Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
민

Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong các ví dụ sau:

a) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

b) Chiếc thuyền im bến mới trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

Thảo Phương
18 tháng 8 2019 lúc 16:35

a)Trong hai câu thơ trên nhà thơ đã kết hợp hai biện pháp tu từ đó là nhân hóa và ẩn dụ. Để biểu lộ tâm trạng lần đầu tiên tới thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ đã thấy cầu trời trong xanh. Một thực thể tươi đẹp của thiên nhiên ngày ngày đi qua trên lăng Bác. Bên trong lăng Bác , thấy một mặt trời khác trong lăng đỏ đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lòng yêu nước, thương dân của người bao la như vũ trụ. Vì tổ quốc người không ngần ngại hi sinh thân mình cứu nước, mặc dù bây giờ người đã không còn nhưng tnhf cảm và hình ảnh người sẽ vẫn còn mãi trong trái tim của người nhân Việt Nam. Người sẽ vẫn mãi chiếu sáng như những tia nắng của ánh mặt trời. Tấm lòng của bác vĩ đại bao la như biển rộng không gì sánh bằng.

b)Hai câu thơ trên là một sự sáng tạo nghệ thuật rất độc đáo.Tế Hanh không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó, trái ngược hoàn toàn với hình ảnh hăng hái, mạnh mẽ khi ra khơi lúc đầu. Con thuyền có vị mặn của nước biển, nó như đang lắng nghe chất muối của đại dương thấm dần trong từng thớ vỏ của nó. Lúc đó, con thuyền trở đã nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Con thuyền cũng đã được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa qua các từ “im”, “trở về”, “nằm”, “nghe” khiến cho nó cũng như có tâm trạng, tâm hồn của một con người vậy. Nó tự nghe, tự cảm nhận, nó bồi hồi nhận ra “chất muối” – hương vị biển cả đang ngấm dần trong thớ vỏ nó. Ở đó là âm thanh của gió lên trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, hay đơn giản chỉ là tiếng ồn ào trong những ngày mà “dân làng tấp nập đón ghe về”. Sau những giờ phút tự lắng lòng cảm nhận một cách tinh tế như vậy, phải chăng con thuyền đã trở nên từng trải, dầy dặn hơn? Qua hai câu thơ trên, ta cảm thấy tác giả tả con thuyền như một người dân chài lưới ở quê của mình. Hai câu thơ cho ta thấy được một đặc điểm của Tế Hanh là được hóa thân vào sự vật để tự nghe tiếng lòng "đang thổn thức, đang thì thầm". Chỉ hai câu thơ trên thôi, ta đã phần nào hiểu tình yêu quê hương của Tế Hanh – một tình yêu quê hương bình dị nhưng sâu sắc, nồng nàn mà tha thiết.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
20 tháng 8 2019 lúc 5:28

Gợi ý

b) Hoán dụ chuyển đổi cảm giác

'' Nghe'' chất muối

a ) Ẩn dụ

''Mặt trời '' trong lăng chính là bác Hồ.

Nguyen
18 tháng 8 2019 lúc 15:02

a)Nghệ thuật điệp từ “mặt trời” tạo sự liên kết chặt chẽ về nội dung, hình thức ở hai câu thơ. Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời” ở câu thứ hai để chỉ Bác Hồ kính yêu và sự lớn lao, vĩ đại của Người; thể hiện lòng tôn kính, ngưỡng mộ của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác.

b)

2 câu thơ trên trích trong vb''quê hương'' của tế hanh.với hình ảnh nhân hóa và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác 2 câu thơ đã được tác giả miêu tả trạng thái nghỉ ngơi của con thuyền nằm im trên bến sau khi vật lộn với sóng gió biển khơi trở về.Tác giả không chỉ thấy thuyền đang nằm im trên bến mà còn thấy sự mệt mỏi say xưa của con thuyền và cảm thấy con thuyền ấy như đang lắng nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.Con thuyền ấy vô chi trớ nên có hồn , một tâm hồn rất tinh tế. Cũng như người dân làng chài ,con thuyền ấy cũng thấm đậm vị mặn mòi của biển khơi. #Walker
momochi
18 tháng 8 2019 lúc 17:59

Tham khảo

a)- Phép tu từ : Nhân hóa, ẩn dụ.

+ Nhân hóa : '' đi, thấy ''

+ Ẩn dụ : '' Mặt trời trong câu thứ 2 ''

- Tác dụng :

+ Làm cho sự vật miêu tả trở lên gần gũi hơn, có khả năng khơi gợi sự liên tưởng giữa Mặt trời với Bác.

+ Bác Hồ là người mang lại cho dân tộc Việt Nam sự sống và niềm hạnh phúc.

=> Ca ngợi sự vĩ đại của người

Nguyễn Minh Tuấn
18 tháng 8 2019 lúc 20:51

*Bài làm:

a, ➢Tìm biện pháp tu từ:

~Với hai câu thơ của Viễn Phương trong bài “Viếng lăng Bác”:

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"

~Ta thấy câu thứ hai mang hình ảnh mặt trời được tác giả sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ, và đó là biện pháp ẩn dụ:

"Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"

➢Phân tích tác dụng:

Đối với hình ảnh mặt trời trong thơ của Viễn Phương: tác giả đem hình

tượng so sánh đặt ra trước (đối tượng so sánh trong hai câu của bài

“Viếng lăng Bác” là Bác Hồ) để nâng cao giá trị hình tượng so sánh.

Mặt trời là biểu tượng cho chân lí, cho ánh sáng vĩnh cửu tất yếu của

cuộc sống. Nhà thơ ví Bác như chân lí ấy, như ánh sáng vĩnh cửu ấy.

Người đọc có thể bắt gặp một sự so sánh không gượng ép, gần như là

hiển nhiên của nhà thơ. Qua đó, có thể hiểu được đối tượng mà tác giả

so sánh. Biện pháp ẩn dụ được sử dụng đúng chỗ của Viễn Phương đã

làm tăng giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ (đặc biệt là ẩn dụ).

b, ➢Tìm biện pháp tu từ:

~Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". ~Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. ➢Phân tích tác dụng: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền không giấu giếm vẻ mệt mỏi của mình: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm". Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền... Khổ thơ trên là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. Đọc khí thơ, người đọc có thể cảm nhận trong đó bao nhiêu niềm yêu mến, tự hào về quê hương xứ sở của nhà thơ. ➩ Chúc bạn học tốt!

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hoài An
Xem chi tiết
Pham Thi Thu Huyen
Xem chi tiết
Nguyệt Trâm Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Anh
Xem chi tiết
Phạm Huyền
Xem chi tiết
Bùi Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Nguyệt Trâm Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết