Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngọc Hiền

Phát biểu cảm nghĩ

1, "A đi a nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.''

Huong San
7 tháng 7 2018 lúc 21:37

À viết đoạn văn ạ? Giờ c cần không t làm cho? .-.

Tử Đằng
7 tháng 7 2018 lúc 22:33

Đỡ mất công search google nhỉ =))))

Đạt Trần
7 tháng 7 2018 lúc 22:37

Bạn ơi chú ý phân tích từ nghệ thuật ra nội dung

+Nghệ thuật: Điệp ngữ nhớ...

Để làm rõ được nỗi nhớ da diết của người chồng xa quê :)

loan truong
7 tháng 7 2018 lúc 18:19

Bài Anh đi anh nhớ quê nhà vốn là sáng tác của Á Nam Trần Tuấn Khải, một nhà thơ đầu thế kỉ XX ; sau này được dân gian hóa mà thành ca dao. Cả bài chỉ vẻn vẹn bốn câu, lời lẽ giản dị tưởng chừng dễ hiểu. Thế nhưng trong thực tế, đã có ít nhất hai cách hiểu khác nhau rõ rệt và cả hai cách hiểu đó đều có cơ sở và lí do tồn tại.

Cách hiểu thứ nhất nhấn mạnh vào nỗi nhớ què nhà của người đã xa quê và coi chủ đề chính của bài ca dao là tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương. Cách hiểu thứ hai nhấn mạnh vào nỗi nhớ ai của người sắp ra đi và chủ đề chính của bài ca dao là lời bày tỏ tình yêu đôi lứa.

Về cách hiểu thứ nhất, người đi xa bộc lộ tình cảm của mình là dẫu sống nơi đất khách quê người nhưng lòng luôn hướng về quê nhà. Nhớ quê nhà là nhớ những gì quen thuộc trong cuộc sống nghèo khó nhưng đầy ắp nghĩa tình. Theo quy luật tâm lí thì quê hương càng trở nên đáng yêu, đáng nhở hơn khi người ta sống xa quê.

Ta có cảm tưởng như bài ca dao là tiếng hát tâm tình tha thiết đối với quê hương của người lao động:

Anh đi anh nhà quê nhà,
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nào.

Bài ca dao mở đầu bằng đại từ anh, lấy anh làm chủ thể với mục đích tập trung tất cả ý tình vào đó: Anh đang sống xa nhà và anh nhớ quê nhà.
Quê nhà không chỉ là đơn giản là quê và nhà mà nó còn mang ý nghĩa rộng hơn. Trong trái tim của mỗi chúng ta đều mang nặng tình quê ấy. Bởi vậy khi đi xa, nỗi nhớ càng thiết tha, sâu nặng:

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Đây là biểu hiện cụ thể của nỗi nhớ quê nhà. Cà dầm tương ăn với canh rau muống nấu cua đồng là món ăn quen thuộc của nông dân đồng bằng Bắc Bộ. Xa quê, nhớ tới mùi vị của những món ăn dân dã ấy, lòng người xao xuyến biết bao và ước mong được trở về sum họp với gia đình lại càng thêm da diết. Quê nhà với muôn ngàn cái tưởng như tầm thường: cây đa, bến nước, con đò, giậu mùng tơi xanh, luống cải hoa vàng rung rinh trong gió xuân dìu dịu; tiếng sáo diều vi vu ngân nga lúc chiều về; hương lúa chín nồng nàn khi mùa tới… nhưng vẫn khiến người ta thương nhớ đến quặn lòng.

Hai câu thơ trên gợi ra một nỗi nhớ quê nhà thật mộc mạc mà đằm thắm, khó phai. Hai câu thơ tiếp theo là nỗi nhớ con người gắn bó với khung cảnh quê hương:

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao,

Người nông dân ngàn đời nay vẫn gắn liền với cuộc sống dãi nắng dầm sương, vất vả cực nhọc trăm bề. Nắng, sương thật sự thấm đượm những cuộc đời nghèo khó. Ông bà, cha mẹ ta tắm sương gội nắng để kiếm cho ta miếng cơm manh áo, để tạo cho ta thể xác, tâm hồn. Quê hương ấy, con người ấy hỏi làm sao khi xa cách, ta không thương, không nhớ?!

Đại từ phiếm chỉ ai trong câu thứ 3 có thể là kẻ này người nọ nhưng tất nhiên phải có quan hệ thân thiết với người đi xa. Còn ai trong câu thứ 4 thì chỉ có thể là người yêu. Chàng trai xa quê nhớ người yêu trong khung cảnh lao động quen thuộc: tát nước bên đường vào một sớm, một chiều hay một đêm trăng thanh nào đó… Tất cả các kĩ niệm về quê nhà sống dậy, kết thành một nỗi nhớ mênh mông.

Bài Anh đi anh nhớ là bài ca về tình quê hương, xứ sở. Yêu quê hương là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người: Quê hương nếu ai không nhớ, Sẽ không lớn nổi thành người (Đỗ Trung Quân). Mỗi người chúng ta đều có một quê hương, nhưng trong thời đại mới, ý nghĩa của hai tiếng quê hương đã được mở rộng hơn nhiều : trên khắp mọi miền đất nước, ở đâu có cuộc sống nghĩa tình, ở đó là quê hương. Dù vậy, bài ca dao trên muôn đời vẫn là cung đàn dịu ngọt cho mọi tấm lòng thiết tha gắn bó với quê hương, xứ sở.

Về cách hiểu thứ hai nếu ta coi đại từ phiếm chỉ ai trong hai câu cuối của bài ca dao là người bạn tình của chàng trai thì nỗi nhớ quê nhà gắn liền với nỗi nhớ người yêu. Cả hai nỗi nhớ, đều chân thực, thiết tha. Đó là nội dung mà bài ca dao muốn bày tỏ và nếu coi bài thơ là lời tâm sự trước lúc đi xa của chàng trai với cô gái thì có một điểm đặc biệt đáng chú ý là chàng trai chưa xa mà đã nhớ. Dường như cô gái cũng thiết tha muốn biết khi xa quê chàng trai sẽ nhớ những gì và nhớ những ai. Bốn câu ca dao với năm từ nhớ liên tiếp cho thấy chàng trai vừa giãi bày được lòng mình vừa đáp ứng nhu cầu của lòng bạn:

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Ở câu thứ nhất, tuy nỗi nhớ còn chung chung, chưa cụ thể, nhưng cô gái cũng đã yên tâm và chứa chan hi vọng vì chàng trai xưng anh với cô rất ngọt ngào, thân thiết. Vả lại, khi đi xa, chắc chắn chàng trai sẽ rất nhớ quê nhà, vì ở đó có cô gái mà anh thầm yêu mến.

Đến câu thứ hai: Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương thì chàng trai đã cụ thể hóa nỗi nhớ quê nhà ở câu thứ nhất một cách rất tự nhiên. Canh rau muống, cà dầm tương là những món ăn quen thuộc của người nghèo, mấy ai xa quê mà không thèm, không nhớ? Nhưng nhớ quê nhà không lẽ chỉ nhớ có thê thôi ư? Cô gái dõi theo lời chàng trai rồi hồi hộp lắng nghe và chờ đợi.

Sang câu thứ ba: Nhớ ai dãi nắng dầm sương, cô gái không thể không liên tưởng đến mình, nhưng chưa thế khẳng định chắc chắn, vì ở quê nhà có bao người dãi nắng dầm sương, chứ đâu phải riêng cô?

Cách nói của chàng trai như vậy là cách nói lấp lửng, vừa nói vừa thăm dò phản ứng của đối tượng, vừa kìm nén cảm xúc chất chứa trong lòng mình. Chỉ đến khi cảm thấy cô gái đã thuận tình, thuận ý, chàng trai mới dám thổ lộ một cách ý nhị và tình tứ:

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Qua đó, chàng trai bày tỏ tình yêu với người bạn gái. Đội trai gái đã để ý đến nhau từ lâu nhưng chưa một lần thổ lộ. Tình yêu của họ mới ở giai đoạn đầu ngượng ngùng khó nói. Giờ đây, khi sắp xa quê, chàng trai mới mạnh dạn gặp cô gái để giãi bày tâm sự. Cách diễn đạt nỗi nhớ từ xa tới gần: Anh đi anh nhớ quê nhà; từ chung đến riêng: Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương; từ phiếm chỉ đến xác định: Nhớ ai dãi nắng dầm sương ! Nhớ ai tát nước bèn đường hôm nao. Đến đây thì cả ý lẫn tình đều rõ. Ai kia chính là cô gái siêng năng, thuần hậu, dãi nắng dầm sương, góp phần cùng bao người làm nên ý nghĩa cuộc sông của chốn quê nhà. Nếu anh xa quê, thì người mà anh nhớ nhất sẽ là em – bởi em đã hóa thân thành quê hương yêu dấu.

Tuy cuộc trò chuyện nhằm bày tỏ tình yêu nhưng chàng trai đã tránh không đụng chạm đến một từ yêu, thương nào mà tất cả những cảm xúc yêu thương đều dồn nén vào một từ nhớ. Từ nhớ được nhắc đi nhắc lại đến năm lần, mỗi lần một cung bậc, một nội dung khác nhau và càng về sau càng cụ thể hơn, da diết hơn.

anh di anh nho que nha nho canh rau muong nho ca dam tuong

Trong ca dao, nhất là ca dao tỏ tình, việc mượn cái này để nói cái kia, mượn nhớ nói yêu, mượn giận nói thương đã trở thành thông lệ quen thuộc. Mỗi cách hiểu như đã trình bày và phân tích ở trên đều có chỗ hợp lí và cái hay riêng của nó.

Bài ca dao chỉ có 4 câu nhưng nhờ những hình ảnh tưởng chừng bình thường nhưng tiêu biểu, chọn lọc mà nói lên được tình cảm lớn, tác động sâu xa đến tâm hồn người nghe. Phải thực sự yêu quê, phải là người lao động gắn bó sâu sắc với cuộc sống ở làng quê mới sáng tạo ra được một bài ca bình dị mà tuyệt vời như vậy.
Ngọc Hiền
7 tháng 7 2018 lúc 18:21

Đvăn nhe mn -.-

Trần Diệu Linh
7 tháng 7 2018 lúc 19:02

Bạn can tham khảo:

Quê hương, chiếc nôi cuộc đời của mỗi con người, nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi tất cả tuổi thơ ta đã lớn lên từ đó. Hình ảnh quê nhà làm cho nỗi nhớ trong anh càng da diết... Nỗi nhớ đầu tiên, nỗi nhớ bao trùm nhất trong anh đó là quê nhà.

Đất nước ta, xứ sở của bốn mùa hoa lá, cỏ cây và thơ ca nhạc hoạ. Tự hào biết bao, dân tộc ta, con người Việt Nam ta vốn có truyền thống yêu quê hương, đất nước, yêu lao động, chất phác, cần cù nhưng rất lạc quan. Thử đọc lên mấy vần ca dao, ta đã thấy xốn xang trong lòng như muốn được sẻ chia nỗi nhớ của người đi xa:

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao” (Ca dao)

Người xưa đã đóng góp cho kho tàng văn học dân gian những áng thơ hay đến như vậy, mà chẳng để lại bút danh nào cho đời sau cảm thán. Thật dung dị, thật chân thành tác giả mở đầu bằng một lời thổ lộ, như tâm sự, giải bày mà tha thiết biết bao:

“Anh đi anh nhớ quê nhà…”

Anh đi, đi vì việc lớn, vì sự nghiệp chung, cho nên trong nỗi nhớ đầu tiên ập đến với anh đó là nhớ quê nhà, phải là “quê nhà” chứ không thể là một thứ gì khác được. Quê hương, chiếc nôi cuộc đời của mỗi con người, nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi tất cả tuổi thơ ta đã lớn lên từ đó. Hình ảnh quê nhà cứ ùa vào ký ức của anh, làm cho nỗi nhớ trong anh càng da diết, chân thành.

“Anh đi anh nhớ quê nhà”

Ảnh Phương Thảo

Ảnh: Phương Thảo

Một nỗi nhớ chúng ta từng bắt gặp trong thơ Đỗ Trung Quân. Nỗi nhớ đầu tiên, nỗi nhớ bao trùm nhất trong anh đó là quê nhà nhưng ở đó có gì, những gì đã làm cho anh phải thốt lên như vậy. Thì ra, thật đơn giản nhưng lại quá gần gũi và gắn bó với anh: Những bát canh rau muống, những quả cà dầm tương, những món ăn hết sức dân dã của quê nhà đã nuôi anh lớn khôn, đầy lông đủ cánh. Giờ đây anh đi, canh rau muống chắc đến nơi nào cũng có nhưng làm sao sánh được loại rau ở ao làng. Cà dầm tương chắc cũng nhiều nơi có nhưng sao có thể bì được với loại cà ở quê, bởi nó chính từ bàn tay và giọt mồ hôi của mẹ cha, của những người thân thiết làm ra, mà cái hương vị ấy đã hoà vào máu thịt, vào hơi thở của anh. Phải chăng vì vậy, trong anh nỗi nhớ cứ dồn lên, những tình cảm gần gũi và tha thiết:

“Nhớ ai dãi nắng dầm sương…”

Một triết lý cũng hình thành trong ca dao: Có sản phẩm ắt phải có người lao động, bàn tay của người trồng tỉa, bón chăm, sương nắng dãi dầu mà lẽ ra anh phải là người xẻ chia gánh vác.“Nhớ ai dãi nắng dầm sương…”, câu thơ còn diễn tả tâm hồn yêu lao động, hiểu lao động của người đi xa. Câu thơ như dồn dập trào dâng nhiều nỗi nhớ, điệp từ nghi vấn “Nhớ ai” như vừa đặt ra câu hỏi, như vừa tự trả lời, bộc bạch một nỗi nhớ sâu xa, hình ảnh cô thôn nữ có đôi tay mềm mại, dịu dàng với vẻ đẹp tự nhiên được tôn lên qua lao động:

“Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

Sự tự bạch trên làm cho ta liên tưởng đến điều kiện làm việc, suy nghĩ, tình cảm của người “tát nước bên đường”. Còn đối với người đi xa, nỗi nhớ như cuộn lên, dạt dào nhưng sâu lắng. Nỗi niềm sâu kín khi ấy dồn nén lại trở thành lời nhắn nhủ, đằm thắm như lời hẹn ước, không hề gợn lên chút bi lụy nào trong sự nhớ nhung quyến luyến của người đi xa. Có lẽ đó là điều cần đạt của khổ thơ, là giá trị chân lý đúng đắn nhất đối với người ra đi vì nghĩa lớn. Những nỗi nhớ cứ ào ạt, xô tới nghe dập dồn là vậy nhưng thiết tha, thôi thúc làm sao. Nỗi nhớ nọ bao trùm lên nỗi nhớ kia, hoá thân thành những lời dặn dò, những tâm sự chân thật giúp người ở quê nhà giữ vững niềm tin, giúp người đi xa có thêm sức mạnh để đạt đến mục đích cao cả.

Ngày nay, chúng ta được thưởng thức nhiều tác phẩm tuyệt vời trong dòng chảy của văn học nghệ thuật đương đại. Song, những câu ca dao mang đậm tâm hồn dân tộc, ngợi ca những đức tính, bản lĩnh, phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của dân tộc vẫn luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu. Biết thưởng thức, biết yêu những làn điệu dân ca, những câu ca dao, ngạn ngữ, tục ngữ ta thêm yêu cội nguồn bản sắc và những giá trị văn hoá mà ông cha chúng ta đã chắt lọc từ cuộc sống.

Huong San
7 tháng 7 2018 lúc 19:29

Bài Anh đi anh nhớ quê nhà vốn là sáng tác của Á Nam Trần Tuấn Khải, một nhà thơ đầu thế kỉ XX; sau này nó được dân gian hóa mà thành ca dao. Cả bài chi vẻn vẹn bốn câu, lời lẽ giản dị, dễ hiểu. Thế nhưng trong thực tế đã có ít nhất hai cách hiểu khác nhau và cả hai cách đều có lí. Cách hiểu thứ nhất nhấn mạnh vào nỗi nhớ quê nhà và coi chủ để chính của bài là tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương. Cách hiểu thứ hai nhấn mạnh vào nỗi nhớ người yêu và coi chủ đề chính của bài ca dao là tình yêu đôi lứa.

Về cách hiểu thứ nhất:

Người đi xa bày tò tình cảm của mình : dẫu sống nơi đất khách quê người nhưng lòng luôn hướng về quê nhà. Nhớ quê nhà là nhớ những gì đã trở thành quen thuộc trong kỉ niệm. Cuộc sống ở quê nhà dù nghèo khó nhưng ấm áp nghĩa tình. Quê hương càng trở nên đáng yêu, đáng nhớ gấp bội trong tâm tưởng người phải sống xa quê.

Trước hết, bài ca dao là tiếng hát tâm tình tha thiết đối với quê hương của người lao động:

Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương,
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Bài ca dao mở đẩu bằng đại từ Anh, lấy Anh làm chủ thể. Tất cả ý tình tập trung vào đó: anh xa nhà và anh nhớ quê nhà.

Quê nhà không chỉ đơn giản là quê và nhà mà nó còn mang ý nghĩa rộng lớn hơn nhiều. Trong mỗi chúng ta đều mang nặng tình quê, bởi vậy khi đi xa, nỗi nhớ càng thiết tha, sâu nặng:

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Đây là nét cụ thể đầu tiên của nỗi nhớ quê nhà. Cà dầm tương ăn với canh rau muống nấu với ít tôm hay với cua đồng là món ăn thanh đạm của nhà nghèo, rất quen thuộc đối với người nông dân đồng bằng Bắc Bộ. Xa quê, khi nhớ tới mùi vị của những món ăn quê hương, lòng người xao xuyến biết bao và ước mong được trở về sum họp với gia đình lại càng da diết. Quê nhà với muôn ngàn cái tưởng như tầm thường: cây đa, bến nước, con đò, giậu mùng tơi xanh rờn, hoa cải vàng rung rinh trong gió xuân hây hẩy, tiếng sáo diều vi vu ngân nga lúc chiều hè, hương lúa chín nồng nàn khi mùa tới… khiến người ta thương nhớ khôn nguôi.

Hai câu thơ trên gợi ra một nỗi nhớ quê nhà mộc mạc, dân dã mà đằm thắm, khó phai. Hai câu thơ tiếp theo là nỗi nhớ con người gắn bó với quê hương ấy:

Nhớ ai dải nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Cuộc sống của nông dân ta hàng ngàn đời nay gắn liền với công việc dãi nắng dầm sương, vất vả cực nhọc trăm bể. Nắng sương thật sự thấm đượm những cuộc đời nghèo khổ nơi thôn dã. Ông bà, cha mẹ ta tắm sương gội nắng để kiếm cho ta miếng cơm manh áo, để tạo cho ta thể xác, tâm hồn. Quê hương ấy, con người ấy hỏi làm sao khi xa cách ta không thương, không nhớ?!

Đại từ phiếm chỉ ai trong câu thứ 3 có thể là kẻ này người nọ nhưng tất nhiên phải có quan hệ thân thiết với người đi xa. Còn ai trong câu thứ 4 thì rõ ràng là cô gái anh yêu. Chàng trai xa quê nhớ hình ảnh của người yêu trong cảnh lao động quen thuộc: tát nước bên đường vào một sớm, một chiều hay một đêm trăng thanh nào đó… Tất cả kỉ niệm về quê nhà sống dậy, kết thành một nỗi nhớ mênh mông, sâu nặng.

Về cách hiểu thứ hai:

Nếu ta coi đại từ phiếm chỉ ai trong hai câu cuối của bài ca dao là người bạn tình của chàng trai thì nỗi nhở quê nhà gắn liền với nỗi nhớ người yêu. Cả hai nỗi nhớ đều chân thực, thiết tha. Đó là nội dung mà bài ca dao muốn bày tỏ.

Và nếu coi bài thơ là lời tâm sự trước lúc đi xa của chàng trai với cô gái thì có một điểm đặc biệt đáng chú ý nữa là chàng trai chưa đi xa mà đã nhớ. Dường như cô gái cũng thiết tha muốn biết khi xa quê, chàng trai sẽ nhớ những gì và nhớ những ai? Bốn câu ca dao với năm từ nhớ liên tiếp khiến cho chàng trai vừa giãi bày được lòng mình, vừa đáp ứng nhu cầu của lòng bạn.

Anh đi anh nhớ quê nhà

Ở câu thứ nhất, nỗi nhớ còn chung chung chưa cụ thể, nhưng cô gái cũng đã yên tâm và chứa chan hi vọng vì chàng trai xưng Anh rất ngọt ngào, thân thiết. Vả lại khi đi xa, chắc chắn chàng trai sẽ rất nhớ quê nhà, vì ở đó có cô gái mà anh thầm yêu trộm nhớ.

Đến câu thứ hai: Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương thì chàng trai đã cụ thể hóa nỗi nhớ quê nhà một cách rất tự nhiên. Canh rau muống, cà dầm tương là những món ăn quen thuộc, mấy ai xa quê mà không thèm, không nhớ? Nhưng nhớ quê nhà không lẽ chỉ nhớ có thế thôi ư? Cô gái dõi theo chàng trai rồi hồi hộp lắng nghe và chờ đợi.

Sang câu thứ ba: Nhớ ai dãi nắng dầm sương, thì cô gái không thể không liên tưởng đến mình, nhưng chưa thể khẳng định chắc chắn, vì ở quê nhà có bao người dãi nắng dầm sương, chứ đâu phải riêng cô?

Cách nói của chàng trai như vậy là vừa kín, vừa hở. Chàng trai dường như vừa thăm dò phản ứng của đối tượng, vừa kìm nén những cảm xúc chất chứa trong lòng mình. Chi đến khi cảm thấy cô gái đã thuận tình, thuận ý, chàng trai mới dám thổ lộ một cách ý nhị và tình tứ:

Nhở ai tát nước bên đường hôm nao.

Chàng trai bày tỏ tình yêu với người bạn gái. Đôi trai gái đã để ý đến nhau từ lâu nhưng chưa một lần thổ lộ. Tình yêu của họ đang ở thuở ban đầu ngượng ngùng khó nói. Giờ đây khi sắp xa quê, chàng trai mới mạnh dạn gặp cô gái để giãi bày tâm sự. Cách diễn đạt nỗi nhớ từ xa tới gần, từ chung đến riêng: Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhở canh rau muống nhớ cà dầm tương; từ phiếm chi đến xác định: Nhở ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Đến đây thì cả ý lẫn tình đều rõ. Ai kia chính là người thôn nữ siêng năng, thuần hậu, góp phần cùng bao người làm nên cuộc sống thanh bình của chốn quê nhà. Nếu anh xa quê, thì người mà anh nhớ nhất sẽ là em – bởi em là hóa thân của quê hương yêu dấu.

Tuy cuộc trò chuyện nhằm bày tỏ tình yêu nhưng chàng trai đã tránh không đụng chạm đến một từ yêu, thương nào mà tất cả những cảm xúc yêu thương đều dồn nén vào một từ Nhớ. Từ Nhớ được nhắc đi nhắc lại đến năm lần, mỗi lần một cung bậc, một nội dung khác nhau và càng về sau càng cụ thể hơn da diết hơn.

Trong ca dao, nhất là ca dao tỏ tình, việc mượn cái này để nói cái kia mượn nhớ nói yêu, mượn giận nói thương đã trở thành quen thuộc. Mỗi cách hiểu như đã trình bày và phân tích ở trên đều có chỗ hợp lí và cái hay riêng của nỏ.

Bài Anh đi anh nhớ quê nhả là bài ca về tình yêu quê hương, xứ sở. Yêu quê hương là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người : Quê hương nếu ai không nhớ, Sẽ không lởn nổi thành người (Đỗ Trung Quân). Mỗi người chúng ta đều có một quê hương, nhưng trong thời đại mới, ý nghĩa của hai tiếng quê hương đã được mở rộng hơn nhiều: trên khắp mọi miền đất nước, ở đâu có cuộc sống nghĩa tình, ở đó là quê hương. Cho nên bài ca dao trên muôn đời vẫn là cung đàn dịu ngọt của mọi tấm lòng thiết tha gắn bó với quê hương, xứ sở.

-Nguồn: TLV-

Thời Sênh
7 tháng 7 2018 lúc 19:51

Ca dao tục ngữ nằm trong kho tàng dân gian nước ta. Nó phản ánh ước mơ, tâm tư tình cảm của những người nông dân thời xưa. Nó thường được viết theo thể thơ lục bát vô cùng dễ đọc, dễ thuộc, dễ nhớ.

Bài ca dao “Anh đi anh nhớ quê nhà” là một bài ca dao ít ỏi mà có tên tác giả sáng tác đó chính là Á Nam Trần Tuấn Khải. Bài thơ này được ông sáng tác đầu thế kỷ XX.

Cả bài thơ chỉ có bốn câu thể hiện sự tương tư nhớ thương của người con trai khi phải xa quê hương thân yêu của mình, họ nhớ tới món ăn truyền thống, nghèo nàn nhưng chứa chan tình cảm của những người thân thương nơi quê nhà. Nhớ người phụ nữ của đời mình, với hình ảnh quen thuộc, giản đi nhưng vô cùng đẹp. Hình ảnh người phụ nữ dãi nắng dầm sương.

Anh đi anh nhà quê nhà,
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.

Trong hai câu đầu tiên này, tác giả thể hiện sự nhớ nhung, yêu thương của mình, với những món ăn dân quê, giản dị, mộc mạc nhưng chứa chan tình cảm.

Hình ảnh món canh rau muống, cà pháo chấm với tương bần, chính là những món ăn cổ truyền chỉ có ở Việt Nam không thể tìm thấy bất kỳ nước nào trên thế giới. Nó chính là một phần hồn cốt của dân tộc ta. Những món ăn truyền thống đặc trưng.

Người con trai khi đi xa nhà, mỗi buổi chiều về nhìn thấy những ánh đèn sáng lên bên những gia đình vợ chồng con cái quây quần bên nhau. Người con trai đó lại nhớ tới gia đình của mình, với những bữa cơm đạm bạc nhưng chứa nhiều tình cảm yêu thương. Nó thể hiện cho không khí gia đình, ấm cúng, dù nghèo nhưng luôn hạnh phúc đủ đầy về mặt tinh thần.

Nó thể hiện cho tấm lòng người đi xa dù có ở đâu thì tâm hồn họ vẫn hướng về quê nhà về những thứ bình dị, ấm áp tình nghĩa vợ chồng.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

Trong hai câu thơ sau, người con trai đã chuyển hướng nỗi nhớ của mình sang người phụ nữ của đời mình. Anh nhớ hình dáng của người vợ tần tảo, sớm khuya trong chiếc áo nâu đã bạc màu vì thời gian, vì những công việc nặng nhọc mà người phụ nữ thường làm “dãi nắng dầm sương”.

Dù hình ảnh người vợ, hiện lên không phải là một cô thiếu nữ tuổi vừa đôi tám, trắng trong thuần khiết trong chiếc áo dài trắng đẹp tựa trăng rằm, mà chỉ là người phụ nữ nghèo khổ, sương nắng, dãi dầu, quần áo cũ kỹ. Nhưng lại vô cùng đẹp, cái đẹp được thoát lên từ trong tâm hồn người phụ nữ.

Cái đẹp của một người vợ lam lũ, chịu khó thương chồng thương con, mà không quản ngại nắng mưa chăm chỉ làm việc, tạo ra của cải vật chất để chồng yên tâm lên đường đi xa.

Hình ảnh người phụ nữ trở nên đẹp hơn, bởi trong tim người đàn ông, người con trai đi xa kia luôn có hình bóng họ. Luôn cảm thấy biết ơn sự hy sinh thầm lặng của người phụ nữ của mình.

Hình ảnh người con gái tát nước bên đường khi mùa vụ tới là một hình ảnh quen thuộc đối với người con gái nông thôn vùng Bắc Bộ gợi lên trong lòng người đọc nhiều cảm xúc thân thương, yêu mến về những vất vả mà người mẹ, người chị, người yêu của mình đã phải trải qua.

Bài ca dao chỉ có bốn câu thơ nhưng lại vô cùng đặc sắc khiến người đọc có thể ghi nhớ, thấm thía những tình cảm chứa chan kỷ niệm, gắn bó, với gia đình và người con gái của mình.

Thiên Chỉ Hạc
7 tháng 7 2018 lúc 21:32

Ca dao có nhiều bài nói về nỗi nhớ. Bài ca dao dưới đây là một trường hợp:

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

Về bài ca dao này, có người cho rằng nó là lời tỏ tình với cô thôn nữ của chàng trai làng sắp đi xa. Cách hiểu thứ hai: Chàng trai đã đi xa lâu ngày, anh nhớ quê, nhớ người con gái làng anh mà anh từng thầm yêu trộm nhớ. Quê nhà và cô gái đã trở thành kỉ niệm sâu sắc, kết đọng thành nỗi nhớ không thể nào quên.

Hai câu đầu nói lên nỗi nhớ quê:

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Anh đi trong văn cảnh, nghĩa là đã đi xa, đã lâu ngày. Anh đi làm thợ, đi lính thú, đi tha hương cầu thực... Nay ở nơi đất khách quê người, năm tháng đã trôi qua, anh mới có nỗi nhớ ấy: nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Ba chữ nhớ diễn tả nỗi nhớ triền miên, day dứt, khôn nguôi. Nhớ quê nhà là nhớ ông bà, mẹ cha, anh chị em; là nhớ mái rạ, hàng cau, mảnh vườn, chiếc áo, luỹ tre; là nhớ đồng lúa xanh, cánh cò
trắng, con diều biếc... nhớ bạn bè tuổi thơ. Bốn tiếng anh nhớ quê nhà thật hàm súc, gợi lên bao nỗi nhớ đầy vơi. Đúng là

Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn

(Chế Lan Viên)

Câu thứ hai nói lên hai nỗi nhớ rất cụ thể. Anh đi xa, anh nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Đó là hương vị đậm đà của quê nhà thân yêu. Quê nghèo, chỉ có món ăn bình dị ấy. Anh mộc mạc, chất phác, anh rất yêu quê nhà, anh nhớ hương vị của canh rau muống, nhớ quả cà dầm tương. Đâu cứ phải cảnh giàu sang phú quý, có cơm gà cá gỡ... mới nhớ? Anh nhớ cái bình dị của quê hương, một bát canh, một quả cà với tất cả tâm hồn. Anh thuần hậu, chất phác và đáng yêu. Vả lại, bát canh rau muống, quả cà dầm tương là hương vị của cây nhà lá vườn, trong đó còn có tình thương của người mẹ hiền tần tảo sớm khuya. Sau này, nhiều nhà thơ đã có những vần thơ đẹp viết về hương quê như hương nhãn, hương cốm mới, canh cá tràu, canh mồng tơi... Hương quê, tình quê sâu đậm biết dường nào:

Canh cá trầu mẹ thường hay nấu khế

Khế trong vườn, thèm một tí rau thơm

Ừ, thể đó mà một đời xa cách mẹ

Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm

(Canh cá trầu - Chế Lan Viên)

Hai câu 3, 4, nỗi nhớ của anh đã hướng sang một đối tượng mới. Từ nhớ cảnh, nhớ quê, nhớ hương vị quê nhà, anh nhớ đến người:

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bèn đường hôm nao.

Nhớ ai rồi lại nhớ ai dào dạt trào dâng trong lòng. Ai là đại từ nhân xưng phiếm chỉ. Nỗi nhớ ấy hướng về những người thầm thương ở quê nhà dãi nắng dầm sương, chân lấm tay bùn vất vả. Nhớ ai ở đây còn có thể nhớ cả những người không quen biết như nhà thơ Tế Hanh đã thổ lộ trong bài Nhớ con sông quê hương.

Điệp ngữ nhớ ai diễn tả nỗi nhớ nhiều man mác, bâng khuâng. Nỗi nhớ mà anh hướng tới cuối cùng là “Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”. Ai trong câu thơ này là cô thôn nữ hay lam hay làm, duyên dáng mà anh đã thầm yêu trộm nhớ. Hôm nao là hôm nào, là đêm trăng. Cảnh lao động của em mà anh nhớ là tát nước. Nơi tát nước cũng là nơi hò hẹn, đó là bên đàng. Có thế đó là một kỉ niệm mà nghìn năm chưa dễ mấy ai quên. Kỉ niệm ấy đã hơn một lần được nói đến:

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?

Bốn câu lục bát có âm điệu nhẹ nhàng, diễn tả một tình cảm đẹp: tình thương nhớ quê nhà. Giọng thơ cũng thật bồi hồi, bâng khuâng. Điệp từ nhớ và điệp ngữ nhớ ai chính là thủ pháp tạo nên giọng thơ ấy. Cái hay, cái đậm đà của bài ca dao là nhớ hương quê, nhớ cô thôn nữ từng hẹn ước đã làm cho nỗi nhớ quê nhà thêm thiết tha, sâu nặng.

Thiên Chỉ Hạc
7 tháng 7 2018 lúc 21:33

Quê hương, chiếc nôi cuộc đời của mỗi con người, nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi tất cả tuổi thơ ta đã lớn lên từ đó. Hình ảnh quê nhà làm cho nỗi nhớ trong anh càng da diết... Nỗi nhớ đầu tiên, nỗi nhớ bao trùm nhất trong anh đó là quê nhà.

Đất nước ta, xứ sở của bốn mùa hoa lá, cỏ cây và thơ ca nhạc hoạ. Tự hào biết bao, dân tộc ta, con người Việt Nam ta vốn có truyền thống yêu quê hương, đất nước, yêu lao động, chất phác, cần cù nhưng rất lạc quan. Thử đọc lên mấy vần ca dao, ta đã thấy xốn xang trong lòng như muốn được sẻ chia nỗi nhớ của người đi xa:

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao” (Ca dao)

Người xưa đã đóng góp cho kho tàng văn học dân gian những áng thơ hay đến như vậy, mà chẳng để lại bút danh nào cho đời sau cảm thán. Thật dung dị, thật chân thành tác giả mở đầu bằng một lời thổ lộ, như tâm sự, giải bày mà tha thiết biết bao:

“Anh đi anh nhớ quê nhà…”

Anh đi, đi vì việc lớn, vì sự nghiệp chung, cho nên trong nỗi nhớ đầu tiên ập đến với anh đó là nhớ quê nhà, phải là “quê nhà” chứ không thể là một thứ gì khác được. Quê hương, chiếc nôi cuộc đời của mỗi con người, nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi tất cả tuổi thơ ta đã lớn lên từ đó. Hình ảnh quê nhà cứ ùa vào ký ức của anh, làm cho nỗi nhớ trong anh càng da diết, chân thành.

“Anh đi anh nhớ quê nhà”

Một nỗi nhớ chúng ta từng bắt gặp trong thơ Đỗ Trung Quân. Nỗi nhớ đầu tiên, nỗi nhớ bao trùm nhất trong anh đó là quê nhà nhưng ở đó có gì, những gì đã làm cho anh phải thốt lên như vậy. Thì ra, thật đơn giản nhưng lại quá gần gũi và gắn bó với anh: Những bát canh rau muống, những quả cà dầm tương, những món ăn hết sức dân dã của quê nhà đã nuôi anh lớn khôn, đầy lông đủ cánh. Giờ đây anh đi, canh rau muống chắc đến nơi nào cũng có nhưng làm sao sánh được loại rau ở ao làng. Cà dầm tương chắc cũng nhiều nơi có nhưng sao có thể bì được với loại cà ở quê, bởi nó chính từ bàn tay và giọt mồ hôi của mẹ cha, của những người thân thiết làm ra, mà cái hương vị ấy đã hoà vào máu thịt, vào hơi thở của anh. Phải chăng vì vậy, trong anh nỗi nhớ cứ dồn lên, những tình cảm gần gũi và tha thiết:

“Nhớ ai dãi nắng dầm sương…”

Một triết lý cũng hình thành trong ca dao: Có sản phẩm ắt phải có người lao động, bàn tay của người trồng tỉa, bón chăm, sương nắng dãi dầu mà lẽ ra anh phải là người xẻ chia gánh vác.“Nhớ ai dãi nắng dầm sương…”, câu thơ còn diễn tả tâm hồn yêu lao động, hiểu lao động của người đi xa. Câu thơ như dồn dập trào dâng nhiều nỗi nhớ, điệp từ nghi vấn “Nhớ ai” như vừa đặt ra câu hỏi, như vừa tự trả lời, bộc bạch một nỗi nhớ sâu xa, hình ảnh cô thôn nữ có đôi tay mềm mại, dịu dàng với vẻ đẹp tự nhiên được tôn lên qua lao động:

“Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

Sự tự bạch trên làm cho ta liên tưởng đến điều kiện làm việc, suy nghĩ, tình cảm của người “tát nước bên đường”. Còn đối với người đi xa, nỗi nhớ như cuộn lên, dạt dào nhưng sâu lắng. Nỗi niềm sâu kín khi ấy dồn nén lại trở thành lời nhắn nhủ, đằm thắm như lời hẹn ước, không hề gợn lên chút bi lụy nào trong sự nhớ nhung quyến luyến của người đi xa. Có lẽ đó là điều cần đạt của khổ thơ, là giá trị chân lý đúng đắn nhất đối với người ra đi vì nghĩa lớn. Những nỗi nhớ cứ ào ạt, xô tới nghe dập dồn là vậy nhưng thiết tha, thôi thúc làm sao. Nỗi nhớ nọ bao trùm lên nỗi nhớ kia, hoá thân thành những lời dặn dò, những tâm sự chân thật giúp người ở quê nhà giữ vững niềm tin, giúp người đi xa có thêm sức mạnh để đạt đến mục đích cao cả.

Ngày nay, chúng ta được thưởng thức nhiều tác phẩm tuyệt vời trong dòng chảy của văn học nghệ thuật đương đại. Song, những câu ca dao mang đậm tâm hồn dân tộc, ngợi ca những đức tính, bản lĩnh, phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của dân tộc vẫn luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu. Biết thưởng thức, biết yêu những làn điệu dân ca, những câu ca dao, ngạn ngữ, tục ngữ ta thêm yêu cội nguồn bản sắc và những giá trị văn hoá mà ông cha chúng ta đã chắt lọc từ cuộc sống.

Thiên Chỉ Hạc
7 tháng 7 2018 lúc 21:33

Bài làm:

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

Về bài ca dao này, có người cho rằng nó là lời tỏ tình với cô thôn nữ của chàng trai làng sắp đi xa. Cách hiểu thứ hai: Chàng trai đã đi xa lâu ngày, anh nhớ quê, nhớ người con gái làng anh mà anh từng thầm yêu trộm nhớ. Quê nhà và cô gái đã trở thành kỉ niệm sâu sắc, kết đọng thành nỗi nhớ không thể nào quên.

Hai câu đầu nói lên nỗi nhớ quê:

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Anh đi trong văn cảnh, nghĩa là đã đi xa, đã lâu ngày. Anh đi làm thợ, đi lính thú, đi tha hương cầu thực... Nay ở nơi đất khách quê người, năm tháng đã trôi qua, anh mới có nỗi nhớ ấy: nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Ba chữ nhớ diễn tả nỗi nhớ triền miên, day dứt, khôn nguôi. Nhớ quê nhà là nhớ ông bà, mẹ cha, anh chị em; là nhớ mái rạ, hàng cau, mảnh vườn, chiếc áo, luỹ tre; là nhớ đồng lúa xanh, cánh cò
trắng, con diều biếc... nhớ bạn bè tuổi thơ. Bốn tiếng anh nhớ quê nhà thật hàm súc, gợi lên bao nỗi nhớ đầy vơi. Đúng là

Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn

(Chế Lan Viên)

Câu thứ hai nói lên hai nỗi nhớ rất cụ thể. Anh đi xa, anh nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Đó là hương vị đậm đà của quê nhà thân yêu. Quê nghèo, chỉ có món ăn bình dị ấy. Anh mộc mạc, chất phác, anh rất yêu quê nhà, anh nhớ hương vị của canh rau muống, nhớ quả cà dầm tương. Đâu cứ phải cảnh giàu sang phú quý, có cơm gà cá gỡ... mới nhớ? Anh nhớ cái bình dị của quê hương, một bát canh, một quả càvới tất cả tâm hồn. Anh thuần hậu, chất phác và đáng yêu. Vả lại, bát canh rau muống, quả cà dầm tương là hương vị của cây nhà lá vườn, trong đó còn có tình thương của người mẹ hiền tần tảo sớm khuya. Sau này, nhiều nhà thơ đã có những vần thơ đẹp viết về hương quê như hương nhãn, hương cốm mới, canh cá tràu, canh mồng tơi... Hương quê, tình quê sâu đậm biết dường nào:

Canh cá trầu mẹ thường hay nấu khế

Khế trong vườn, thèm một tí rau thơm

Ừ, thể đó mà một đời xa cách mẹ

Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơrn

(Canh cá trầu - Chế Lan Viên)

Hai câu 3, 4, nỗi nhớ của anh đã hướng sang một đối tượng mới. Từ nhớ cảnh, nhớ quê, nhớ hương vị quê nhà, anh nhớ đến người:

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bèn đường hôm nao.

Nhớ ai rồi lại nhớ ai dào dạt trào dâng trong lòng. Ai là đại từ nhân xưng phiếm chỉ. Nỗi nhớ ấy hướng về những người thầm thương ở quê nhà dãi nắng dầm sương, chân lấm tay bùn vất vả. Nhớ ai ở đây còn có thể nhớ cả những người không quen biết như nhà thơ Tế Hanh đã thổ lộ trong bài Nhớ con sông quê hương.

Điệp ngữ nhớ ai diễn tả nỗi nhớ nhiều man mác, bâng khuâng. Nỗi nhớ mà anh hướng tới cuối cùng là “Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”. Ai trong câu thơ này là cô thôn nữ hay lam hay làm, duyên dáng mà anh đã thầm yêu trộm nhớ. Hôm nao là hôm nào, là đêm trăng. Cảnh lao động của em mà anh nhớ là tát nước. Nơi tát nước cũng là nơi hò hẹn, đó là bên đàng. Có thế đó là một kỉ niệm mà nghìn năm chưa dễ mấy ai quên. Kỉ niệm ấy đã hơn một lần được nói đến:

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?

Bốn câu lục bát có âm điệu nhẹ nhàng, diễn tả một tình cảm đẹp: tình thương nhớ quê nhà. Giọng thơ cũng thật bồi hồi, bâng khuâng. Điệp từ nhớ và điệp ngữ nhớ ai chính là thủ pháp tạo nên giọng thơ ấy. Cái hay, cái đậm đà của bài ca dao là nhớ hương quê, nhớ cô thôn nữ từng hẹn ước đã làm cho nỗi nhớ quê nhà thêm thiết tha, sâu nặng.

Chúc bạn học tốt!

Thiên Chỉ Hạc
7 tháng 7 2018 lúc 21:35

Ca dao dân ca là những làn điệu dân gian trữ tình sâu lắng gây rung động lòng người, có thể nói đó là những làn điệu gợi nhớ, gợi thương tha thiết. Có một bài ca dao nhớ về quê hương mỗi khi đọc nó làm cho những người đi xa cảm thấy quê hương sao mà gần gũi thân thương tha thiết đến thế. Ai cũng có một quê hương, quê hương nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi chôn rau cắt rốn, nơi ta lớn lên. Mỗi lúc đi xa. Hình ảnh quê hương, cây đa, giếng nước, mái nhà, bờ tre, góc ruộng luôn luôn là nổi nhớ trong ta da diết.

Đất nước ta là xứ sở của cỏ cây hoa lá bốn mùa tươi tốt là đất nước nông nghiệp của nền văn minh lúa nước. Con người Việt Nam luôn vốn có truyền thống yêu quê hương, đất nước, yêu lao động và rất lạc quan. Đọc mấy vần ca dao sau ta thấy xốn xang, rung động trong lòng như muốn được chia sẽ nỗi nhớ quê hương của người đi xa.

“ Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

(Ca dao)

Bốn câu thơ lục bát thật nhẹ nhàng đi vào lòng người bằng một cảm xúc làng quê gần gũi thân thương gợi lên những xúc cảm sâu lắng trong lòng người đi xa. Mở đầu bằng một lời thổ lộ như tâm sự giải bày mà tha thiết biết bao

Anh đi anh nhớ quê nhà”

Anh đi xa quê hương để học tập, để làm việc hay vì một sự nghiệp một nhiệm vụ chung của dân tộc của đất nước. Ai xa quê mà không nhớ quê hương, nhưng nỗi nhớ đầu tiên đến với anh là nỗi nhớ quê nhà, bởi quê nhà nơi anh đã sinh ra và lớn lên, gắn bó bao kỷ niệm êm đẹp của một thời thơ ấu. Nỗi nhớ nhà, nhớ quê luôn cháy bỏng trong lòng người đi xa. Những kỷ niệm đẹp của quê hương cú ùa vào trong ký ức của anh làm cho nỗi nhớ trong anh càng da diết chân thành.

Anh đi anh nhớ quê nhà”

Nhớ quê hương, quê nhà là nỗi nhớ chung, nhưng quê nhà có cái gì sâu sắc gắn bó mà anh phải thốt lên đầy cảm xúc vậy? thì ra thật đơn giản nhưng lại gần gũi và gắn bó với anh. Đó là những bát canh rau muống, những quả cà dầm tương. Đây là những món ăn hết sức dân giã, mộc mạc đã nuôi anh lớn khôn, những món ăn đạm bạc này đã là kỷ niệm gắn bó suốt cuộc đời thơ ấu và kể cả tuổi thanh xuân của anh. Khi xa quê trên mọi nẽo đường của đất nước canh rau muống ở miền quê nào cũng có nhưng làm sao ngon so sánh được với hương vị rau muống của quê nhà. Cà dầm tương ở đâu cũng có nhưng làm sao ngon, giòn ngọt đậm đà hương vị như cà ở quê . Bữa cơm ăn của những buổi trưa hè có chan canh rau muống với cà dầm tương thì thật tuyệt và trở thành nỗi nhớ khó quên trong lòng người khi xa quê. Quê hương nơi đó có cha có mẹ, có những người thân yêu nhất của anh một nắng hai sương, lam lũ cần cù, đổ những giọt mồ hôi nhọc nhằn để làm ra hạt lúa, củ khoai, bát canh rau muống, quả cà dầm tương. Tình yêu quê hương và hương vị quê hương ấy đã hoá vào máu thịt vào hơi thở của anh. Phải chăng vì vậy, trong anh nỗi nhớ cứ dồn lên, những tình cảm gần gũi và tha thiết:

“ Nhớ ai dãi nắng dầm sương”

Không có sản phẩm nào làm ra mà không có bàn tày của người lao động, đối với người nông dân dãi năng dầm sương là tinh thần lao động cần cù siêng năng khó nhọc để làm nên hạt lúa, củ khoai. Bàn tay dạn dày mưa nắng ấy đã trồng tỉa bón chăm mà đáng lẽ ra anh phải là người cùng chia sẽ nổi vất vã nhọc nhằn. Nhớ ai dãi nắng dầm sương còn là hiện thân của sự diễn tả một tâm hồn yêu lao động, hiểu lao động và trân trọng những giọt mồ hôi đổ xuống của những người lao động trong lòng người xa quê. Nhớ ai, Nhớ ai, câu thơ dồn dập trào dâng nhiều nổi nhớ. Điệp từ nghi vấn nhớ ai được lặp lại 2 lần như vừa đặt ra câu hỏi, như vùa tự trả lời, bộc bach một nỗi nhớ sâu xa. Liền mạch cảm xúc của lời thơ ta thấy hình ảnh cô thôn nữ, cô gái làng quê mềm mại dịu dàng, tươi trẻ đẹp hồn nhiên trong lao động hiện ra gợi nhớ, gợi thương sâu lắng vô cùng.

“ Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

Nhớ ở đây giống như nỗi nhớ trong bài thơ “Nhớ” của nhà thơ Hồng Nguyên đều là nổi nhớ của người xa quê. Ở “Nhớ” của Hồng Nguyên là nỗi nhớ mang bao tâm sự của người lính ra đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc gian khổ trong chiến đấu dồn nén lên chân thành tha thiết. Người lính áo vãi chân không đi lùng giặc đánh đã gửi lại:

“Mái lều tranh

Luống cày đất đỏ

Tiếng mỏ đêm trường

Và người vợ trẻ

Mòn chân bên cối gạo canh khuya”

( Nhớ- Hồng Nguyên)

Hay “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”(Đồng chí- Chính Hữu)

Tuy nói “gửi lạị”, “mặc kệ”nhưng đó chính là nỗi nhớ trong suốt chặng đường chiến đấu họ đâu có nguôi quên. Trong gian khổ của hành quân và chiến đấu tác giã vẫn luôn luôn nhớ thương người vợ trẻ lam lũ, cần cù ở quê nhà chịu thương, chịu khó “mòn chân bên cối gạo canh khuya”

Trở lại câu ca dao “Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao” Nỗi nhớ như cuộn lên dào dạt sâu lắng, kín đáo ấy dồn nén lại trở thành lời nhắn nhủ, đằm thắm như lời ước hẹn tương lại của người đi xa đối với người con gái ở lại quê nhà. Tác giả không dùng từ “hôm qua” hay “ngày xưa” mà dùng từ “hôm nao” trong hai từ cuối của câu cuối, vì vậy đã gợi lên cảm xúc đẹp sâu lắng của kỷ niệm đã qua. Những nỗi nhớ cứ ào ạt xô tới nghe dồn dập vậy nhưng thiết tha thôi thúc làm sao. Nỗi nhớ nọ bao trùm lên nỗi nhớ kia hoá thân thành những cảm xúc dạt dào, những tâm sự chân thật thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của người xa quê hương. Cái nỗi nhớ ấy có lẽ là lời động viên giúp người ở quê giữ vững niềm tin, giúp người đi xa có thêm sức mạnh để đạt đến mục đích cao cả

Trong dòng chảy của văn học hiện đại chúng ta cũng từng thưởng thức những tác phẩm văn học hay, những đoạn thơ hay và sâu sắc đề cập về nỗi nhớ như:

“ Ngày xuân mơ nở trắng rừng,

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Rừng thu trăng rọi hoà bình.

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”

(Việt Bắc- Tố Hữu)

Nhưng đây là nỗi nhớ của tình quân dân, cái nỗi nhớ của tình yêu con người trong tình yêu Tổ quốc. Nỗi nhớ dào dạt, sâu nặng của người cán bộ kháng chiến cũ, của người về xuôi đối với Việt Bắc. Nỗi nhớ hiện lên trong từng không gian, thời gian của Việt Bắc. Còn bài ca dao với thể thơ lục bát, kết cấu một vế giản đơn, ngôn ngữ tâm tình, giản dị, mộc mạc nhưng giàu hình ảnh, nhạc điệu trong diễn đạt. Bài ca dao đã đi vào lòng người với những cảm xúc làng quê gần gũi, thân thương và lắng đọng những ân tình sâu đậm của người xa quê . Riêng điệp từ “nhớ”được lặp đi lặp lại 5 lần, điệp từ “nhớ ai” được lặp 2 lần như muốn nhấn mạnh khẳng định tình cảm yêu quê tha thiết, yêu đất nước, con người và thiên nhiên của con người Việt Nam

Cảm ơn các tác giã dân gian đã cho chúng ta thưởng thức được những âm hưỡng của bài ca dao tuy ngắn nhưng ngôn ngữ súc tích biểu đạt giàu tình cảm sâu sắc của con người đối với đất nước, quê hương và cuộc sống. Chúng ta đang sống trong thời đại mới, được tiếp nhận nhiều tác phẩm hay của văn học nghệ thuật đương đại. Song những câu cao dao, dân ca của quần chùng trong dòng văn học dân gian mang tâm hồn dân tộc ngợi ca những đức tính, bản lĩnh phẩm chất, truyền thống tốt đep của dân tộc vẫn luôn luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu. Vì vậỵ, chúng ta hãy luôn phát huy những làn điệu dân ca, ca dao, nâng niu quý trọng những giá trị văn hoá mà ông cha ta đã sáng tạo chắt lọc từ cuộc sống.

Ngô Thị Thu Trang
8 tháng 7 2018 lúc 7:59

Ca dao tục ngữ nằm trong kho tàng dân gian nước ta. Nó phản ánh ước mơ, tâm tư tình cảm của những người nông dân thời xưa. Nó thường được viết theo thể thơ lục bát vô cùng dễ đọc, dễ thuộc, dễ nhớ.

Bài ca dao “Anh đi anh nhớ quê nhà” là một bài ca dao ít ỏi mà có tên tác giả sáng tác đó chính là Á Nam Trần Tuấn Khải. Bài thơ này được ông sáng tác đầu thế kỷ XX.

Cả bài thơ chỉ có bốn câu thể hiện sự tương tư nhớ thương của người con trai khi phải xa quê hương thân yêu của mình, họ nhớ tới món ăn truyền thống, nghèo nàn nhưng chứa chan tình cảm của những người thân thương nơi quê nhà. Nhớ người phụ nữ của đời mình, với hình ảnh quen thuộc, giản đi nhưng vô cùng đẹp. Hình ảnh người phụ nữ dãi nắng dầm sương.

Anh đi anh nhà quê nhà,
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.

Trong hai câu đầu tiên này, tác giả thể hiện sự nhớ nhung, yêu thương của mình, với những món ăn dân quê, giản dị, mộc mạc nhưng chứa chan tình cảm.

Hình ảnh món canh rau muống, cà pháo chấm với tương bần, chính là những món ăn cổ truyền chỉ có ở Việt Nam không thể tìm thấy bất kỳ nước nào trên thế giới. Nó chính là một phần hồn cốt của dân tộc ta. Những món ăn truyền thống đặc trưng.

Người con trai khi đi xa nhà, mỗi buổi chiều về nhìn thấy những ánh đèn sáng lên bên những gia đình vợ chồng con cái quây quần bên nhau. Người con trai đó lại nhớ tới gia đình của mình, với những bữa cơm đạm bạc nhưng chứa nhiều tình cảm yêu thương. Nó thể hiện cho không khí gia đình, ấm cúng, dù nghèo nhưng luôn hạnh phúc đủ đầy về mặt tinh thần.

Nó thể hiện cho tấm lòng người đi xa dù có ở đâu thì tâm hồn họ vẫn hướng về quê nhà về những thứ bình dị, ấm áp tình nghĩa vợ chồng.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

Trong hai câu thơ sau, người con trai đã chuyển hướng nỗi nhớ của mình sang người phụ nữ của đời mình. Anh nhớ hình dáng của người vợ tần tảo, sớm khuya trong chiếc áo nâu đã bạc màu vì thời gian, vì những công việc nặng nhọc mà người phụ nữ thường làm “dãi nắng dầm sương”.

Dù hình ảnh người vợ, hiện lên không phải là một cô thiếu nữ tuổi vừa đôi tám, trắng trong thuần khiết trong chiếc áo dài trắng đẹp tựa trăng rằm, mà chỉ là người phụ nữ nghèo khổ, sương nắng, dãi dầu, quần áo cũ kỹ. Nhưng lại vô cùng đẹp, cái đẹp được thoát lên từ trong tâm hồn người phụ nữ.

Cái đẹp của một người vợ lam lũ, chịu khó thương chồng thương con, mà không quản ngại nắng mưa chăm chỉ làm việc, tạo ra của cải vật chất để chồng yên tâm lên đường đi xa.

Hình ảnh người phụ nữ trở nên đẹp hơn, bởi trong tim người đàn ông, người con trai đi xa kia luôn có hình bóng họ. Luôn cảm thấy biết ơn sự hy sinh thầm lặng của người phụ nữ của mình.

Hình ảnh người con gái tát nước bên đường khi mùa vụ tới là một hình ảnh quen thuộc đối với người con gái nông thôn vùng Bắc Bộ gợi lên trong lòng người đọc nhiều cảm xúc thân thương, yêu mến về những vất vả mà người mẹ, người chị, người yêu của mình đã phải trải qua.

Bài ca dao chỉ có bốn câu thơ nhưng lại vô cùng đặc sắc khiến người đọc có thể ghi nhớ, thấm thía những tình cảm chứa chan kỷ niệm, gắn bó, với gia đình và người con gái của mình.

Ngô Thị Thu Trang
8 tháng 7 2018 lúc 8:01

DÀN BÀI

Mở bài:

– Bài Anh đi anh nhớ quê nhà vốn là bài thơ nổi tiếng của Á Nam Trần Tuấn Khải, sáng tác vào đầu thế kỉ XX, sau được dân gian hóa mà thành ca dao.

– Nội dung vừa là nỗi nhớ quê hương tha thiết, vừa là lời bày tỏ tình yêu đôi lứa.

B, Thân bài:

* Nội dung bài ca dao:

+ Ở cách hiểu thứ nhất có thể hiểu ở đây chính là : Nỗi nhớ về quê hương tha thiết của người đi xa:

– Nhân vật trữ tình (Anh) là người đang sống xa quê, da diết nhớ quê.

– Nỗi nhớ đã được biểu hiện cụ thể qua: Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương, là những món ăn dân dã, quen thuộc hàng ngày của dân quê, gợi hình ảnh những bữa cơm gia đình sum vầy, đầm ấm và ước mong được trở lại quê hương.

– Nỗi nhớ da diết người thân yêu: Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Đại từ phiếm chỉ ai, cấu trúc câu lặp bằng điệp từ đứng đầu: Nhớ ai… Nhớ ai mang đậm nét nghệ thuật dân gian của ca dao, đặc tả nỗi nhớ thương mộc mạc mà đằm thắm rất chân thành tha thiết, sâu xa, gắn liền với cuộc sống lao động vất vả, lam lũ.

– Trong câu thứ 4, ai có thể là người con gái mà chàng trai đang xa quê (Anh) đem lòng yêu mến? Hình ảnh tát nước bên đường gợi liên tưởng đến ý đó vì hay được nhắc đến trong ca dao (Hỡi cô tát nước bên đàng, Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?…)

– Tất cả các kỉ niệm thấm đượm ân tình của quê hương kết thành nỗi nhớ mênh mông trong lòng người xa xứ.

+ Cách hiểu thứ hai ở đây được thể hiện chính là lời bày tỏ tình yêu:

– Nỗi nhớ nhà canh cánh thường trực, nhớ quê được mượn làm cái cớ để dẫn dắt đến việc bày tỏ tình yêu với cô thôn nữ mà chàng trai thầm yêu trộm nhớ bấy lâu nhưng chưa có dịp ngỏ lời.

– Đại từ phiếm chỉ ai trong câu 3 và 4 hàm ý chỉ cô gái ấy.

– Câu 3 và 4 đặt nhân vật (ai) vào hoàn cảnh cụ thể là cuộc sống lao động vất vả (dãi nắng dầm sương) của nông dân ở quê nhà những cảnh tát nước bên đường hôm nao như đã khắc sâu trong tâm tưởng người trai xa quê bởi đó là cái mốc khởi đầu cho tình yêu đôi lứa.

– Nỗi nhớ quê hương, nhớ người yếu hòa làm một nên càng da diết, khắc khoải.

C, Kết bài:

– Bài ca dao chỉ có 4 câu ngắn gọ súc tích thôi nhưng lại có những hình ảnh mộc mạc, dân dã nhưng đã thể hiện sinh động tình cảm gắn bó tha thiết đối với quê hương nên tác động sâu xa tới tâm hồn người đọc.

– Phải thật sự yêu mến quê hương, đất nước lắm thì tác giả mới sáng tác được bài ca dao bình dị đến giản dị và thấm thía như vậy.

Đạt Trần
8 tháng 7 2018 lúc 13:10

MB: Ai mà chả có 1 tình thương sâu nặng với quê hương.Phải xa quê thì ai mà chẳng nhớ về quê hương mình. Nó da diết lắm, những hình ảnh thân thuộc cứ gợi về trong đầu của chúng ta mà thôi. Điều đó được thể hiện qua:

" Anh đi anh nhớ

..... Hôm nao"

KB: Yêu quê hương là vậy đấy không cần phải quá cao sang mà sao nó ngọt ngào đến thế. Hãy trân trọng , bảo vệ và giữ trọng một tình yêu cho mảnh đất thân thương của chúng ta-nơi chúng ta sinh ra, lớn lên với bao nhiêu kỉ niệm <3


Các câu hỏi tương tự
Jatsumin
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Ánh Nguyên
Xem chi tiết
Hoàng Ngô
Xem chi tiết
hello hello
Xem chi tiết
Vũ Thị Ngọc
Xem chi tiết
trần đình tú
Xem chi tiết
Bùi Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Big City Boy
Xem chi tiết
Linhh
Xem chi tiết