Vợ chồng A Phủ - (Trích - Tô Hoài)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phương Thảo Nguyễn

Phân tích nhân vật a phủ trong truyện ngắn " Vợ chồng a phủ "

Thảo Phương
20 tháng 5 2017 lúc 17:05
* Mở bài: – Tô Hoài là nhà văn viết rất thành công về đề tài miền núi – Hoàn cảnh st của tp: Là kết quả của chuyến đi 8 tháng, Tô Hoài cùng với bộ đội giải phóng lên Tây Bắc…Tác phẩm được giải Nhất của Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954-1955. – Trong tác phẩm, tác giả đã khắc họa thành công nhân vật Mị. * Thân bài: 1/ Ngoại hình: Mị là một cô gái xinh đẹp. Ngoại hình của Mị không được miêu tả trực tiếp mà được gợi lên qua chi tiết “Trai làng đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị” -> Với ngoại hình ấy Mị xứng đáng được hưởng một cuộc sống hạnh phúc. 2/ Số phận: bất hạnh – Sinh ra trong một gia đình nghèo: cha mẹ lấy nhau không có tiền cưới, phải vay bạc nhà giàu đến khi mẹ Mị chết mà vẫn không trả được nợ, để rồi người ta bắt Mị về làm dâu gạt nợ. – Khi làm dâu nhà thống lí: Mị bị đầy ải về cả thể xác lẫn tinh thần: + Thể xác: Làm việc quần quật như trâu ngựa “ Tết đến thì giặt đay xe đay,……cài một bó tay ở cánh tay để tước thanh sợi”-> Mị như một công cụ lao động, bị thống lí Pá Tra bóc lột hết sức lao động. Mị còn bị đánh đập rất dã man: Đêm tình mùa xuân Mị đang chuẩn bị đi chơi thì nó đi đâu về. Thấy thế nó liền trói Mị vào cột “trói Mị bằng một thúng sợi ……..”. Không những thế, khi Mị ngồi bóp thuốc cho A Sử vì mệt quá nên đã ngủ thiếp đi vậy mà A Sử liền đạp vào mặt Mị. Trong những đêm đông trên núi cao dài và buồn Mị trở dậy thổi lửa hơ tay, có những đêm A Sử đi chơi về đã vô cớ đánh Mĩ ngã gục xuống cửa bếp -> Mị là nạn nhân của xã hội vô nhân đạo. Thằng A Sử – chồng Mị đã coi Mị như một nơi để thỏa mãn thú tính của mình. + Tinh thần: Về làm dâu nhà thống lí càng ngày Mị càng không nói “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” “Mị tưởng mình là con trâu con ngựa” -> với nghệ thuật so sánh vật hóa tác giả đã làm nổi bật thân phận vật của Mị. Câu văn “Ở lâu trong……” thật xót xa bởi nó cho thấy Mị bị đầy ải như thế nào khi ở nhà thống lí Căn buồng Mị ở “kín mít ……..” – là một thứ ngục thất giam hãm tinh thần của Mị, nó giết chết tuổi trẻ, tình yêu, tự do ở Mị. Ngồi trong căn buồng ấy Mị dường như mất hết ý niệm về thời gian, không gian, mất hết tri giác về cuộc sống. => Mị bị áp bức bóc lột về cả thể xác lẫn tinh thần. 3/ Phẩm chất: – Tài thổi sáo “Mị uốn chiếc ……” – Yêu tự do, trẻ trung yêu đời: Trước khi về làm dâu nhà thống lí, mùa xuân nào Mị cũng đi chơi, Mị cũng đã có người yêu. Mị đã xin cha đừng gả con cho nhà giàu – Mị biết lao động, chăm chỉ lao động và rất hiếu thảo: Mị sẵn sằng cuốc nương làm ngô trả nợ cho cha. Khi bị bắt làm dâu nhà thống lí Mị đã định ăn lá ngón tự tự nhưng vì thương cha nên Mị đã không chết. – Đặc biệt Mị là một cô gái có sức sống tiềm tàng: + Khi mới về làm dâu nhà thống lí: Máy tháng đêm nào Mị cũng khóc/ định ăn lá ngón tự tử + Trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài năm ấy: Phân tích sự hồi sinh tâm hồn của Mị: Sự tác động của ngoại cảnh Tiếng sáo tác động đến Mị nên tâm hồn của Mị dần dần được hồi sinh: tiếng sáo ở đầu núi, Mị thấy thiết tha bổi hổi, Mị nhẩm thầm theo bài hát của người đang thổi. Tiếng sáo đầu làng, Mị uống rượu ừng ực từng bát/ thấy nhớ quá khứ “ngày xưa Mị thổi sáo giỏi…..” / Mị ý thức được hiện tại, ý thức được quyền sống “Đã từ nãy Mị thấy …..Mị thấy mình còn trẻ……chỉ thấy nước mắt ứa ra. Tiếng sáo gọi bạn vẫn lơ lửng bay ngoài đường. Tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị thì Mị đã quấn lại tóc, lấy váy hoa…..A Sử trói Mị rất đau mà Mị vẫn không hề biết, sau đó cứ lúc mê lúc tỉnh lúc tình thì thấy mình không bằng con ngựa, lúc mê thì thấy nồng nàn tha thiết nhớ -> chứng tỏ sức sống, khao khát sống đã trỗi dậy mạnh mẽ trong Mị. + Trong đêm mùa đông: Lúc đầu Mị thản nhiên “A Phủ là cái xác chết …..hơ tay” -> nhìn thấy “dòng nước mắt bò xuống …..” thì Mị mới nghĩ đến tình cảnh của mình -> nhận ra chúng nó thật độc ác, thương A Phủ -> cắt dây trói cho A Phủ -> chạy theo A Phủ đến Phiềng Sa -> Hành động cắt dây trói chứng tỏ sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của nhân vật…. 4/ Đánh giá: – Nghệ thuật: + Khắc họa nv Mị tác giả đã sử dựng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Tâm lí nhân vật chủ yếu được thể hiện qua nội tâm. Tô Hoài đã diễn tả được những trạng thái tâm lí rất phức tạp, tinh tế của Mị. + Ngôn ngữ phong phú, sinh động + Chi tiết giàu sức gợi – Ý nghĩa của hình tượng nhân vật Mị: qua nv nhà văn thể hiện sâu sắc giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tp. Tô Hoài đã thể hiện niềm xót thương đối với những người lao động miền núi; đồng thời ca ngợi những phẩm chất của họ, nhà văn thể hiện niềm tin vào sức sống của người lao động là dù có bị áp bức như thế nào thì họ vẫn có sức sống vươn lên. Tác giả còn lên án bọn chúa đất miền núi độc ác, vô nhân tính,…
Chi Dương
20 tháng 5 2017 lúc 16:59
Dàn ý phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

1. Mở bài: Giới thiệu nhà văn Tô Hoài và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.

2. Thân bài: Phân tích nhân vật A Phủ cần có những ý chính sau.

Nửa đầu của truyện Vợ chồng A Phủ kể về quãng đời của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài, trong nhà thống lí Pá Tra. Ở phần này, A Phủ là nhân vật phụ, nhưng có tác dụng làm nổi bật hình tượng nhân vật chính là Mị và khắc họa rõ hơn chủ đề tác phẩm. A Phủ là nhân vật được miêu tả sóng đôi với Mị, góp thêm một thân phận người lao động nghèo vào bức tranh hiện thực của tác phẩm.

A Phủ mồ côi cả cha lẫn mẹ vì nhà bị chết dịch. Có người bắt A Phủ đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái. Tuy mới mười bốn, nhưng A Phủ gan bướng, trốn thoát lên núi, rồi lưu lạc đến Hồng Ngài. Lớn lên giữa núi rừng, A Phủ thành một chàng trai khỏe mạnh "chạy nhanh như ngựa", lao động giỏi, lại"săn bò tót rất thạo". Vì thế, A Phủ trở thành niềm mơ ước của bao cô gái. Họ bảo nhau: "Đứa nào được A Phủ cũng bằng có được con trâu tốt trong nhà". Tuy vậy, A Phủ suốt đời làm thuê làm mướn, nghèo đến nỗi không thể nào lấy được vợ và cũng không có nổi cả cái vòng bạc để đi chơi ngày Tết như bao chàng trai Hmông khác. Chính hoàn cảnh khắc nghiệt này đã góp phần tạo nên ở A Phủ tính cách gan góc, táo bạo và một sức sống mạnh mẽ. Hình ảnh A Phủ khiến người đọc nhớ tới những nhân vật chàng Mồ Côi, chàng Khó tràn đầy sức lực, lao động giỏi và giàu nghĩa khí trong văn học dân gian. A Phủ dám đối mặt với bọn con quan một cách thật hùng dũng và đầy tự tin. Anh sẵn sàng trừng trị kẻ đã phá cuộc vui của bạn bè mình. Cũng vì thế, A Phủ bị trói mang đến nhà Phá Tra để xử kiện. Cuộc xử kiện quái lạ này thực chất chỉ là một cuộc tra tấn dã man để cuối cùng A Phủ vô cớ phải trở thành người nô lệ gạt nợ cho nhà thống lí. Bằng ngòi bút miêu tả phong tục bậc thầy, Tô Hoài đã làm hiện rõ trước mắt người đọc một cuộc xử kiện sống động và giàu sức tố cáo, từ đó vạch trần cách áp bức dã man, trắn trợn kiểu trung cổ của bọn thống trị miền núi. Qua "làn khói thuốc phiện ngào ngạt tuôn ra các lỗ cửa sổ", cứ hút trong một đợt thuốc phiện Pá Tra lại ra lệnh, trai àng lại từng đợt, từng đợt thay nhau lạy tên thống lí lia lịa rồi xông vào đánh A Phủ. Còn người thanh niên khốn khổ này chỉ biết im lặng chịu đòn "suốt chiều, suốt đêm". Như vậy, tuy là một chàng trai tự do của núi rừng, A Phủ vẫn không thoát khỏi nanh vuốt của bọn chúa đất. Từ đây, anh bỗng vĩnh viễn trở thành con trâu, con ngựa, như một nô lệ cho nhà Pá Tra. Hơn nữa, cho đến cả đời con, đời cháu, bao giờ trả hết nợ mới thôi. Và nếu không gặp Mị, chắc chắn A Phủ đã phải chết một cách thê thảm tại nhà thống lí. Tinh thần phản kháng là cơ sở để sau này, khi gặp A Châu – người cán bộ của Đảng, A Phủ nhanh chóng giác ngộ cách mạng, tham gia du kích, tích cực đấu tranh để giải phóng mình và giải phóng quê hương.

3. Kết bài

Câu chuyện về A Phủ - người nô lệ gạt nợ đã bổ sung cho câu chuyện của Mị - người con dâu gạt nợ, để hoàn thiện bản án về tội ác của bọn chúa đất đối với những người lao động lương thiện ở miền núi trước Cách mạng, đồng thời cũng cho thấy sức sống mãnh liệt của họ.


Các câu hỏi tương tự
Sơn Vũ Xuân
Xem chi tiết
Võ Hà Kiều My
Xem chi tiết
TrầnThư
Xem chi tiết
TrầnThư
Xem chi tiết
Anh Đỗ
Xem chi tiết
Duyen Hien
Xem chi tiết
TrầnThư
Xem chi tiết
Cường Minh
Xem chi tiết