Văn bản ngữ văn 7

Nguyệt Trâm Anh

Phát biểu cảm nghĩ về 1 bài ca dao than thân mà em thích.Giúp mình vs mai kt 90p rồi khocroi

Thảo Phương
15 tháng 11 2016 lúc 4:17
Trong xã hội phong kiến xưa kia, quan niệm trọng nam khinh nữ đã biến cuộc đời người phụ nữ thành chuỗi bi kịch kéo dài. Biết than cùng ai, biết ngỏ cùng ai? Trời thì cao mà đất thì dày. Thôi thì đành giãi bày qua tiếng hát, lời ru vậy! Câu ca dao: Thân em như trái bần trôi… nằm trong mảng đề tài than thân trách phận mà nhiều câu có cấu trúc khá giống nhau ở cách mở đầu bằng hai chữ đầy xót xa, ngậm ngùi: Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu? 

Xuất xứ câu ca dao này là ở miền Nam, xứ sở của sông ngòi, kênh rạch. Cây bần thường mọc ở ven bờ. Trái bần non có vị chua chua chát chát, xắt mỏng chấm mắm ăn thay rau. Trái già rụng xuống nước, bập bềnh nổi trôi theo sóng, Ngay cái tên gọi cũng chỉ rõ nó là loại cây tầm thường (bần: nghèo), chẳng có mấy giá trị.

Người phụ nữ chân lấm tay bùn nhìn trái bần trôi mà cám cảnh, thấy mình nào có khác chi?! Trái bần trôi hoàn toàn phụ thuộc vào gió, vào sóng. Gió nhẹ, sóng êm thì từ từ, thanh thản, chẳng may gió dập, sóng dồi thi cũng đành cam chịu cảnh ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, biết tấp vào đâu ? Vào bờ bến nào để đổi thay số phận?nào!

 Không được làm chủ bản thân, người phụ nữ buộc phải lâm vào cảnh: Cũng đành nhắm mắt đưa chân. Mặc cho con tạo xoay vần đến đâu. Luật tam tòng khắc nghiệt trói buộc họ, biến họ thành những con người cam chịu định mệnh bất công: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và thực tế thì người phụ nữ đã bị xã hội khinh rẻ, coi thường. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra mặc cảm tự ti từ bao đời nay ở người phụ nữ. Có điều gì đó thật xót xa, buồn thảm trong hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi Trái bần trôi theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong dòng đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mờ mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ. Ta hãy thử hình dung vào một trưa hè ở đồng bằng Nam Bộ, gió thổi lao xao trong rừng đước, rừng tràm, chợt nghe thấy tiếng ru con vọng ra từ ngôi nhà nhỏ ven sông lẫn với tiếng võng đưa kẽo kẹt: Ầu ơ… Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?Cầu hỏi vừa là nỗi băn khoăn muôn thuở không lời giải đáp, vừa là lời than thân trách phận buồn đến não nề. Nhìn những trái bần nổi chìm theo sóng, ta sẽ thấm thìa và rung động đến tận sâu thẳm tâm hồn trước lời ru rưng rưng nước mắt của những người phụ nữ lao động nghèo khó trong một quá khứ chưa xa.
Linh Phương
14 tháng 11 2016 lúc 19:32

Dàn ý hay làm cả bài???

Trần Anh Tú
14 tháng 11 2016 lúc 19:43

dàn ý đi chị

xong viết đoạn mb vs kb

 

Trần Anh Tú
14 tháng 11 2016 lúc 19:43

đc ko chị

 

Linh Phương
14 tháng 11 2016 lúc 20:15

Ca dao Việt Nam rất phong phú về hình thức và từng câu nói. Cũng như tất cả các bài thơ khác, những bài ca dao than thân nói về thân phận người phụ nữ ngày xưa. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Ca dao là tiếng tơ muôn điệu của tâm hồn quần chúng”. Quả thật, đọc ca dao, ta dễ dàng bắt gặp nhiều cung bậc trạng thái tình cảm khác nhau của con người. Đó là tình yêu gia đình, tình yêu quê hương sâu nặng, là tình yêu trai gái mặn nồng; có tiếng cười trào phúng và có cả tiếng thở dài của người phụ nữ qua những bài ca dao than thân. Tiêu biểu cho mảng ca dao chủ đề than thân phải kể đến những bài ca dao bắt đầu bằng hai chữ “Thân em”.

Thân em như tấm lụa đào,

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Nhân vật trữ tình trong bài ca dao này tự ý thức được vẻ đẹp và giá trị của mình. Chẳng phải ngẫu nhiên mà người phụ nữ chọn “tấm lụa đào” để tự ví với mình. Chính cái tính cách dịu hiền của họ đã gắn liền với hình ảnh dải lụa đào, vừa nhẹ nhàng đằm thắm, vừa kín đáo duyên dáng, lại tươi tắn tràn đầy sức sống. Vật có giá trị như vậy đáng lẽ ra phải được người ta nâng niu trân trọng, cất giữ hay trưng diện ở những nơi sang trọng nhất. Nhưng đáng tiếc thay, lại là thứ để người ta ngã giá trao đổi “giữa chợ”. Thân phận người phụ nữ cũng vậy, cũng mỏng manh, cũng chìm nỗi, cũng phụ thuộc, cũng lạc lõng, đơn côi giữa dòng đời. Những giá trị đẹp đẽ giờ đây rơi vào quên lãng. Cả những cô gái còn xuân xanh phơi phới

cũng không ngoại lệ. Tuổi xuân của họ bị ám ảnh bởi chính nỗi lo lắng, băn khoăn về tương lai vô định phía trước. Bài ca dao kết thúc bằng câu hỏi đầy chua xót: “biết vào tay ai?”. Chính xã hội phong kiến bất công, vô nhân đạo với quan niệm trọng nam khinh nữ đã đẩy người phụ nữ vào tình cảnh ấy. Họ không bao giờ có thể biết chắc rồi đây cuộc đời mình sẽ ra sao, bến bờ nào đang đợi mình phía trước.Cô gái ở bài ca dao có phần tự hào về nhan sắc. Nó mang lại vẻ đẹp hình ảnh cho người nghe và người đọc.

 


Các câu hỏi tương tự
Duc Le
Xem chi tiết
Phương Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Thiên An
Xem chi tiết
Bun sịt
Xem chi tiết
Xem chi tiết
hue tran
Xem chi tiết
bùi nhật mai
Xem chi tiết
nguyễn bảo hiếu
Xem chi tiết
huy bò
Xem chi tiết