Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Cuồng Sơn Tùng M-tp

Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ đc sử dụng trong các ví dụ sau :

a) Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.

b) Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lóng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

c)Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước guơng trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng.

Trần Nguyễn Bảo Quyên
6 tháng 9 2017 lúc 7:06

\(a.\)

- Phép nhân hoá: Thời gian chạy qua tóc mẹ -> Thời gian trôi qua vô cùng nhanh.

- Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: màu trắng đến nôn nao -> Diẽn tả chân thực cảm giác nôn nao của niềm kính trọng, biết ơn và lẫn cả nỗi thương yêu, xót xa của con khi nhìn mái tóc của mẹđã in hằn dấu vết tháng năm. Mái tóc ấy không còn xanh mướt, đen óng như xưa...

\(b.\)

+ Phép đối:Cùng trông lại/Cùng chẳng thấy : Thể hiện sự ngóng trông, nhớ thương của người chinh phụ.

+ Điệp từ, điệp ngữ : Cùng, thấy, ngàn dâu : Thấy, ngàn dâu làm cho câu thơ liền mạch, làm nổi bật nỗi sầu, nỗi buồn li biệt diễn ra triền miên không nguôi diễn ra trong tâm hồn người chinh phụ.

+ Phép ẩn dụ:Ngàn dâu xanh ngắt :

+ Câu hỏi tu từ: Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? : Cực tả nỗi buồn của nàng chinh phục trong sự trông ngóng nhớ thương.

\(c.\)

- Câu thơ mở đầu: giới thiệu, giống như lời nói thường, một lời nói tự nhiên xuất phát từ tâm hồn tác giả. Dường như cái con sông ấy đã đi vào sâu thẳm tiềm thức nhà thơ và con người nơi ấy, để mỗi khi nhắc đến, họ lại nói bằng một giọng bình thản và thân thương.

+ Tính từ "xanh biếc', "trong" gợi mở sự thanh khiết và nên thơ của dòng sông quê.

- So sánh: "nước gương", tô đậm sự thanh bình tuyệt đối của dòng sông. Ở đây, ta còn nhận thấy cái êm ả của cuộc sống thanh bình bên dòng sông đã phản chiếu cả sự thơ mộng, trong sáng trong tâm hồn tác giả.
+ Nhân hóa "soi", "tóc", biến không gian nghệ thuật hai bên bờ sông thành nhân vật của mình, nhà thơ muốn gợi lên cái "hồn", cái tình của con sông quê. Hàng tre trở thành dân quê, với những sinh hoạt giống con người, hay chính con người yêu quê hương quá, mà nhận ra cả bóng dáng của chị, của mẹ bên con sông yêu thương.

+ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè/ Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng:

Lại thêm một phép so sánh tuyệt đẹp. Cái nắng của buổi trưa hè là nắng gắt, như tâm hồn tràn đầy nhựa sống và tình yêu thiết tha với quê hương của tác giả vậy. Nó mở ra một khung cảnh trữ tình đầy duyên dáng. Nắng không "chiếu", không "soi", mà là "tỏa", có lẽ chỉ từ tỏa mới có thể diễn tả được hết cái tấm lòng bao la muốn tỏa sáng trọn vẹn dòng sông quê. Sức nóng của mùa hè- sức sống của tác giả, điều đó đã nuôi dưỡng tâm hồn ông, vun đắp những khát vọng đẹp và biết bao nhiêu vần thơ hay về quê hương.

-> Không phải ngẫu nhiên mà khổ thơ được đặt ở vị trí đầu bài thơ. Chưa phải là nỗi nhớ day dứt, nhưng khổ thơ vừa gợi đề tài, cảm hứng của toàn bài, lại kín đáo gợi mở lòng yêu nước bền chặt, sâu nặng. Rất khéo léo, Tế Hanh đã nhắc nhở biết bao nhiêu người về những vẻ đẹp bình dị mà đáng trân trọng của quê hương đất nước mình.


Các câu hỏi tương tự
Thuyet Nguyen
Xem chi tiết
Mai Ngoc Quang
Xem chi tiết
Mai Ngoc Quang
Xem chi tiết
nguyen thi thuy linh
Xem chi tiết
LiLy Nguyễn ( LoVeLy ArM...
Xem chi tiết
Dương
Xem chi tiết
Đỗ linh chi
Xem chi tiết
Nơi Này Có Em
Xem chi tiết
nguyễn thị thúy
Xem chi tiết