“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy.”
Qua các câu ca dao trên ta thấy tình cảm anh em trong gia đình rất thiêng liêng, quý báu, gắn bó mật thiết với nhau như thể tay chân trong gia đình và từ lâu đã trở thành truyền thống của nhân dân Việt Nam ta. Và sau dây là suy nghĩ của em về tình nghĩa anh em trong gia đình.
Vậy tình nghĩa anh em trong gia đình là gì? Là sự gắn bó mật thiết, mối quan hệ huyết thống hoặc không cùng huyết thống dưới tư cách là con trong gia đình. Là sự yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, là sự sẻ chia và cao cả hơn nữa là sự hi sinh cuộc đời và bản thân mình cho người em của mình, một tình cảm thiêng liêng xuất phát từ trái tim yêu thương của mỗi con người chứ dừng là sự giả dối. Nếu ai trong chúng ta có một hoặc nhiều anh chị thì chúng ta sẽ biết được cảm giác đó thật hạnh phúc, quan trọng biết nhường nào và sẽ luôn giữ gìn , trân trọng tình cảm đó.
Anh chị là một người quan trọng, một người luôn ân cần, chăm sóc nghững lúc ta ốm đau sau ba mẹ mình, khi gặp khó khăn, lúc vui buồn trong cuộc sống, chuyện tình cảm nếu ta ngại kể cho ba mẹ nghe thì anh chị là chỗ dựa vững chắc để ta dựa vào mà tâm sự, lúc đó ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn hẳn và tốt hơn khi anh chị đưa ra lời khuyên cho ta và ngược lại chúng ta cũng là những chỗ dựa tinh thần của anh chị. Là người động viên khi ta vấp ngã; an ủi, dỗ dành khi ta khóc.Là một anh hùng – người mà ta luôn ngưỡng mộ khi còn nhỏ, bảo vệ ta khi bị các đứa trẻ trong xóm bắt nạt. “Anh em như thể tay chân” nếu một bộ phận cơ thể mà mất đi thì các bộ phận khác cũng sẽ bị liên lụy, anh em cũng vậy khi đứa em nhỏ của mình bị ốm thì anh chị nào có thể ngồi yên mà lúc đó sẽ lo lắng, chăm sóc không ngừng cho em mình.
“Làm anh thật khó
Nhưng mà thật vui
Ai yêu em bé
Sẽ làm được thôi.”
“Làm anh” tưởng chừng là một điều dễ dàng như khi đọc nó nhưng khi đã bắt tay vào làm thì mới thấy được những khó khăn xen lẫn niềm vui trong đó. Làm anh thì phải biết nhường nhịn, chia sẻ đồ chơi bánh kẹo cho em, làm ta bực mình, cảm thấy thiệt thòi vì sao phải cho em nhưng khi thấy em tươi cười vui vẻ vì miếng bánh hay kẹo đó thì mọi bực bội sẽ tan biến mà thay vào đó là niềm vui phấn khởi, hạnh phúc khi làm cho em vui. Những lúc em mè nheo, khóc nhè thì tự nhiên lúc đó ta cảm thấy mình cần che chở, dỗ dành cho em hơn, làm mình cảm thấy xứng đáng hơn với vai trò là anh là chị.
Không phải lúc nào anh em cũng hòa thuận, không có xung đột, cãi vã. Tuy nhiên, từ những xung đột còn tốt hơn “trời yên bể lặng”. ta hay đánh nhau, giận hờn, cãi cọ, cư xử không tốt với nhau chỉ vì miếng bánh, miếng kẹo nhưng thời gian ta vui vẻ chơi đùa ở sân sau nhà, trong công viên, trường học thì qua đó mối quan hệ anh em ta sẽ càng thắt chặt, gắn bó khăng khít với nhau hơn tạo thành mối quan hệ tốt đẹp trong tương lai. Ngược lại, những anh chị em ít chú ý đến nhau thì ít đánh nhau, nhưng mối quan hệ của chúng sẽ trở nên lạnh lùng và xa cách trong thời gian dài.
Anh em là phải giúp đỡ, yêu thương, san sẻ những khó khăn vui buồn cùng nhau và hi sinh bản thân và cuộc đời cho em mình. Tình cảm ấy ta có thể thấy và cảm nhận trực tiếp nhưng đôi lúc tình cảm ấy được bao bọc bởi vẻ ngoài khác lạ làm ta không thấy được. Anh chị có khi tỏ ra lạnh lùng, không quan tâm đến mình thì mình cho rằng anh chị không thương, không lo lắng, không xem mình là em nhưng đó chỉ là vỏ bọc. Điều ấy có lúc đúng nhưng cũng có lúc sai vì lạnh lùng chứ không có nghĩa là không quan tâm, theo dõi từng hành động của em mình, bên trong vỏ bọc ấy là một con người vô cùng ấm áp, luôn âm thầm giúp đỡ ta mà ta không hề hay biết thôi.
Bên canh những cử chỉ, tình cảm tốt đẹp đó ta cần phê phán những hành động sai trái trong quan hệ anh em và có khi chính anh em lại trở thành kẻ thù không đội trời chung với nhau. Tình nghĩa an em là yếu tố bản chất của con người làm anh chị gương mẫu nhưng có những con người làm anh làm chị không có lòng thương người, nhất là con người đáng thương ấy chính là anh em ruột thịt của mình, họ cũng lạnh lùng và xa cách làm như thể không hề quen biết, họ cũng có quyền đặt vấn đề là ai cũng có trách nhiệm với người anh em ruột thịt của mình cả, vậy tại sao chỉ mình tôi lại đứng ra chịu trận. Họ cần phải loại bỏ ngay những suy nghĩ như vậy vì chúng ta cùng lớn lên, được nuôi nấng dưới cùng một bàn tay của cha mẹ, có huyết thống với nhau thì phải giúp đỡ, đoàn kết lại đế phát triển tốt hơn chứ đừng ích kỉ, suy nghĩ cho riêng cá nhân mình mà sợ thiệt thòi bản thân.
Sự gắn giữa anh chị em của truyền thống Việt Nam đã làm người Hoa Kỳ hết sức ngưỡng mộ vào những thập niên bảy mươi hoặc tám mươi khi phong trào bảo lãnh những người than nở rộ. Không những ta bảo lãnh anh, chị, em, cô, dì, chú, bác mà còn cả cháu, chắt,.. Điều này làm người Hoa Kỳ mất rất nhiều thời gian để học hỏi truyền thống của người Việt Nam ta. Những người Hoa kỳ tự hỏi tại sao ta lại mất công bảo lãnh họ vì mối quan hệ ruột thịt, vì tình nghĩa anh em và huyết nhục truyền thống gia đình Việt Nam ta từ xưa đến nay.
Tóm lại, ta thấy tình anh em là vô cùng quý báu, nếu ta mất một chân hoặc tay thì ta có thể sống được nhưng ta sẽ không sống hạnh phúc nếu thiếu tình anh em trong gia đình. Vì vậy, tình nghĩa anh em như một triết lý và quan niệm sống lột tả chân thật, tha thiết sự gắn bó, đoàn kết của anh chị em một nhà. Là học sinh em sẽ cố gắng phát huy, trân trong tình nghĩa anh em trong gia đình mình.
Tình cảm hoà thuận, yêu thương lẫn nhau của anh em trong gia đình là vô cùng quý giá. Một bài ca dao trong chương trình Ngữ văn 7 đã nói lên điều đó:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hoà thuận hai thân vui vầy
Bài ca dao trên như một lời nhắc nhở: anh em trong gia đình phải hoà thuận với nhau. Anh em chứ "nào phải người xa". Điệp từ "cùng" được lặp lại hai lần đã thể hiện được tình anh em máu mủ ruột thịt "cùng vhung cha mẹ một nhà cùng thân". Hai câu sau một lần nữa khẳng định tình anh em thân thiết gắn bó:
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hoà thuận hai thân vui vầy
Chân với tay là hai bộ phận không thể tách rời nhau trên cơ thể con người. Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh anh em với chân tay là muốn nhấn mạnh tình anh em đậm đà, thân thiết, gắn bó, không gì có thể tách rời. Anh em trong gia đình phải sống thật hoà thuận, trên kính dưới nhường. Có thế cha mẹ mới vui, gia đình mới hạnh phúc.