Có nguồn gốc từ câu chuyện cổ dân gian “ Vợ chàng Trương”- “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một trong những truyện hay nhất trong tác phẩm “ Truyền kì mạn lục”- Tập truyện đầu tiên của nền văn học dân tộc, được đương đương thời coi là “Thiên cổ kì bút” (bút lạ từ ngàn xưa).
Chuyện người con gái Nam Xương xoay quanh cuộc đời và số phận của nhân vật Vũ Nương.
Vũ Nương, tên thật là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương. Trước hết,Vũ Nương là người phụ nữ có vẻ đẹp toàn diện. Tuy được Nguyễn Dữ đánh giá khá khái quát qua một câu “ tư dung tốt đẹp”, nhưng cách diễn đạt ấy hàm súc đủ gợi ở người đọc những hình dung về nhan sắc mặn mà, đằm thắm của nàng.
Không chỉ có vẻ đẹp nhan sắc,Vũ Nương còn đẹp ở nhân cách,phẩm giá. Trong gia đình,Vũ Nương là người con hiếu thảo. Khi chồng chinh chiến xa nhà,Vũ Nương còn rất trẻ. Quan hệ mẹ chồng nàng dâu vốn phức tạp, lại khó dung hòa trong xã hội phong kiến nặng lề thói.Vậy mà Vũ Nương yêu thương, chăm sóc cho mẹ chồng không khác gì mẹ đẻ.
Mẹ Trương Sinh vì nhớ con mà phiền muộn,đau ốm. Vũ Nương lo cho mẹ cả về thể chất lẫn tinh thần. Nàng “hết sức thuốc thang”, “lễ bái thần phật”, “chăm sóc miếng cơm,miếng áo”. Có thể nói nàng đã làm rất tốt bổn phận của một người con hiếu thảo khi chăm lo chu toàn cho người mẹ chồng già yếu.
Khi mẹ mất, việc tang ma cũng được nàng lo chu toàn và hết lời thương xót..Như thế, nàng đối với mẹ chồng đâu chỉ bằng trách nhiệm mà còn bằng cả tình thương sâu sắc. Lời trăng trối của mẹ Trương Sinh trước khi mất “ xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ” đã gián tiếp khẳng định công lao,đức hạnh và phẩm chất hiếu thảo của Vũ Nương đối với mẹ chồng.
Vũ Nương còn là người rất đảm đang,tháo vát. Trương Sinh ra trận, gánh nặng gia đình đổ cả lên vai Vũ Nương. Nàng phải vừa làm vợ, làm mẹ, làm dâu,vừa phải gánh vác giang sơn của nhà chồng, không có chồng ở bên động viên, giúp đỡ cho dẫu chỉ là về mặt tinh thần.
Ba năm đằng đẵng, nàng sinh con, chăm con, nuôi mẹ, lo tang ma khi mẹ nằm xuống…Tất cả những việc lớn bé ấy đều do một tay nàng xoay xỏa, sắp đặt.
Đáng quý và nổi bật hơn tất cả đó là tình yêu dành cho chồng,tấm lòng thủy chung,son sắc và sự nhân hậu, vị tha.
Thương chồng nên về làm dâu, nàng cư xử nhường nhịn,giữ gìn khuôn phép để gia đình trong ấm ngoài êm. Trước lúc Trương Sinh ra trận, nàng không nghĩ đến những năm tháng khó khăn dằng dằng trước mắt, không bận lòng về trách nhiệm nặng nề phải gánh vác trên vai nay mai. Nàng chỉ một lòng lo lắng cho sự an nguy của chồng, nàng mong ước giản dị: “chằng đi chẳng mong đeo ấn phong hầu…chỉ mong ngày về mang theo hai chữ bình yên”. Với nàng, sự bình yên của chồng là quan trọng nhất, vinh hoa bổng lộc cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Thủy chung, tình nghĩa nên cách biệt ba năm nàng vẫn “ giữ gìn một tiết”. “ tô son điểm phấn đã từng nguôi lòng”, “ ngõ liễu tường hoa chưa từng bén gót”. Vũ Nương vẫn một mực trông chờ,ngóng đợi.
Nàng chỉ bóng mình trên tường để nguôi lòng cả nỗi nhớ cha của con, nỗi nhớ chồng của vợ.
Con người vị tha, nhân nghĩa ấy dù không còn trên cõi nhân gian vẫn như “ ngựa Hồ”, “chim Việt”hướng lòng về chồng con, gia đình, quê hương, xứ sở “ tôi tất phải tìm về có ngày”.
Không chỉ tình nghĩa với chồng con,quê hương, gia đình. Vũ Nương còn tình nghĩa với người mang công cứu mạng “ cảm ơn ân đức của Linh Phi đã thề sống chết không bỏ”.
Vị tha,nhân hậu nên với người chồng đa nghĩ, tàn nhẫn, Vũ Nương không một lời hờn trách, oán giận. Trước hành động vũ phu của người chồng, Vũ Nương chỉ khóc lóc, kêu oan. Dưới thủy cung,gặp Phan Lang, mới nghe nhắc đến Trương Sinh, tình cảm sầu thảm, nàng đã “ ứa nước mắt”. Đấy là giọt nước mắt tủi phận xong cũng là giọt nước mắt xót thương.
Khi Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang, nàng hiện về trên kiệu hoa “đa tạ tình chàng”. Sự trở về ấy, dù chỉ giây lát thôi cũng cho ta thấy Vũ Nương có tấm lòng vị tha biết mấy!
Mặt khác, tâm hồn Vũ Nương trong sáng trong danh dự. Nàng bị chồng kết tội hư thân đã hết lời thanh minh,giải thích.
Để chứng minh tấm lòng trong sạch của mình, nàng đã gieo thân xuống dòng Hoàng Giang để tỏ lòng.
Có thể thấy Nguyễn Dữ đặt Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ phẩm giá, tính cách: khi cuộc sống vợ chồng bình thường, khi chồng đi lính, khi bị chồng nghi oan…Nhưng tính cách Vũ Nương nhất quán, trước sau như một. Con người ấy dù chết,bản chất vẫn tốt đẹp. Với chồng là sự thủy chung, trong trắng; với mẹ chồng là hiếu thảo, tận tụy; với con là tình yêu thương nhất mực. Ở nàng ta thấy được sự kết hợp giữa vẻ đẹp hình tức và vẻ đẹp tâm hồn đúng như Nguyễn Dữ giới thiệu “ tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
Vũ Thị Thiết, người con gái Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt dep
Trong cuộc sống vợ chồng bình thường : chồng có tính đa nghi, nhưng nàng đã là một người vợ tốt, biết giữ đạo làm vợ, lúc nào cũng “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”.
Khi tiễn chồng đi lính, nàng rót rượu tiễn chồng và nói những lời mà ai nghe cũng “đều ứa hai hàng lệ”. Nàng không mong vinh hiển mà chỉ mong cho chồng được bình an trở về : “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm, trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Đó là mong ước hết sức bình thường của một người vợ, một người phụ nữ khao khát cuộc sống gia đình bình yên.
Khi xa chồng, Vũ Nương là người vợ thủy chung, yêu chồng tha thiếtNàng còn là người mẹ hiền, dâu thảo. Chồng đi chinh chiến xa xôi, một mình nàng vừa nuôi con nhỏ, vừa chăm sóc mẹ chồng. Cách chăm sóc của nàng thật cảm động. Mẹ già đau ốm,
Khi bị chồng nghi oan :
+ Nàng một mực phân trần để chồng hiểu rõ lòng mình. Nàng nói về thân phận mình : “Thiếp vốn con nhà kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”. Nàng nói về tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng thủy chung trong trắng của mình : “Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói”. Nàng cầu xin chồng đừng nghi oan : “Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”. Trong những lời nói ấy, Vũ Nương đã cố gắng tìm mọi cách để hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ.
Mọi cố gắng của Vũ Nương đều trở thành vô ích. Không thể giải được nỗi oan khuất, tất cả đã tan vỡ, nàng đau khổ tuyệt vọng tìm đến cái chết để bày tỏ tấm lòng trong trắng, mượn nước sông để rửa sạch tiếng nhơ oan ức. “Nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng :
- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”.
Lời than như một lời nguyền, xin thần sông chứng giám nỗi oan khuất và tiết sạch giá trong của nàng, của một “kẻ bạc mệnh” đầy đau khổ. Hành động tự trẫm mình của nàng là một hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự. Truyện cổ tích miêu tả việc tự tử của nàng như một hành động bột phát trong cơn tuyệt vọng : “Vũ Nương chạy một mạch ra bến Hoàng Giang đâm đầu xuống nước”. Trong tác phẩm của Nguyễn Dữ, hành động ấy có nỗi đau khổ tuyệt vọng nhưng cũng có sự tham gia của lí trí. Có thể thấy rõ điều đó qua chi tiết nàng “tắm gội chay sạch” trước khi quyên sinh, và lời nguyền của nàng rất rõ ràng, dứt khoát. Cái chết của Vũ Nương thể hiện nỗi đau khổ của nàng đã lên đến tột cùng.
Vũ Nương là một người phụ nữ xinh đẹp, thùy mị, nết na, hiền thục, lại đảm đang tháo vát, phụng dưỡng mẹ chồng rất mực hiếu thảo, một dạ thủy chung với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình. Nàng xứng đáng được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, thế nhưng lại phải chết một cách oan uổng, đau đớn. Câu chuyện về Vũ Nương đã thể hiện sâu sắc số phận bi kịch của người phụ nữ trong chế độ phụ quyền phong kiến đầy bất công.
Vũ Nương là Vũ Thị Thiết con gái quê ở Nam Xương , tính đã thùy mị , nết na lại thêm tư dung tốt đẹp . Khi mới lấy Trương sinh , nàng giữ gìn khuôn phép , không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa .-Khi tiễn chồng đi lính ,nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng bằng những lời đầm thấm ,thiết tha :"Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu ,mặc áo gấm trở về quê cũ , chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên , thế là đủ rồi ". - Khi chồng đi vắng ,nàng là người vợ thủy chung ,nhớ chồng da diết :" Mỗi khi thấy bươm bướm lượn đầy vườn ,mây che kín núi ,thì nỗi buồn góc bể chân trời , không thể nào ngăn được ". Không những thế ,nang còn là một nàng dâu hiếu thảo .Trong lúc chồng đi vắng ,một mình nàng vừa sinh nở ,nuôi con vừa phụng dưỡng mẹ chồng .Mẹ chồng ốm nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn .Mẹ chồng mất nàng hết lời thương xót ,phàm việc ma chay tế lễ , lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình ..Một phụ nữ đẹp như thế phải chịu nỗi oan khuất bắt đầu từ sự ghen tuông ngờ vực của chồng , chồng bế con đi thăm mẹ đã qua đời nghe con nói " có một người đàn ông ,đêm nào cũng đến ",chồng đa nghi và không có học vì thế mà bi kịch xảy ra .Chàng đinh ninh là vợ hư chàng la um lên cho đỡ giận và bỏ ngoài tai mọi điều phân trần của vợ , bỏ ngoài tai bênh vực của hàng xóm . Bị chồng mắng nhiếc và đuổi đi ,chị đã tìm cái chết một cách bình tĩnh " nàng tắm gội chay sạch , ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than " với thần sông , thần đất rồi gieo mình xuống sông rồi chết . Cái chết oan uổng đau đớn của người phụ nữ xinh đẹp và đức hạnh là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ , sự hồ đồ , vũ phu của một kẻ làm chồng " không có học" ,sau được giải oan nhưng đó chính là nỗi oan bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ .