" Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời mẹ ghẹ lại thương con chồng"
Ý của câu ca dao này tình cảm của mẹ kế dành cho con của chồng sẽ không mặn mà , sâu sắc. Theo quan niệm xưa hay trong các câu chuyện cổ tích thì mẹ kế là người độc ác với con chồng luôn hắt hủi , ghét con chồng vì đó không phải là con của họ không do họ giứt ruột đẻ ra. Thực ra quan niệm này không hoàn toàn đúng đắn về ý nghĩa , không phải dì ghẻ nào cũng ghét con chồng cả đâu.
" Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời mẹ ghẹ lại thương con chồng"
Từ lâu nay, chuyện dì ghẻ - con chồng, mẹ chồng - nàng dâu, vợ chồng ly hôn luôn là một đề tài được tranh luận nhiều trên các diễn đàn mạng cũng như ngoài đời. Những câu chuyện muôn thuở xung quanh đề tài này có thể được bàn luận hàng ngày không hết bởi "mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh". Lấy ý tưởng từ câu ca dao: "Mấy đời bánh đúc có xuơng, mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng", Bánh đúc có xương khắc họa nên câu chuyện những người phụ nữ phải khổ sở khi đi làm dâu nhà mẹ chồng khó tính, hay chuyện dì ghẻ "đau đầu" vì con riêng của chồng tai quái. Rồi việc vợ chồng nuôi dưỡng con cái sau khi ly hôn, sự phát triển của những đứa trẻ ở tuổi mới lớn khi chứng kiến gia đình tan vỡ..