Trần Tế Xương (1870 – 1907) là nhà thơ trào phúng xuất sắc nhất của nên thơ Việt Nam thế kỉ XIX. Cuộc đời ông ngắn ngủi với nhiều gian truân, vất vả nhưng đã để lại một sự nghiệp thơ ca bất tử. Thơ trào phúng và trữ tình của ông đều xuất phát từ tấm lòng gắng bó sâu nặng với dân tộc, đất nước; có cống hiến quan trọng về phương diện nghệ thuật cho thơ ca dân tộc. Thương vợ là bài thơ tiêu biểu phong cách nghệ thuật của Tú Xương. Bài thơ thể hiện tình thương yêu, quý trọng vợ của Tú Xương bộc lộ qua sự thấu hiểu nỗi vất vả, gian truân và những đức tính cao đẹp của bà Tú, đồng thời thể hiện những tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ.
Trần Tế Xương có gia cảnh nghèo khó lại đông con. Tuy là người có tài nhưng con đường khoa cử của Tú Xương hết sức lận đận. Cuộc đời ông chỉ gắn liền với thi cử, tính ra có tất cả 8 lần tất cả, mất trọn 24 năm đèn sách miệt mài. Dánh hết tâm huyết cho thi cử chỉ mong đỗ đạt để đạt lấy công danh, xứng mặt với dời, vợ con được hưởng phú quý. Thế nhưng, cuộc đời ngắn ngủi 37 năm của ông lại nằm gọn trong một giai đoạn bi thương nhất của đất nước. Biết bao cuộc đổi thay đã làm ông đánh mất hết cơ hội này đến cơ hội khác. Bởi thế, ông tài cao chí lớn nhưng đành ôm hận nghìn thu.
Càng gian nan, ông càng thấu tận nỗi khổ ở đời. Bà Tú, người vợ thủy chung ông, trong chừng ấy năm chưa từng than vãn một lời. Càng ngẫm nghĩ, ông càng thấy thuwong hơn, thấy mình bất tài mà lòng dạ đau như cắt. Thương vợ là một cách trần tình của nhà thơ vừa đáng thương vừa hết sức chân thực.
Mở đầu bài thơ là lời kể về công việc làm ăn và gánh nặng gia đình mà bà Tú đảm đương:
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Thời gian bà Tú phải làm việc là “quanh năm”. Đó là khoảng thời gian liên tục, ngày nối ngày, tháng tiếp tháng, bà Tú vất vả với công việc buôn bán, chăm chỉ làm lụng, không ngơi nghỉ. Không gian là “mom sông”. Đó là phần đất ở bờ nhô ra phía lòng sông, rất dễ sụp, dễ lở, đầy bất trắc, hết sức chênh vênh, nguy hiểm. Thời gian, không gian tương phản (thơi gian kéo dài, không gian nhỏ hẹp) nhưng tương hợp trong mục đích giới thiệu khái quát công việc làm ăn vất vả của bà Tú.
Thế nhưng, đến câu thơ thứ hai mới hiện ra nỗi vất nả nhọc nhằn lớn nhất của bà: Nuôi đủ năm con với một chồng. “Nuôi đủ” là không sót người nào, cả chồng và con; không để chồng con thiếu thốn điều gì. Cách dùng từ chính xác, độc đáo của nhà thơ thể hiện sự khéo léo, đảm đang của bà Tú. Đó như là một lời khen ngợi, tôn vinh công trạng của bà Tú đối với gia đình. Đó là sự khắc cốt ghi tâm ơn nghĩa của vợ mà nhà thơ đã mạnh dạn nói ra.
Hình ảnh “năm con với một chồng” là cách sắp xếp thật hóm hỉnh và tự hào của Tú Xương. một đầu là “năm con”, một đầu là “một chồng”. Cả hai đầu làm nên gánh nặng cuộc đời mà bà Tú suốt đời gánh vác lấy. Cái hóm hỉnh đáng quý ở đây đó là Tú Xương đã đặt mình ở một vế trái ngang quá. Bà tú nuôi năm con là điều thường tình. Còn Tú Xương cớ gì bà phải nuôi. Theo lẽ thì Tú Xương mới là người nuôi dưỡng năm con và bà Tú mới phải. Chính nghịch lí ấy thể hiện sự đảm đang của bà tú, đồng thời đây cũng là sự tri ân của tác giả với vợ.
Đến hai câu thực, tác giả đặc tả cảnh làm ăn vất vả để mưu sinh của bà tú với nỗi niềm xót xa vô hạn:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Nhà thơ vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ của văn học dân gian. Từ hình ảnh con cò trong ca dao, nhà thơ mượn lấy để nói về bà Tú: “thân cò”. Hình ảnh giàu sức gợi tả (hình ảnh bà Tú gầy gò, ốm yếu), gợi cảm (cảm xúc xót thương), nhấn mạnh nỗi vất vả và gian truân của bà Tú, gợi nổi đau thân phận. Cụm từ “khi quãng vắng” vừa gợi không gian vừa gợi thòi gian heo hút, rợn ngợp, chứa đầy lo âu, nguy hiểm. lại thêm ở “buổi đò đông” không chỉ có những lời phàn nàn, chen lấn xô đẩy mà còn chứa đầy bất trắc. Hai từ láy tượng hình, tượng thanh “lặn lội”, “eo sèo” được đưa lên đầu câu nhằm nhấn mạnh hình ảnh bà Tú tần tảo, bôn ba đi khắp nơi để buôn bán.
Hai câu thơ thể hiện công việc cực nhọc, vất vả ở những nơi nguy hiểm, khó khan của bà Tú. Tú Xương cảm nhận được và ái ngại, lo lắng và xót xa trước hoàn cảnh công việc của bà Tú.
Bình luận về cảnh đời oái ăm mà bà Tú phải chịu (hai câu luận):
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
“Một duyên hai nợ” là cách nói tăng tiến, tách từ. Đó là cách nói chua xót khi niềm vui thì ít mà vất vả lận đận lại nhiều. Bà Tú lấy chồng lẽ ra phải được chồng nuôi nhưng thực tế bà phải nuôi chồng, nuôi con – hai gánh nợ trên vai. Hình ảnh “nắng”, “mưa” chỉ sự vất vả; “năm”, “mười” là số lượng phiếm chỉ để nói số nhiều được tách ra tạo nên một thành ngữ đan chéo “năm nắng mười mưa” . Qua thành ngữ ta thấy khó khăn cứ chồng chất lên trên vai bà Tú. Thế mà bà Tú vẫn cứ “âu đành phận” và nào “dám quản công”. Vất vả, cực khổ nhưng bà Tú chấp nhận, không oán than, kêu ca, hết lòng vì chồng vì con. Bà Tú là hiện thân cho vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
Tiếng chửi đời, chửi mình của Tú Xương (hai câu kết)
“Thói đời” chính là cái quan niệm, cái nề nếp đáng chê trách nhưng mặc nhiên được công nhận, chấp nhận. Đó là nguyên nhân sâu xa khiến bà Tú và những người phụ nữ khác phải vất vả. Cái thới đời ấy tưởng rằng sẽ mang đến điều tốt đẹp cho người phụ nữ nhưng nào có phải, nó “ăn ở bạc” lắm. Chửi thói đời đen bạc. Nó ngăn cản ông Tú yêu thương vợ một cách thiết thực hơn. Những gái trị thực trong thi cử bị đảo lộn khiến ông sự nghiệp dở dang, tăng thêm gánh nặng cho vợ.
Thương vợ rồi nghĩ đến mình, thấy mình cũng bạc bẽo, “hững hờ” với vợ lắm thay. Tú Xương tự trách mình không chia sẻ một cách thiết thực hơn, “có cũng như không”. Tuy ông thấy mình vô trách nhiệm với vợ nhưng ông tự nhận thiếu sót ấy một cách trung thực, thẳng thắn. Đằng sau tiếng chửi là một tấm lòng yêu thương vợ sâu sắc, một tâm trạng phẫn uất, chất chứa nỗi đau của Tú Xương.
Không một chút dụng công, cũng không có nhiều mĩ từ khi đề cao công trạng bà Tú, Tú Xương đã vận dụng sáng tạo ngôn ngữ và thi liệu văn hóa dân gian, gắn kết hình tượng với không gian quen thuộc của nó. Tú Xương cũng đã rất thành công khi kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và trào phúng.
Bằng nghệ thuật đảo ngữ và phép đối, Tú Xương đã làm nổi bậc hình tượng bà Tú trên nền cảnh vật buồn tẻ, cực nhọc, đơn độc. Hình ảnh bà Tú vất vả, đảm đang, thương yêu, nhân hậu vị tha, lặng lẽ hi sinh vì chồng con. Phẩm chất của bà Tú tiêu biểu cho vẻ đẹp của người vợ trong truyền thống Việt Nam.
Nhìn hình ảnh bà Tú đi về, ta ngỡ như nhìn thấy cuộc đời người phụ nữ Việt Nam bước ra từ trang thơ rồi lại ẩn chìm sau đó. Ta nghe như đâu đây tiếng khóc thầm thổn thức. Không phải tiếng khố của bà Tú vì phụ nữ xưa nay vốn rất giỏi cam chịu. Có lẽ, đó là tiếng khóc cảm thương của ông Tú, tiếng khốc của muôn vạn con người cảm thương cho cuộc đời nhỏ bé, bất hạnh, khổ đau của người phụ nữ Việt nam trong mấy nghìn năm qua.
Hình ảnh Tú Xương, người chồng, người cha, cũng được thể hiện qua sự thấu hiểu, thương yêu, quý trọng, cảm phục, tri ân dành cho vợ và những lời tự trào, tự trách bản thân thể hiện trách nhiệm của nhà thơ với gia đình, thời thế. Sự cảm thông ấy làm nên vẻ đẹp nhân cách cao cả của Tú Xương.
Từ ngữ bài thơ giản dị mà tinh tế, giàu sức biểu cảm. Nhà thơ vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian. Nghệ thuật ấy vừa thể hiện chân thành tấm lòng thương vợ của tác giả vừa tạo nên sự đồng cảm sâu sắc của người đọc, làm nên giá trị của tác phẩm này.
Bài thơ không chi là tình cảm chân thành của nhà thơ đối với vợ, không chi là thái độ trào lộng về sự vô tích sự của mình mà nó còn mang ý nghĩa xã hội, thể hiện một cách nhìn, thái độ cảm thông đổi với thân phận người phụ nữ. Vì vậy bài thơ có giá trị nhân văn sâu sắc.
Với tình cảm thương yêu, quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách xúc động, chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh. Thương vợ là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần Tế Xương: cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc.