Đập đá ở Côn Lôn

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
phạm hồng hạnh

phần tìm hiểu chung của bài đập đá ở côn lôn?

chuche
15 tháng 12 2021 lúc 20:13

Tham Khảo:

 

Khái quát về Tác giả Phan Châu Trinh

a. Tiểu sử tác giả Phan Châu Trinh

Phan Châu Trinh (1872 – 1926), hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu Hy Mã, tự là Tử Cán quê ở làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam.

 

Ông đỗ Phó bảng năm Tân Sửu (1901), làm quan một thời gian ngắn rồi từ quan, đi làm cách mạng. Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng cách lợi dụng thực dân Pháp, cải cách đối mới mọi mặt (duy tân), làm cho dân giàu nước mạnh, trên cơ sở đó tạo nền độc lập quốc gia.

Năm 1908 ông bị bắt đày đi Côn Đảo. Ba năm sau, khi được trả tự do, Phan Châu Trinh xin sang Pháp tìm cách thúc đẩy cải cách chính trị ở Đông Dương nhưng công việc không thành.

Năm 1952, Phan Châu Trinh về Sài Gòn, diễn thuyết được vài lần, sau đó ốm nặng rồi mất. Đám tang Phan Châu Trinh trở thành một phong trào vận động ái quốc rộng khắp cả nước.

b. Sự nghiệp văn chương của Phan Châu Trinh

Phan Châu Trinh luôn có ý thức dùng văn chương để làm cách mạng. Những áng văn chính luận của ông đậm tính chất hùng biện, lập luận chặt chẽ, đanh thép; những bài thơ của ông dạt dào cảm xúc về đất nước, đồng bào; tất cả đều thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thần dân chủ.

 

Thể loại: Phan Châu Trinh sáng tác cả văn xuôi chính luận và thơ trữ tình yêu nước cách mạng.

Tác phẩm chính: Đầu Pháp chính phủ thư (1906); Thất điều trần (1922); Đạo đức và luân lí Đông Tây (1925)…

2. Khái quát về bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

a. Bố cục

Bài văn được chia làm 2 phần

- Phần 1: Bốn câu thơ đầu: Công việc đập đá - tư thế, khí phách người tù.

- Phần 2: Bốn câu sau: Ý chí kiên cường của nhà cách mạng trong cảnh tù đày.

b. Thể thơThất ngôn bát cú Đường luật

Tomioka Yuko
15 tháng 12 2021 lúc 20:14

a. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được sáng tác vào thời gian Phan Châu Trinh bị bắt giam tại nhà tù ở Côn Đảo.

b. Bố cục: 2 phần

- Phần 1: (4 câu thơ đầu): Hình ảnh hiên ngang khí phách của người anh hùng mặc dù trong cảnh tù đày.

- Phần 2: (4 câu thơ sau): Ý chí sắt thép, tinh thần kiên trung và nghị lực của người anh hùng trong cảnh tù đày.

Mai Hoa
15 tháng 12 2021 lúc 20:16

Phần (🌟) sgk ngữ văn 8 tập 1 trang 149


Các câu hỏi tương tự
Anh Đức Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Nam
Xem chi tiết
Chi Mary
Xem chi tiết
Hoàng Phước
Xem chi tiết
Lợi Nguyễn Công
Xem chi tiết
trần tâm
Xem chi tiết
huuquan vu
Xem chi tiết
????????
Xem chi tiết
GioVuong Haki
Xem chi tiết