Cách đây 60 năm, mùa xuân Mậu Tý năm 1948, Bác "xuất hành" công tác trên chiến khu Việt Bắc, Bác viết bài thơ xuân : "Rằm tháng Giêng" - một bài thơ đầy vẻ đẹp lung linh huyền ảo, trong trẻo và tuyệt mỹ. Cho đến hôm nay, tình yêu mùa xuân bao la đất trời, xuân mênh mang lòng người, rộn rã thấm đẫm hương xuân dịu ngọt trong những vần thơ của Bác mãi mãi đọng lại trong lòng người hôm nay về những vần thơ vẫn lấp lánh vẻ xuân, sắc xuân, khí xuân lộng lẫy, vô cùng kỳ thú. Bài thơ
"Nguyên tiêu" ra đời trong khoảnh khắc ngắn ngủi khi Hồ Chủ tịch đi trên thuyền giữa đêm rằm tháng Giêng, nhưng qua những vần thơ ấy ta nhìn thấy chân dung cao đẹp của một nhà cách mạng, một nhà văn hóa với bản lĩnh nghệ thuật và bản lĩnh sống cao đẹp. Bài thơ đẹp như một bức tranh lụa mềm, nhưng cũng đầy chất thép, ngời nghĩa khí và tự tin : "Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền " Trăng rừng Việt Bắc ánh lên niềm vui, soi tỏ một sức sống rạo rực trong tâm hồn người làm thơ đang cùng những người đồng chí bàn quân cơ quốc kế. Nhà thơ Xuân Thủy có mặt trên thuyền xúc động vì bài thơ Bác vừa ứng khẩu, lập tức dịch sang tiếng Việt. Bản dịch giờ đây vẫn nóng hổi cảm xúc, nhạc xuân còn ngân trong lòng người :"Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền " Đây là Việt Bắc những ngày kháng chiến, nơi đại ngàn xanh thẫm, lọc ánh trăng thêm xanh, tiếng thầm thì của lá hoa thêm huyền ảo, bức tranh thiên nhiên vào thơ thêm gợi cảm. Trăng-trời-nước cùng bao la, trăng ngự giữa đỉnh trời, vằng vặc sáng, dưới bầu trời là sông mênh mang phản chiếu vẻ đẹp trước một tâm hồn rộng mở, hào phóng, tràn ngập ánh xuân tươi kết tinh trong câu thơ "Rằm xuân lồng lộng trăng soi". Nhưng hai chữ "lồng lộng" ấy đã chuyển chức năng câu tự sự thể hiện sự mong chờ, hồi hộp thành câu thơ miêu tả. Trong thơ Bác "Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên" có nghĩa là "đêm nay rằm tháng giêng chính là lúc trăng tròn" là khi vầng trăng vào độ sáng nhất. Trăng thả đường tơ ánh sáng xuống trời xuân, sông xuân. Câu thơ như chứa đựng một bầu tâm sự, một nỗi niềm. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, trăng như một người bạn tri kỷ, tri ân luôn song hành cùng với Người. Sau 30 năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, mới trở lại đất Cao Bằng, Bác đã trò chuyện cùng trăng, Bác hỏi và trăng trả lời : Nước Việt bao giờ thì giải phóng
Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng
Trăng rằng "Tôi kính trả lời ông" Khi Bác bị bắt giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, vầng trăng lặng lẽ bên Người trong đêm lạnh :" Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ " Trăng gần gũi, thân mật đến độ bước thẳng vào cuộc sống sinh hoạt của con người, đẩy cửa sổ cất tiếng hỏi rằng thơ đã xong chưa ("Thi thành vị ?") "Rằm tháng Giêng", sức gợi của vầng trăng thật đặc biệt. Bởi rằm tháng Giêng là đêm trăng tròn đầu tiên, là vẻ đẹp tinh khôi, e ấp đáng được thưởng ngoạn. Câu thơ của Bác được khởi nguồn từ cảm hứng đặc biệt đó, dẫn ta lạc vào một đêm trăng rất đẹp. Hương vị mùa xuân bắt đầu từ dòng sông, tràn ra mặt nước, nhuộm cả mầu trời : "Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên". Sống động và sôi trào, sắc xuân phủ kín cả vũ trụ, sức xuân trỗi dậy với nội lực phi thường. Một mùa xuân căng tràn nhựa sống, thật khác xa với cảnh sắc thiên nhiên nẩy nở trong tư thế tĩnh tại, an nhàn của thơ xưa trong thơ ca cổ điển phương Đông. Cái vui, cái đẹp trong câu thơ biểu thị một sức mạnh bình thản, tự tin trong tâm hồn Bác. Cảm hứng chủ đạo của câu thơ tả cảnh rất hài hoa kia khởi phát từ một tâm hồn thơ và một bản lĩnh thép trong nhà thơ - chiến sĩ Hồ Chí Minh. Cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc còn bao khó khăn, nhiệm vụ cách mạng còn rất nặng nề, vậy mà Bác vẫn thưởng ngoạn vẻ đẹp đêm xuân, vui với ánh trăng, say với mây trời sông nước. Tâm hồn Bác hòa hợp với thiên nhiên, nhưng không hòa tan, đắm chìm trong cảnh đẹp mà vươn cao hơn, rộng hơn, bao trùm tất cả. Phong thái của Bác thật ung dung, thanh tao và tự tin. Đối diện với vầng trăng, cảm xúc thi ca cũng dâng đầy lên trong Bác. Nhưng Bác còn phải lo cho an nguy của đất nước. Thế là không chỉ một lần, nhà thơ Hồ Chí Minh đành phải lỗi hẹn với vầng trăng tri kỷ để trở về với công việc, cái khung cảnh đẹp như trong mộng ảo, rộng mở và say đắm nước xuân và trời xuân, đó là "bàn bạc việc quân". Kỳ diệu là ở chỗ giữa dòng sông xuân ấy xuất hiện việc "đàm quân sự" trên một con thuyền náu mình sau khói sóng mà không hề lạc lõng chút nào. Hình tượng thơ chuyển hóa vừa táo bạo, bất ngờ, vừa linh hoạt và rất uyển chuyển ấy là nhờ những thi liệu đậm màu cổ điển, khiến đêm trăng Việt Bắc mang đầy phong vị Đường thi : " Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền ""Yên ba thâm xứ" là ở sâu giữa nơi "khói sóng" (sông nước) mở ra một không gian thơ mộng, khi tỏ khi mờ. Trong đêm trăng còn đầy hơi nước ấy con thuyền như lướt đi trong lan tỏa khói sương. Phảng phất đâu đây những câu thơ còn mang nỗi u hoài một thuở, bao bọc trong huyền bí mơ màng là bóng hình ẩn sĩ cô đơn :" Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu".
(Thôi Hiệu)" Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai ".Hay câu thơ của Cao Bá Quát :" Thế sự thăng trầm quân mạc vấn
Yên ba thâm sứ hữu ngư châu"
(Cuộc đời lên xuống anh đừng hỏi
Trong khói sóng có một con thuyền)
Con thuyền bồng bềnh trong sương khói mông lung là dấu hiệu của thơ cổ điển, nhưng câu thơ của Bác được sáng tạo với nét tạo hình đặc sắc, rất tài tình. Cái giá lạnh u uẩn của khói sóng bỗng tan đi khi chốn thâm nghiêm tĩnh mịch ấy được Bác chọn làm địa điểm lý tưởng cho việc "đàm quân sự". Câu thơ tạo nên một bước ngoặt, một từ trường cảm xúc mạnh và sâu, một bầu không khí vừa rất hiện thực, vừa như chốn tiên cảnh bồng lai. Đó là vẻ đẹp đặc biệt toát lên từ tâm hồn Bác, một tâm hồn tràn đầylạc quan, tự tin, cốt cách phong lưu, vô cùng bình dị mà cũng cao cả đến vô cùng.
Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh lộng lẫy: "Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền". Trăng và người quả là có sự hòa đồng, tương cảm tuyệt đối. Trăng thấu hiểu Người bận việc quân, nên lui lại phía sau, lặng lẽ tỏa ánh sáng huyền diệu xuống dòng sông, mặt nước, con thuyền. Giờ việc quân đã xong, Người chợt nhận ra trăng vẫn quấn quýt, đợi chờ. Việc nước và trăng xuân hòa đồng tạo lên một ý nghĩa sâu xa : sắc xuân, ý xuân, sức xuân trên dòng sông xuân đêm Nguyên tiêu chính là màu sắc, âm thanh náo nức của mùa xuân tiến quân lịch sử toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến với niềm tin mãnh liệt :" Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi
Thống nhất độc lập, nhất định thành công !"
Sự lạc quan phơi phới chính là vẻ đẹp của bài thơ đầy chất thép trong hồn thơ xuân của Bác. Khi công việc đã xong, con thuyền chở những chiến sĩ cách mạng trở về, cùng với họ là "Bát ngát trăng ngân đầy thuyền". Một hình ảnh thật nên thơ, nên họa, vừa gợi con thuyền chở đầy dải trăng lóng lánh như bạc, vừa có ý nghĩa trăng ngân nga khúc hát mê say. Hiểu cách nào cũng đẹp, và chấp chới giữa dòng sông xuân, con thuyền chở đầy trăng càng đẹp hơn. Bác đã biến cái ảo thành cái thực, vật thể hóa luồng ánh sáng thành những thoi bạc chất đầy vào lòng thuyền. Người làm thơ đã thu cả vũ trụ vào ngọn bút tài hoa của mình, hiển hiện lên một cốt cách, một tâm hồn cao cả. Vằng trăng là nguồn cảm hứng cho nhà thơ ngây ngất đắm say nhưng việc quân mới là thi hứng đích thực cho ngôn từ phát sáng. Con thuyền chở Bác đi giữa đêm xuân "đàm quân sự" trên sông trăng cũng thơ mộng như thuyền thơ chở thi nhân đi tìm thi hứng. Tư tưởng lớn, tình cảm lớn thấm đượm trong từng câu, từng chữ, trong từ trường cảm xúc đằm thắm, trong trẻo. Sức xuân trong trang thơ toát lên từ sự hội tụ, gặp gỡ của ánh trăng lộng lẫy đêm rằm. Sự hài hòa giữa thi hứng của thi nhân và trách nhiệm đối với đất nước, giữa hồn thơ và chất thép, giữa con người thi sĩ và con người chiến sĩ trong bài thơ "Nguyên tiêu" thực sự là một tuyệt tác.
Trong không khí rộn ràng của mùa xuân mới , chúng ta hãy ngược dòng thời gian để đọc lại bài thơ Bác viết về mùa xuân cách đây 60 năm nhưng vẫn còn nguyên giá trị thời sự cho hôm nay vẻ đẹp đầy chất thép trong hồn thơ xuân của Bác.
1.Bài ca côn sơn
Sau chiến thắng, không được tin dùng, ông lui về quê ngoại làm lều cỏ trên núi Côn Sơn ở ẩn. Bài ca Côn Sơn, bài thơ ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên và bày tỏ tâm sự của mình có lẽ đã được Nguyễn Trãi sáng tác trong thời khoảng này. Tuy phải xa lánh triều đình nhưng ông luôn canh cánh bên lòng hoài bão được mang tài trí ra giúp dân, giúp nước.
Phần trích giảng in trong sách giáo khoa là đoạn mở đầu bài thơ chữ Hán vừa nói đã được dịch ra thơ lục bát. Đoạn này chủ yếu ca ngợi cảnh đẹp trên núi Côn Sơn.
Bằng lối đặc tả, tám câu thơ đã làm nên một bức tranh thủy mặc đầy sảng khoái, biểu hiện sự quan sát đầy tinh tế, sự cảm nhận đầy sâu lắng của thi nhân, của tâm hồn một trang hiền sĩ tưởng như không vướng bận bụi trần. Nổi lên trên những đường nét chấm phá hữu tình là suối, là đá, là cây. Suối hiện ra bằng âm thanh róc rách của tiếng đàn trời:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Đá hiện ra với những trận mưa dội lên đá và những tưởng lớp rêu xanh biếc êm ái phủ lên bề mặt, khiến tác giả ngồi lên như ngồi trên thảm chiếu hoa
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Cây hiện lên trong một bức tranh mênh mông trải rộng ra tít tắp những trúc, những thông:
Trong ghềnh thông mọc như nêm
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm
Trong rừng có bóng trúc râm
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Người đọc tha hồ mà tưởng tượng theo sự gợi mở của tác giả. Cây thông đứng reo giữa trời chịu rét là hình ảnh bất khuất của bậc anh hùng. Trúc “tiết trực tâm hư” dầu ở đâu, lúc nào cũng tươi tốt, là dáng dấp từ ngàn xưa của người quân tử. Cây cao tán rợp gợi dáng lọng che. Tiếng đàn suối nhắc nhở nhã nhạc. Thảm êm, lối trúc nhắc nhở triều đình. Phải chăng theo Nguyễn Trãi, thà làm thảo mộc vô tri còn hơn làm trang tài trí mà phải mang thân cúi luồn quản gian nịnh?
Thấp thoáng trong từng câu chữ của đoạn thơ là bóng dáng đầy tìm cách an hưởng thú nhàn của tác giả. Thực ra đó chỉ là bề ngoài. Bên trong tâm hồn Nguyễn Trãi lúc nào cũng "đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng" lo dân, thương nước. Chính vì vậy, khi Lê Thái Tông thấu hiểu lòng ông, mời ông trở lại triều đình, ông lại hăng hái về triều kề vai gánh vác việc dân việc nước.
2 Rằm tháng giêng
Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viênXuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:
Rằm xuân lồng lộng trăng soiSong xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:
Rằm xuân lồng lộng trăng soiSong xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:
Trong tù không rượu củng không hoaCảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. ( Ngắm trăng - Nhật kí trong tù )
Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.