Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Gia Hân

Phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo trong những câu thơ sau:

a. " Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà"

( Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan)

b. " Dưới trăng quyên đã gọi hè,

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông"

(" Truyện Kiều" - Nguyễn Du)

Mọi người giúp mình với ạ! Đa tạ nhiều

Linh Phương
21 tháng 6 2017 lúc 13:47

a. Đây là 2 câu thơ nằm trong phần thực của bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

- Xét về cấu trúc câu thơ khá đặc biệt: ngược lại trật tự cú pháp thông thường. Lối đảo ngữ có tác dụng làm cho bộ phận vị ngữ được nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu sắc, cảnh vật được nhìn thấy từ xa, từ cao nhìn xuống trong 1 không gian rộng.

- Về từ láy "lom khom", "lác đác" gợi một ấn tượng bao trùm đó sự nhỏ bé và sự phân bố thưa thớt, .Thế giới con người được nữ sĩ phác họa làm nổi bật sự hoang vắng của cảnh Đèo Ngang trong thế kỉ XIX vào buổi chiều tà.

- Sử dụng phép đối : đối lời, đối ý, đối thanh. Câu thơ vừa có hình tượng, vừa có âm điệu trầm bổng....

b. Đây là hai câu thơ tuyệt hay trong " Truyện Kiều của Nguyễn Du".

- Mùa hè đã đến. Chim cuốc khắc khoải kêu suốt ngày, đêm. Chim quyên ( hay còn gọi là chim cuốc ) được nhân hóa "quyên gọi hè"; bước đi của thời gian như thêm phần thôi thúc giục giã.

- Câu thơ không chỉ mang âm thanh mà còn có cả sắc. Hình ảnh rất đẹp, rất độc đáo:

" Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông"

- "Lửa lựu" - hình ảnh ẩn dụ thần tình. Khóm lựu đầu tường đã trổ hoa rực rỡ như ngọn lửa. "Lập lòe" là hiện tượng nói về ánh sáng khi lóe ra, khi tắt đi. Trong màu xanh thẫm của lá, hoa lựu lập lòe khoe sắc.

- Từ láy " lập lòe" đi liền sau "lửa lựu", tạo nên hình tượng "lửa lựu lập lòe" đầy thú vị. Bốn phụ âm thứ 1 liên kết trong một mạch thơ tạo nên sự phong phú, vần điệu.

- Đại thi hào Nguyễn "lựu nở hoa" mà viết " đơm bông". Cách dùng từ rất tinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc. Cũng như chim quyên, hoa lựu là tín hiệu, là biểu tượng của mùa hè ở đồng quê Việt Nam.

Nguyễn Thiên Trang
21 tháng 6 2017 lúc 13:56

- Biện pháp nhân hóa: quyên đã gọi hè

-> âm thanh của chim cuốc khắc khoải gọi hè báo hiệu bước đi của thời gian.

- Biện pháp ẩn dụ: Lửa lựu

-> hoa lựu nở đỏ trông như những đốm lửa

Chơi chữ: điệp phụ âm “l” (lửa lựu lập lòe) kết hợp với cách sử dụng từ láy tượng hình “lập lòe”

-> gợi tả chính xác màu sắc, trạng thái lấp ló, lúc ẩn lúc hiện của bông hoa lựu đỏ trong tán lá dưới ánh trăng

-> Sự quan sát tinh tế, khả năng sử dụng ngôn ngữ và tài năng tả cảnh bậc thầy của ngòi bút Nguyễn Du đã lột tả được cái hồn của cảnh

-> Tất cả làm hiện lên một bức tranh mùa hè đẹp, sinh động nơi làng quê yên ả, thanh bình

Nguyễn Thiên Trang
21 tháng 6 2017 lúc 14:00

Đây là hai câu thơ tuyệt hay trong Truyện Kiều tả cảnh đầu hè:
“ Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông.”
Mùa hè đến. Chim quyên ( con quốc) khắc khoải kêu suốt ngày đêm ( dưới trăng). Chim quyên được nhân hoá “ quyên đã gọi hè”; bước đi của thời gian như thêm phần thôi thúc, giục dã. Câu thơ không chỉ có âm thanh mà còn có mầu sắc, hình ảnh rất đẹp, rất độc đáo:
“ Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông”.
Khóm lựu đầu tường đã trổ hoa rực rỡ như ngọn lửa. “ Lửa lựu” hình ảnh ẩn dụ thần tình. “ Lập loè” là hiện tượng nói về ánh sáng khi loé ra khi tắt đi. Trong màu xanh thẫm của lá, hoa lựu lập loè khoe sắc. Từ láy “ lập loè” đi liền sau “lửa lựu” tạo nên hình tượng “ lửa lựu lập loè” đầy thi vị. Bốn phụ âm “ l ”liên tiếp trong một mạch thơ tạo nên sự phóng túng vần điệu, đọc lên nghe rất thích. Thi hào Nguyễn Du không viết lựu nở hoa mà lại viết “đơm bông”. Cách dùng từ rất tinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc. Cũng như chim quyên, hoa lựu là tín hiệu, là biểu tượng mùa hè đồng quê Việt Nam.


Các câu hỏi tương tự
๖ۣۜNɦấт p̠h̠a̠n̠ツ
Xem chi tiết
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
Mẩy Vô Hại
Xem chi tiết
Cao Trần Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Hằng
Xem chi tiết
Tớ Thích Cậu
Xem chi tiết
Quỳnh Nguyễn
Xem chi tiết
Melanie Lin
Xem chi tiết
nguyen thi thanh tu
Xem chi tiết