hài hoà tốt đẹp hơn.

Bích Ngọc Huỳnh
7 tháng 3 2018 lúc 12:56

Muôn đời nay, thiên nhiên vẫn là người bạn thân thiết, là nguồn cảm hứng vô tận đối với các thi nhân Đông, Tây, kim, cổ. Qua những bài thơ Bài ca Côn Sơn, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Xa ngắm thác núi Lư,ta có thể cảm nhận được tình cảm yêu mến của các nhà thơ dành cho thiên nhiên tươi đẹp.
Có ai không ngỡ ngàng, sung sướng bởi sự phong phú, tươi đẹp, sinh động của thiên nhiên quanh mình? Chỉ qua một sô bài thơ, ta bắt gặp đây núi Côn Sơn - nơi có “suối chảy rì rầm”, có “đá rêu phơi”, có “rừng thông mọc như nêm”; đây thác núi Lư - “nước bay thẳng xuống ba nghìn thước”; rồi đây nữa, cảnh những đêm khuya với “trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”, “sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”... Quả thực, thiên nhiên muôn hình vạn trạng bao đời nay vẫn khiến con người ngẩn ngơ. Không phải tới nơi núi hùng vĩ, không cần phải đến nơi bờ biển sóng vỗ dạt dào... sống yên bình trên mảnh đất quê hương, ngắm nhìn nơi chôn rau cắt rốn, ta vẫn thấy lòng dạt dào bởi vẻ đẹp của thiên nhiên xứ sở. Mỗi sớm mai trong trẻo, ánh mặt trời rực rỡ đánh thức nhân gian, mời gọi mọi người đón chào ngày mới. Khẽ vươn vai trở dậy, nhìn ra vườn lại nghe thấy tiếng chim lích rích chuyền cành, lòng người thấy rạo rực làm sao! Trong giây phút xôn xao ấy, có ai không hào hứng với công việc của một ngày mới? Bước nhẹ ra đường, bầu trời xanh cao lồng lộng, gió nhẹ nghịch ngợm mơn man đôi bím tóc, và bên đường, cánh đồng lúa chín rộ một sắc vàng như mật rót... Chiều về, mặt trời không còn chiếu nhựng tia nắng chói chang mà khoác lên mình chiếc áo tà dương với ráng hồng huyền diệu. Rồi đêm tối theo làn gió nhè nhẹ hạ xuống, mặt trời đi để gọi trăng về. Khắp không gian mênh mang thứ ánh sáng dịu dàng, mềm mại. Khi ấy, có ai ngồi bên dòng sông quê hương hẳn sẽ giật mình vì ngõ' con sông được đất trời dát bạc... Đấy! Chỉ bấy nhiêu thôi đã đủ làm ta sung sướng bằng lòng với sự giàu có của thiên nhiên quanh mình. Chỉ bấy nhiêu thôi đã khiến hồn ta xao xuyến, thấy say mê với sự sống bình dị chốn làng quê...
Thiên nhiên muôn đời là người bạn thân thiết của con người. Thiên nhiên chẳng những hiện hữu trong thơ ca, nhạc họa, mà còn sông trong lòng ta như những kỉ niệm đẹp đẽ; sẻ chia với ta bao buồn vui của cuộc sống. Xưa, Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn, rừng núi Côn Sơn từng giúp thi nhân xoa dịu nỗi ưu phiền. Lí Bạch mượn hình ảnh thác núi Lư để nói lên chính mình. Nay, Bác Hồ cũng mượn cảnh đêm khuya, rằm tháng giêng để gợi tấm lòng dành cho quê hương, đất nước,... Giờ đây, thiên nhiên vẫn chia sẻ với chúng ta những nụ cười, những giây phút bâng khuâng và cả những giọt nước mắt âm thầm. Có nụ cười nào chợt hiện trên môi cô học trò khi cô đang nhìn bầu trời xanh thẳm. Phải chăng bạn ấy mơ thành cánh chim bay vút trời xanh? Có ai từng mơ màng nhìn về phía hoàng hôn tím ngát, trong lòng dìu dịu một nỗi buồn không tên? Và những cánh bằng lăng tím, những bông phượng rực tỡ tươi màu có gợi cho bạn nỗi buồn chia xa khi mùa hè tới?... Sống giữa thiên nhiên, chúng ta được thiên nhiên sẻ chia bao điều quý giá.
Được sống giữa thiên nhiên là niềm hạnh phúc với mỗi người. Thiên nhiên làm tâm hồn ta phong phú, đẹp đẽ. Và đến lượt mình, sống gần gũi, thân thiện và biết góp phần bảo vệ thiên nhiên là việc cần làm của mỗi chúng ta.

Phạm Thu Thủy
9 tháng 3 2018 lúc 20:55

Từ xưa đến nay đã có biết bao văn nhân, thi sĩ nói lên niềm vui sống giữa thiên nhiên qua các tác phẩm ca mình. Nếu Nguyễn Trãi xưa đã từng đắm mình trong cảnh Côn Sơn đẹp, từng thả hồn trong tiếng suối, trong bóng trúc râm của cảnh thiên nhiên kì thú, thơ mộng; thì Hồ Chí Minh nay chưa ngủ được cũng vì cảnh khuya như vẽ với tiếng suối trong như "tiếng hát xa" và bóng trăng lồng vào cây, hoa lung linh huyền ảo, và khi bàn xong việc quân thì người nghệ sĩ ấy lại đắm mình trong ánh trăng bát ngát đầy thuyền. Còn Lý Bạch ngắm thác núi Lư mà tưởng như dòng thác treo giữa trời, như sông Ngân rơi tự chín tầng mây xuống.

Mỗi người đến với thiên nhiên theo cái cách riêng và thưởng thức thiên nhiên bằng tâm hồn của mình. Nguyễn Trãi gần như giao hoà tuyệt đối với cảnh trí Côn Sơn bằng tâm hồn nghệ sĩ; Hồ Chí Minh lại đắm say trong cảnh rừng khuya trăng sáng và đêm rằm tháng giêng trăng lồng lộng đầy trời với hồn thơ lai láng dâng trào; còn Lý Bạch ngắm thác núi Lư mà thấy được cái nét vừa hùng vĩ vừa thư mộng thì đó là cốt cách của một tâm hồn phóng khoáng, mạnh mẽ trước cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước. Cả ba thi nhân đều đem đến cho ta những bức tranh thơ dạt dào niềm vui sống giữa thiên nhiên.

Nhưng cũng từ các bức tranh thơ đó, ta có thể rút ra cái ý nghĩa đích thực và cao đẹp của niềm vui sống giữa thiên nhiên. Có phải Nguyễn Trãi giao hoà với thiên nhiên để quên cuộc đời không, và "ta ngân thơ nhàn" ở đây có phải là tiếng nói của một ẩn sĩ lánh đời, thoát tục? Có phải Hồ Chí Minh chỉ có đắm say trong cảnh trăng đẹp của rừng khuya và rằm tháng giêng giữa cuộc kháng chiến còn gian khổ lúc bấy giờ? Và đằng sau bức tranh thác núi Lư hùng vĩ, còn có nét đẹp gì của tâm hồn thơ Lý Bạch? Rõ ràng do hoàn cành bức bách mà Nguyễn Trãi phải lánh về Côn Sơn để vui sống giữa thiên nhiên chứ con người ấy có bao giờ là ẩn sĩ như chính ông đã nói:

Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.

Ở nhà thơ - chiến sĩ Hồ Chí Minh, niềm vui sống giữa thiên nhiên bao giờ cũng hài hoà thống nhất với nhiệm vụ cách mạng, với trách nhiệm cao cả vì nước vì dân của mình. Vì vậy, chưa ngủ vì cảnh khuya như vẽ, nhưng chưa ngủ còn vì lo nỗi nước nhà và đây mới là nét cao đẹp nhất của lãnh tụ. Và trong đêm Nguyên tiêu trăng sáng đầy trời, người chiến sĩ cách mạng ấy cũng chỉ thả hồn theo ánh trăng bát ngát đầy thuyền khi đã bàn bạc xong việc quân. Còn ở vị tiên thi kiếm khách Lý Bạch thì thác núi Lư đâu chỉ có nét phóng khoáng mạnh mẽ của một tâm hồn lãng tử tài hoa mà đằng sau đó là một tấm lòng yêu quê hương đất nước tha thiết của một thi nhân đã sớm phải xa nhà từ lức thiếu thời. Tất cả, phải chăng đã cho ta thấy: niềm vui sống giữa thiên nhiên là điều cần phải có của con người, nhưng không phải chỉ đơn thuần là hưởng thụ mà chính là để cho cuộc sống được hài hoà tốt đẹp hơn.


Các câu hỏi tương tự
trà nguyễn
Xem chi tiết
Lớp 7/7 Bảo Thyy -34
Xem chi tiết
phạm khánh linh
Xem chi tiết
Mon lù
Xem chi tiết
hue ngoc pham
Xem chi tiết
21. Ngoαn
Xem chi tiết
trân nhật long
Xem chi tiết
Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Le thai
Xem chi tiết